Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Việc đăng ký hoạt động kinh doanh không quá khó khăn đối với các ngành nghề kinh doanh thông thường, tuy nhiên đối với kinh doanh có điều kiện thì ngoài phải thực hiện các thủ tục đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh thì cần phải đáp ứng điều kiện nhất định theo luật định mới có thể đủ điều kiện đăng ký hợp pháp.

Chính vì lý do này, để giúp quý khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện trước khi tiến hành đăng ký kinh doanh, Luật Trần và Liên Danh xin giới thiệu danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Trước khi đi sâu vào Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Chúng tôi xin làm rõ khái niệm ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho Quý độc giả.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà chủ thể trước khi đi vào hoạt động kinh doanh phải hội tụ đầy đủ các yêu cầu cần thiết của một nganh nghề nhất định trong các lĩnh vực cụ thể như an ninh quốc phòng, y tế, văn hóa – du lịch, môi trường,…

Đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Thưa luật sư, Tôi đang dự kiến thành lập doanh nghiệp để đầu tư kinh doanh nhưng không biết pháp luật có quy định như thế nào về ngành nghề kinh doanh và các hạn chế, điều kiện liên quan đến đăng ký ngành nghề?

Kính mong công ty Luật tư vấn cụ thể. Chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Khi tiến hành thành lập doanh nghiệp, bạn nên tìm hiểu xem ngành nghề nào là có điều kiện hay bị cấm kinh doanh. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư thì bạn phải đáp ứng được những điều kiện đó mới có thể kinh doanh một cách hợp pháp. Bạn có thể tham khảo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam để lựa chọn ngành nghề phù hợp.

ngành nghề kinh doanh có điều kiện
ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Dưới đây là một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu về vốn pháp định (vốn điều lệ tối thiểu pháp luật quy định phải có khi đăng kí kinh doanh):

STT

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Mức vốn tối thiểu

1

Kinh doanh bất động sản

20 tỷ đồng

2

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

5 tỷ đồng

3

Cho thuê lại lao động

2 tỷ đồng

4

Kinh doanh dịch vụ kiểm toán

6 tỷ đồng

5

Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán

25 tỷ đồng

6

Sản xuất phim

200 triệu đồng

7

Bán lẻ theo phương thức đa cấp

10 tỷ đồng

8

Kinh doanh vận tải đa phương thức

80.000 SDR (đơn vị tính toán do Quỹ tiền tệ quốc tế quy định)

9

Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

30 tỷ đồng

10

Dịch vụ đòi nợ

2 tỷ đồng

11

Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ

5 tỷ đồng

12

Kinh doanh hoạt động mua bán nợ

100 tỷ đồng

13

Ngân hàng thương mại

3.000 tỷ đồng

Ngân hàng liên danh

Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài

Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng đầu tư

Ngân hàng hợp tác

14

Ngân hàng phát triển

5.000 tỷ đồng

Ngân hàng chính sách

15

Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

3.000 tỷ đồng

16

Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

0,1 tỷ đồng

17

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

15 triệu USD

18

Công ty tài chính

500 tỷ đồng

19

Công ty cho thuê tài chính

150 tỷ đồng

20

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe

600 tỷ đồng

21

Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí

800 tỷ đồng

22

Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí

1.000 tỷ đồng

23

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe

300 tỷ đồng/ 200 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

24

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh

350 tỷ đồng/ 250 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

25

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh

400 tỷ đồng/ 300 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

Cấp phép cho một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Xin chào luật sư. tôi hiện đang là sinh viên và đang làm 1 trang wed trên mã nguồn blogger. nội dung trang wed của tôi là chia sẻ video hài hước. hình ảnh hài, và những video trailer về phim. mọi người muốn bình luận, nhận xét đều được kiểm duyệt.

Vậy cho hỏi trang wed của tôi thuộc loại nào? cá nhân hay tồ chức?  Tôi có phải xin cấp phép không?

Cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định: Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp. Trang thông tin điện tử cá nhân không cần đăng ký xin cấp phép.

Tuy nhiên, theo thông tin mà bạn cung cấp, bạn muốn lập trang web chia sẻ các thông tin vi deo, hình ảnh, trailer về phim từ các bài tự viết và tin từ các trang web khác (có ghi rõ nguồn). Đây là trang web thông tin tổng hợp, bởi vậy bạn phải thực hiện thủ tục xin cấp phép hoạt động

Chúng tôi xin tư vấn cho bạn thủ tục xin cấp phép hoạt động cho trang tin điện tử tổng hợp như sau:

Điều kiện xin giấy phép trang tin điện tử tổng hợp (giấy phép ICP)

Phải là tổ chức hoặc doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, có ngành nghề kinh doanh hoặc chức năng phù hợp.

Đảm bảo trình độ kỹ thuật, nhân lực, chương trình quản lý phải tương thích với quy mô của tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện về việc cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử tuân thủ theo các quy định tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Người đăng ký chịu trách nhiệm quản lý trang thông tin điện tử tổng hợp phải thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Là người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp hoặc là người được người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp ủy quyền

+ Có quốc tịch Việt Nam và có địa chỉ thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam;

+ Trình độ đại học.

Trình tự xin giấy phép ICP

Doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:

– Chuẩn bị bộ hồ sơ hoàn chỉnh.

– Nộp hồ sơ đã được chuẩn bị để đăng ký xin cấp phép thành lập trang thông tin điện tử tổng hợp.

– Hồ sơ xin cấp phép giấy phép thành lập trang thông tin điện tử tổng hợp sẽ được tiếp nhận và thẩm định tại Sở Thông Tin và Truyền Thông các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung Ương sau đó chuyển cho Bộ Thông Tin và Truyền Thông xem xét rồi cấp phép. Trường hợp các doanh nghiệp có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội thì Sở Thông Tin và Truyền Thông sẽ trực tiếp nhận hồ sơ và cấp phép.

– Trong vòng 15 ngày tính từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ, Sở Thông Tin và Truyền Thông sẽ phản hồi cho đương đơn văn bản xác nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ hoặc yêu cầu phải bổ sung thêm các giấy tờ cần thiết khác để hoàn thành hồ sơ đăng ký cấp phép giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp.

Thành phần hồ sơ xin giấy phép ICP gồm:

– Doanh nghiệp phải có đơn đề nghị cấp phép thiết lập trang tin điện tử tổng hợp (theo mẫu quy định)

– Chuẩn bị bản sao được công chứng một trong những giấy tờ sau: Quyết định thành lập (đối với cơ quan, tổ chức), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhân đầu tư (áp dụng với đối tượng là doanh nghiệp), giấy phép hoạt động báo chí (áp dụng đối với cơ quan báo chí)

– Tờ khai lý lich của người đăng ký chịu trách nhiệm quản lý trang tin điện tử tổng hợp có xác nhận của người đứng đầu tổ chức hoặc cơ quan có thẩm quyền, có ảnh và dấu đóng giáp lai, kèm theo bằng tốt nghiệp đại học (cung cấp bản sao có công chứng).

– Đề án cung cấp dịch vụ trang thông tin điện tử tổng hợp.

– Giấy chứng nhận đăng ký tên miền: trường hợp sử dụng tên miền Việt Nam (có đuôi .vn) thì giá trị thời hạn sử dụng tối thiểu của tên miền tính tại thời điểm xin cấp phép phải là 6 tháng.

Nếu sử dụng tên miền quốc tế thì phải đảm bảo tên miền này được thông báo với Bộ Thông Tin và Truyền Thông theo quy định tại Thông tư 09/2008/TT-BTTTT do Bộ Thông Tin và Truyền Thông ban hành vào ngày 24 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về việc quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.

– Văn bản chứng minh có sự chấp thuận của tổ chức cung cấp tin để đảm bảo nguồn tin là hợp pháp.

Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài

– Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

– Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Điều kiện đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

– Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

– Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;

– Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;

– Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

– Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư

Cơ quan thụ lý đăng ký đầu tư ra nước ngoài:

Nhà đầu tư làm thủ tục đầu tư tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cụ thể tại Cục Đầu tư Nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư:

– Đối với các dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

– Đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ gồm:

+ Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

+ Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

+ Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;

+ Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này;

– Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Chính phủ quy định chi tiết thủ tục thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài; cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về ngành nghề kinh doanh có điều kiện hợp pháp được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ.

Không biết doanh nghiệp bạn đang kinh doanh ngành nghề gì? Nếu có bất cứ vướng mắc nào liên quan đến tư vấn của chúng tôi xin đừng ngần ngại liên hệ qua địa chỉ hotline, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn bất cứ lúc nào.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139