CÁC HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

CÁC HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Các hình thức nhượng quyền thương mại là một trong những vấn đề mà các chủ thể tham gia vào nhượng quyền thương mại luôn được quan tâm. Với mục đích lựa chọn hình thức hợp lý cho mình. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp cho bạn những thắc mắc đó.

CÁC HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Nhượng quyền thương mại là gì?

Nhượng quyền thương mại là một trong các hình thức kinh doanh; mở rộng quy mô doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay.

Nhượng quyền thương mại có thể hiểu là hoạt động thương mại giữa đơn vị cụ thể. Trong đó, bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện được thỏa thuận trước.

Tuỳ theo tiêu chí phân loại mà chúng ta có thể phân chia hoạt động nhượng quyền thương mại theo nhiều hình thức khác nhau.

 Các hình thức nhượng quyền thương mại

Tiêu chí lãnh thổ

Theo tiêu chí lãnh thổ, các hình thức nhượng quyền thương mại chia làm 3 loại:

Nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam: Là hình thức mà chủ thương hiệu là các thương hiệu nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức nhượng quyền thương mại.

Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài: Là hình thức mà các thương hiệu Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bằng cách nhượng quyền.

Nhượng quyền trong nước: Là hình thức mà các chủ thương hiệu đầu tư trong nước bằng cách nhượng quyền.

Tiêu chí hoạt động kinh doanh

Các hình thức nhượng quyền thương mại theo tiêu chí hoạt động kinh doanh được chia thành các loại sau:

Hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm

Theo tiêu chí hoạt động kinh doanh thì nhượng quyền thương mại thành các hình thức mà bên nhận và nhượng quyền sẽ hoạt động. Các hình thức này bao gồm:

Nhượng quyền phân phối sản phẩm. Đây là hình thức mà người nhượng quyền cho phép người nhận quyền phân phối sản phẩm do mình sản xuất, dịch vụ của mình trong phạm vi khu vực và thời gian nhất định. Sử dụng thương hiệu, biểu tượng, tên nhãn hiệu, logo, slogan…

Điểm khác biệt của hình thức này là bên nhượng quyền sẽ không nhượng lại cách thức kinh doanh. Những ngành công nghiệp sử dụng hình thức nhượng quyền này có thể thấy là ngành sản xuất thức uống nhẹ, ngành công nghiệp ô tô và xe tải, phụ tùng ô tô, xăng dầu…

Hình thức nhượng quyền này trên thực tế không phổ biến như hình thức nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh.

Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh

Là hình thức chuyển nhượng phổ biến nhất; còn gọi là nhượng quyền kinh doanh hay nhượng quyền thương mại được đề cập trong Luật Việt Nam.

Đây là hình thức nhượng quyền thương mại chặt chẽ hơn hình thức trên. Trong đó, bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền; được phân phối sản phẩm dưới thương hiệu của người nhượng quyền.

Bên nhượng quyền còn chuyển giao kỹ thuật kinh doanh; công thức điều hành quản lý và huấn luyện nhân viên cho bên nhận nhượng quyền.

Theo tiêu chí phát triển hoạt động

Nhượng quyền thương mại độc quyền

Là hình thức mua nhượng quyền thương mại. Trong đó người mua được phép thực hiện nhượng quyền lại trong một khu vực, lãnh thổ cụ thể. Cam kết phát triển về số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng giai đoạn cụ thể với bên bán.

Người mua nhượng quyền thương mại có thể nhượng lại cho bên thứ ba dưới hình thức nhượng quyền thương mại phát triển khu vực hay nhượng quyền thương mại riêng lẻ.

Nếu người mua muốn mở thêm đơn vị nhượng quyền mới. Phải ký thêm hợp đồng mới với nội dung tương tự với bên bán. Theo hình thức này, người mua không được phép nhượng quyền lại. Với hình thức này, bên mua thương hiệu phải chủ động tìm kiếm khách hàng, phát triển thương hiệu trong khu vực của

Nhượng quyền thương mại vùng

Nhượng quyền thương mại vùng là một trong các hình thức nhượng quyền thương mại khá là phức tạp.

Đây là nhượng quyền mà người mua nhượng quyền thương hiệu vùng sẽ nhận nhượng quyền từ người chủ thương hiệu hoặc người mua master franchise để bán lại cho các người mua nhượng quyền thương mại nhỏ lẻ trong vùng mà mình mua với những quy định theo thỏa thuận với công ty nhượng quyền.

Hình thức này giống như trung gian của master franchise và single-unit franchise. Điểm khác biệt của hình thức này với hình thức master franchise là chỉ có thể nhượng quyền lại cho các single-unit franchise chứ không được mở các cửa hiệu kinh doanh thương hiệu của mình.

Nhượng quyền thương mại phát triển khu vực 

Một trong các hình thức nhượng quyền thương mại khác là hình thức nhượng quyền thương mại phát triển khu vực. Hình thức này người bán được độc quyền mở ra nhiều đơn vị kinh doanh (số lượng theo cam kết với bên bán) tại một khu vực; lãnh thổ nhất định và theo thời gian cụ thể.

Người mua trong trường hợp này không được phép nhượng quyền lại. Họ sẽ phải cam kết mở bao nhiêu của hàng nhượng quyền thương mại trong thời gian nhất định.

Nếu họ muốn bán nhượng quyền thương mại lại cho bên thứ ba; Họ phải mua theo hình thức master franchise. Người mua franchise phải trả một khoản phí lớn; có thể độc quyền mở các của hiệu nhượng quyền trong một khu vực; thời gian nhất định

Nhượng quyền thương mại riêng lẻ

Trong các hình thức nhượng quyền thương mạo thì hình thức nhượng quyền thương mại riêng lẻ là một hình thức khá phổ biến.

Người mua ký hợp đồng trực tiếp với người bán (là chủ chính hoặc master franchise) để mở ra một đơn vị kinh doanh theo hệ thống nhượng quyền của bên bán; tại một địa điểm nhất định và trong một thời gian cụ thể.

Sau thời gian này, hợp đồng có thể được gia hạn; người mua franchise phải trả thêm một khoản phí. Người mua franchise theo hình thức này không thể nhượng lại cho bên thứ ba; hay tự ý mở thêm cửa hiệu kinh doanh cùng thương hiệu.

Vì thế, người mua nhượng quyền lẻ thường chỉ có thể mua được qua các master franchise (đối với thương hiệu nổi tiếng) hay các chủ thương hiệu nhỏ.

Trên đây là bài viết về các mô hình nhượng quyền thương mại. Nếu có vấn đề cần tư vấn hỗ trợ về dịch vụ pháp luật. Bạn vui lòng liên hệ với Công ty Luật Trần và Liên danh theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật TNHH Trần và Liên Danh

Điện thoại: 024-6292- 6678

Di Động: 0969-078- 234

Email: lienhe@luatsutran.vn

Website: luatsutran.vn

Địa chỉ: Phòng 11.11, Tòa nhà C37 Bộ Công An, 17 phố Tố Hữu, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nội dung trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất. Vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139