Tiết kiệm là gì

tiet kiem la gi

Chúng ta thường được nghe các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan chuyên môn, các thông điệp liên quan đến việc sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, hoặc tài sản khác, nhưng chắc chắn, không quá nhiều người có thể định nghĩa được một cách chính xác khái niệm thế nào là tiết kiệm. Thông qua bài viết này, dưới lăng kính pháp lý, Chúng tôi xin gửi tới quý bạn đọc vấn đề tiết kiệm là gì? như sau.

Tiết kiệm là gì?

Tiết kiệm theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 được định nghĩa là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định.

Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.

Nguyên tắc cơ bản của việc thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí

– Tiết kiệm là một trong những nhiệm vụ thường xuyên từ các chủ trương, đường lối, cơ chế và chính sách cho đến tổ chức thực hiện gắn liền với kiểm tra, giám sát.

– Việc tiết kiệm cần phải căn cứ vào các định mức, tiêu chuẩn và chế độ nhất định, phù hợp với các điều kiện theo quy định của pháp luật.

– Tiết kiệm phải được thực hiện đồng thời với cải cách hành chính và bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không được ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các tổ chức, cơ quan khác.

– Cần phải được thực hiện thông qua việc phần cấp quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, giữa các ngành, cơ quan hay tổ chức khác nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời phải gắn liền với trách nhiệm của từng người đứng đầu hoặc trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, việ chức trong cơ quan, tổ chức để việc thực hành tiết kiệm được diễn ra hiệu quả, đúng chỉ tiêu.

– Cần đảm bảo sự công khai, minh bạch và dân chủ trong tiết kiệm; mặt khác, phải bảo đảm vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm.

Một vài lĩnh vực cần phải thực hành tiết kiệm theo quy định của pháp luật là Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013

Quy định về thực hành tiết kiệm được thực hiện trong một vài lĩnh vực sau:

– Thực hành tiết kiệm trong việc ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn và chế độ.

– Thực hành tiết kiện trong việc lập, thẩm định và phê duyệt, dự toán, quyết toán, quản lý và sử dụng hợp lý kinh phí Ngân sách nhà nước.

– Thực hành tiết kiệm trong việc mua sắm, sử dụng phương tiệc đi lại hoặc phương tiện, thiết bị làm việc của các cơ quan, tổ chức tại khu vực nhà nước.

– Thực hành tiết kiệm trong đầu tư xây dựng; quản lý sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng.

– Thực hành tiết kiệm trong việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên.

– Thực hành tiết kiệm trong việc tổ chức bộ máy nhà nước, đồng thời quản lý và sử dụng nguồn lao động hợp lý cùng thời gian lao động trong khu vực nhà nước.

– Tiết kiệm trong việc quản lý sử dụng nguồn vốn và tài sản của nhà nước tại các doanh nghiệp.

– Tiết kiệm trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh, tiêu dùng của nhân dân.

Chế tài xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng không tiết kiệm và lãng phí

Thứ nhất: Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật về việc thực hành tiết kiệm

– Có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp, cơ quan cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;

– Bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại theo quy định của pháp luật;

– Tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức không trực tiếp vi phạm nhưng để xảy ra lãng phí trong cơ quan, tổ chức, để xảy ra hành vi lãng phí của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ hoặc không xử lý hành vi lãng phí theo thẩm quyền thì bị xử lý như sau

– Có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;

– Tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra lãng phí trong cơ quan, tổ chức cấp dưới và trong cơ quan, tổ chức do cấp phó của mình trực tiếp phụ trách và bị xử lý như sau

– Có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;

– Tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Các hình thức tiết kiệm ngân hàng hiện nay

Hiện nay, các ngân hàng có nhiều hình thức tiết kiệm. Sau đây là một số hình thức tiết kiệm chính:

Tiết kiệm không kỳ hạn (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán) là hình thức tiết kiệm trong đó người gửi có thể rút toàn bộ số tiền bất cứ khi nào cần. Tuy nhiên lãi suất khá thấp, thường dưới 1%/năm.

Tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức tiết kiệm trong đó người gửi cam kết về thời gian tất toán khoản tiền. Lãi suất huy động chủ yếu phụ thuộc vào thời hạn và số tiền gửi ban đầu. Trường hợp bạn rút trước hạn, ngân hàng sẽ tính lãi suất theo khoản tiết kiệm không kỳ hạn.

Tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt là hình thức gửi tiền có kỳ hạn trong đó người gửi có thể rút một phần hoặc toàn bộ tiền gửi tại các thời điểm khác nhau. Số tiền lãi sẽ được tính dựa trên lãi suất và số tiền gốc thực tế gửi tại từng thời điểm rút tiền.

Tiết kiệm tích lũy (hằng tuần/ hằng tháng/ hằng quý/ hằng năm) là hình thức gửi tiết kiệm trong đó mỗi chu kì, người gửi sẽ thực hiện gửi thêm một số tiền nhất định vào tài khoản. Lãi suất nhận được tính theo số dư thực gửi và lãi suất thực tế. Thông thường, kỳ hạn khoản tiền gửi này tối thiểu 6 tháng, thậm chí lên tới 10 – 15 năm.

Tiết kiệm bậc thang là hình thức tiết kiệm mà lãi suất phụ thuộc vào số tiền gửi thực tế. Số tiền gốc gửi càng lớn thì lãi suất càng cao. Lãi suất này được xác định theo các mốc tiền nên tài khoản này được gọi là tiết kiệm bậc thang. 

tiet kiem la gi
tiết kiệm là gì

Gửi tiết kiệm 6 tháng ngân hàng nào cao nhất hiện nay?

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là một trong những ngân hàng có lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng cao nhất hiện nay. Lãi suất ngân hàng này luôn được đánh giá ở mức cạnh tranh nhất thị trường và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người gửi.

Ngoài cách gửi tiết kiệm ngay tại quầy truyền thống, VPBank giới thiệu cho quý khách hàng sản phẩm gửi tiết kiệm trực tuyến, với những tính năng ưu đãi vượt trội như:

Gửi tiết kiệm trực tuyến & KH có thể ra bất kỳ quầy giao dịch nào để in Xác nhận số dư có  dấu, chữ ký của ngân hàng

Khách hàng có thể dễ dàng chuyển giao quyền sở hữu sổ tiết kiệm trực tuyến trên VPBank NEO, dễ dàng, thực hiện nhanh chóng ngay tại nhà

Rút trước hạn 1 phần tiền gửi, số tiền còn lại được bảo toàn lãi suất như thỏa thuận ban đầu

Ngoài ra, thấu hiểu nỗi bận tâm của khách hàng trước những rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện gửi tiết kiệm trên kênh trực tuyến, từ tháng 12/2022 đến tháng 4/2023, VPBank triển khai chương trình ưu đãi tặng miễn phí Bảo hiểm giao dịch trực tuyến – hay còn gọi là Bảo hiểm an ninh mạng cá nhân với quyền lợi bảo hiểm lên đến 300 triệu đồng trong vòng 06 tháng. 

Theo đó, khách hàng sẽ được bồi thường cho những tổn thất tài chính của người được bảo hiểm phát sinh trực tiếp từ một sự kiện tấn công qua mạng thuộc phạm vi bảo hiểm, ví dụ: bị chiếm đoạt username/mật khẩu/OTP dẫn tới bị mất tiền trong tài khoản, sổ tiết kiệm

Người có đức tính tiết kiệm là người như thế nào?

Nguyên tắc cơ bản của việc thực hành tiết kiệm và chống lãng phí

Một số nguyên tắc trong việc thực hành tiết kiệm mà bạn có thể tham khảo và ứng dụng trong cuộc sống như: 

Tiết kiệm là một trong những nhiệm vụ thường xuyên từ các đường lối, chính sách, chủ trương cho đến tổ chức thực hiện gắn liền với giám sát, kiểm tra. 

Việc tiết kiệm cần phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, chế độ và định mức phù hợp với các điều kiện theo quy định pháp luật.

Phải đồng thời tiết kiệm và cải cách hành chính, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao mà không ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức khác.

Cần phải tiết kiệm thông qua việc phân cấp quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp chính quyền, cơ quan hay tổ chức khác nhau khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời phải gắn với trách nhiệm của người đứng đầu hoặc từng cán bộ, viên chức, công chức trong cơ quan để việc thực hành tiết kiệm được diễn ra đúng chỉ tiêu và hiệu quả. 

Cần đảm bảo sự minh bạch, công khai và dân chủ trong tiết kiệm; đảm bảo vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức và thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân khi thực hành tiết kiệm.

Một vài lĩnh vực cần phải thực hành tiết kiệm theo quy định của pháp luật

Một số lĩnh vực cần phải thực hành tiết kiệm theo quy định của pháp luật như sau: 

Tiết kiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân.

Tiết kiệm trong việc ban hành và thực hiện tiêu chuẩn, định mức và chế độ.

Thực hành tiết kiệm trong quản lý trụ sở làm việc, nhà ở công vụ; đầu tư xây dựng và công trình phúc lợi công cộng.

Tiết kiệm trong việc lập, thẩm định, dự toán, phê duyệt, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước một cách hợp lý. 

Thực hành tiết kiệm trong việc quản lý và sử dụng nguồn lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước hợp lý, đồng thời tổ chức bộ máy nhà nước. 

Tiết kiệm trong việc mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại hoặc thiết bị làm việc của các tổ chức, cơ quan tại khu vực nhà nước.

Thực hành tiết kiệm trong việc khai thác, quản lý và sử dụng tài nguyên.

Tiết kiệm trong việc quản lý sử dụng tài sản và nguồn vốn của nhà nước tại các công ty, doanh nghiệp.

Cách rèn luyện đức tính tiết kiệm 

Tiết kiệm là một đức tính tốt đẹp, giúp cải thiện đời sống cá nhân và xã hội ngày càng phát triển. Để rèn luyện cho bản thân thói quen tiết kiệm, bạn có thể tuân theo một số cách như sau:  

Xác định mục tiêu tiết kiệm cho bản thân, gia đình, chẳng hạn như mua nhà, mua xe, bảo hiểm,…

Tạo kế hoạch tiết kiệm chi tiết và hợp lý. 

Tạo nhật ký chi tiêu để biết bản thân có những khoản chi nào chưa phù hợp, từ đó điều chỉnh và cân bằng lại. 

Chọn sự chủ động. 

Tránh mua sắm những thứ không cần thiết. 

Tìm kiếm các cách tiết kiệm tài chính. 

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi tiết kiệm là gì? và một số vấn đề liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139