Hiện nay, để mở rộng thị trường kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức mở thêm địa điểm kinh doanh và thủ tục bắt buộc khi mở thêm địa điểm kinh doanh doanh nghiệp cần làm là thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh. Vậy Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh được thực hiện như thế nào? Để nắm rõ thêm về nội dung Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh mới nhất, hãy cùng Luật Trần và Liên danh tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể.
Địa điểm kinh doanh được thành lập nhằm những mục đích như sau:
+ Doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh ngoài trụ sở chính nhưng trong hoặc khác tỉnh, thành phố.
+ Muốn lập một đơn vị kinh doanh mới với thủ tục, hồ sơ đơn giản, không phức tạp, thời gian nhanh chóng.
+ Doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh nhưng không muốn phát sinh các thủ tục về thuế phức tạp như chi nhánh thì nên lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh.
Ưu điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh
– Địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện được phát sinh, thực hiện chức năng kinh doanh.
Khi doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh lại địa điểm kinh doanh thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở, không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, văn phòng đại diện.
– Nếu địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, ưu việt hơn chi nhánh là có thể phát sinh hoạt động kinh doanh nhưng toàn bộ hoạt động kinh doanh có thể kê khai chung với công ty mẹ mà không phải kê khai thuế riêng và nộp thuế riêng như hoạt động của chi nhánh.
– Nếu như văn phòng đại diện, chi nhánh phải khắc con dấu riêng thì doanh nghiệp không phải khắc con dấu riêng cho địa điểm kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh tiếng Anh là gì?
Địa điểm kinh doanh tiếng Anh là Business location
A place of business is a place where a business conducts specific business activities.
Tại sao phải thành lập địa điểm kinh doanh?
Một số ưu điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh có ưu thế hơn trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh so với văn phòng đại diện.
Có thể thành lập ở nhiều địa điểm khác nhau, không cần cùng tỉnh hoặc thành phố với công ty mẹ
Khi không có nhu cầu kinh doanh nữa thì thủ tục chấm dứt hoạt động gọn nhẹ và tiết kiệm thời gian
Địa điểm kinh doanh chỉ đóng thuế môn bài cho hoạt động kinh doanh của mình (mức thuế môn bài chỉ 1 triệu 1 năm cho một địa điểm kinh doanh, tính theo năm tài chính của doanh nghiệp).
Chủ thể nào có quyền thành lập địa điểm kinh doanh?
Theo pháp luật hiện hành thì tất cả các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đều có thể tiến hành thành lập địa điểm kinh doanh theo thủ tục luật định.
Một số lưu ý khi thực hiện Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh mới nhất theo pháp luật
Lưu ý về thực hiện thủ tục
Địa điểm kinh doanh chỉ được thành lập sau khi công ty được thành lập. Do đó, không thể song song thực hiện thủ tục thành lập công ty cùng thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.
Lưu ý về tên của địa điểm kinh doanh:
Theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều 20 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, tên của địa điểm kinh doanh được quy định như sau:
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên của địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Tên địa điểm kinh doanh không được đặt trùng, gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tên của tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp.
Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
Tên văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh,văn phòng đại diện.
Lưu ý về địa điểm thành lập địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh phải có trụ sở và trụ sở tuân theo quy định của pháp luật. Địa chỉ trụ sở của địa điểm kinh doanh không được là nhà tập thể, nhà chung cư.
Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với địa chỉ đăng ký trụ sở chính, nơi mà chưa có chi nhánh thay vì chỉ được lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.
Lưu ý về ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra của doanh nghiệp vì vậy ngành nghề kinh doanh tại địa điểm kinh doanh phải lấy từ ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Lưu ý về biển hiệu:
Khi làm biển hiệu thì tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh
Cách đặt tên địa điểm kinh doanh
Quy định về tên địa điểm kinh doanh được quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp/chi nhánh kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt cho địa điểm kinh doanh.
Địa chỉ đăng ký kinh doanh
Để được cấp Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp cần lưu ý 2 điều sau:
Địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh có thể khác với địa chỉ của trụ sở chính hoặc chi nhánh. Doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính hoặc chi nhánh chủ quản.
Địa chỉ đặt điểm kinh doanh không được là địa chỉ nhà chung cư hoặc căn hộ tập thể.
Ngoài ra, xét về góc độ kinh tế, thì doanh nghiệp cũng nên cân nhắc những yếu tố sau khi lựa chọn một nơi làm địa điểm kinh doanh, cụ thể:
Vị trí thuận lợi, dễ thấy, dễ tiếp cận khách hàng mục tiêu như mặt đường lớn, gần các khu trung tâm thương mại, mua sắm, khu dân cư, mặt tiền rộng rãi, có chỗ để xe…
Giao thông thuận tiện, đường 2 chiều dễ quay đầu, ít bị kẹt xe, ngập lụt…
Gần các nhà cung cấp: Đối với các doanh nghiệp kinh doanh bán thực phẩm, đồ dùng thiết yếu thì đặc biệt cần chú ý.
An ninh khu vực đảm bảo an toàn.
Ngành nghề của địa điểm kinh doanh
Do địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc hoàn toàn của công ty mẹ hoặc chi nhánh chủ quản nên ngành nghề của địa điểm kinh doanh phải được đăng ký hoạt động theo ngành nghề của công ty mẹ.
Tức là địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề công ty mẹ đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành nghề cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ.
5 lợi ích khi làm Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh mới nhất tại Luật Trần và Liên danh
Đội ngũ pháp lý chuyên nghiệp – tận tâm.
Hoàn thành thủ tục nhanh chóng – trọn gói – uy tín.
Doanh nghiệp không cần thực hiện bất kỳ thủ tục hành chính nào khác.
Không tốn thời gian đi lại nhiều lần.
Dịch vụ giao nhận miễn phí tận nơi.
Hồ sơ, Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh mới nhất
Quy trình Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh mới nhất như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh (ĐĐKD)
Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:
Thông báo lập địa điểm kinh doanh (do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký nếu ĐĐKD trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký nếu ĐĐKD trực thuộc chi nhánh).
Giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ.
Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo 2 cách sau:
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh.
Cách 2: Nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.
Bước 3: Nhận kết quả
Thời hạn giải quyết hồ sơ: 5-7 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ và nộp lại.
Bước 4: Đăng bố cáo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải thực hiện công bố về việc thành lập địa điểm kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.
Một số lưu ý về Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh mới nhất
Một doanh nghiệp có thể mở nhiều địa điểm địa kinh doanh của công ty hoặc địa điểm kinh doanh của chi nhánh trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh, thành phố.
Địa điểm kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ đóng lệ phí môn bài là 1.000.000đ/năm.
Treo biển hiệu tại địa điểm kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh. Trường hợp không treo biển hiệu doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính hoặc đóng mã số thuế.
Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu về dịch vụ sau thành lập địa điểm kinh doanh hoặc cần tư vấn chi tiết, doanh nghiệp hãy liên hệ Luật Trần và Liên danh để được hỗ trợ nhanh nhất, chính xác nhất.
Một số câu hỏi thường gặp về Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh mới nhất
Phí dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh tại Luật Trần và Liên danh là bao nhiêu?
Tổng chi phí dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh công ty trọn gói của Luật Trần và Liên danh là 1.000.000đ, đã bao gồm phí nhà nước và phí dịch vụ của Luật Trần và Liên danh.
Thời gian thành lập địa điểm kinh doanh?
Trong vòng 5-7 ngày làm việc, Luật Trần và Liên danh sẽ hoàn thành thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh và bàn giao giấy phép địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh có phải đóng thuế môn bài không?
Có. Lệ phí môn bài của địa điểm kinh doanh là 1.000.000đ/năm.
Công ty được thành lập tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh?
Công ty có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh trong cùng 1 tỉnh thành hoặc ở các tỉnh thành khác nhau mà không bị giới hạn số lượng.
Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?
Được. Doanh nghiệp có thể lựa chọn phạm vi thành lập của địa điểm kinh doanh (cùng tỉnh hoặc khác tỉnh) và phương thức hạch toán của địa điểm kinh doanh (hạch toán độc lập hay phụ thuộc, trừ một số ngành nghề đặc biệt).
Trên đây là bài viết tư vấn về Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh mới nhất của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.