Tác phẩm văn học, nghệ thuật là gì? Tác giả có tác phẩm văn học, nghệ thuật được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh phải đáp ứng các điều kiện gì? tác phẩm nghệ thuật là gì?
Tác phẩm là gì ? Có các loại tác phẩm nào ?
Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là sản phẩm trí tuệ do tác giả trực tiếp sáng tạo ra dưới một hình thức vật chất nhất định. Những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được bảo hộ theo Công ước BERNE rất rộng, bao gồm không những tác phẩm viết mà còn là tác phẩm đổ họa, kiến trúc và các bản vẽ kỹ thuật.
Tác phẩm hư cấu: Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, thơ, trường ca, kịch bản, bản nhạc;
Tác phẩm sáng tạo từ cuộc sống hiện thực: Bút ký, ký sự, tùy bút, hồi ký, công trình nghiên cứu văn hóa, báo in, báo nói, báo hình bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài, công trình khoa học, sách giáo khoa, giáo trình thuộc các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, huấn luyện;
Tác phẩm tái sinh (được sáng tạo từ một tác phẩm gốc): Tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển;
Tác phẩm sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác được trình diễn trên sân khấu:Vở diễn, ca nhạc, múa, xiếc, rối và các hình thức tương tự;
Tác phẩm điện ảnh,video có hoặc không có âm thanh kèm theo;
Tác phẩm phát thanh, truyền hìnhđược tạo ra để truyền đến công chúng qua sóng điện tử;
Tác phẩm kiến trúclà các bản vẽ thiết kế thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian đã hoặc chưa xây dựng;
Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng(hội họa, họa đó, điều khắc, mỹ thuật ứng dụng hoặc các hình thức tương tự);
Tác phẩm nhiếp ảnh(tác phẩm thể hiện hình ảnh của vật thể khách quan trên vật liệu bắt sáng);
Các bức đồ họa bản vẽ, sơ đồ, bản đồ có liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
Phần mềm máy tính(chương trình máy tính, tài liệu mô tả chương trình, tài liệu hỗ trợ, cơ sở dữ liệu).
Các tác phẩm được pháp luật Việt Nam bảo hộ
Pháp luật Việt Nam bảo hộ những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng của tác phẩm. Các đối tượng được bảo hộ theo quy định riêng của pháp luật như các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của các văn bản đó, tin tức thời sự thuần túy đưa tin. Các tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam bao gồm:
– Tác phẩm của tác giả là công dân Việt Nam;
– Tác phẩm thuộc sở hữu của công dân, pháp nhân, tổ chức Việt Nam;
– Tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;
– Tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam;
– Tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Việc phân loại các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật được bảo hộ là cần thiết. Vì những tác phẩm nào là tác phẩm văn học, tác phẩm nào thuộc về tác phẩm nghệ thuật và tác phẩm nào là tác phẩm báo chí, công trình khoa học cần phải được quy định rõ. Do tính chất của các loại hình tác phẩm có những đặc điểm khác nhau, sự ổn định cũng khác nhau và có những tác phẩm chứa đựng đặc điểm của công nghệ hoặc có liên quan đến công nghệ, như tác phẩm báo trực tuyến, phần mềm máy tính, tác phẩm mãy thuật ứng dụng.
Những đặc điểm của công nghệ kỹ thuật số và sự tác động của nó liên quan đến khách thể của quyền tác giả như việc sao chép các tác phẩm dễ dàng và phổ biến trên phạm vi rộng ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tính toàn vẹn về nội dung tác phẩm.
Trong trường hợp tác phẩm văn học, nghệ thuật được chuyển thành dạng số, nó có nhiều nguy cơ bị sao chép với những chi phí thấp và chất lượng không hề giảm sút. Việc sao chép mang tính bắc cầu theo dây chuyền. Theo tính chất dây chuyền đó, một bản sao chép từ một tác phẩm dưới dạng số sẽ đáp ứng cho vô số người có nhu cầu sử dụng tác phẩm. Do công dụng thuận tiện và kinh tế của kỹ thuật số thì ngoài việc sao chép chủ định của người sử dụng, kỹ thuật số còn tạo ra sự sao chép ngẫu nhiên ở diện rộng.
Do đặc tính thường xuyên của công nghệ số, những hoạt động sao chép cứng và việc truyền dẫn tín hiệu tương tự nhất thiết kéo theo việc sao chép ngẫu nhiên tạm thời. Ví dụ: “Trình duyệt” một văn bản điện tử yêu cầu ít nhất là văn bản đó phải được sao chép tạm thời trong bộ nhớ RAM của máy tính đang trình duyệt. Đối với các chương trình máy tính, những bản sao chép như vậy liên quan đến quyền sao chép. Theo quy trình này, việc truyền phát các tác phẩm dưới dạng số qua các mạng cũng kéo theo việc sao chép tạm thời.
Tác phẩm được sao chép trong bộ nhố của máy gửi trước khi nó được chia thành các gói thông tin dưới dạng nhị phân và được truyền phát trên mạng. Do sự tiến bộ trong công nghệ số đã tạo ra những thuận lợi nhưng lại chi phí ít cho việc sao chép và truyền bá các tác phẩm được tiến hành nhanh chóng, do vậy cần thiết phải xem xét để điều chỉnh việc bảo hộ và sử dụng tác phẩm thông qua công nghệ số.
Những loại hình tác phẩm được bảo hộ thì quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh vào thời điểm tác phẩm sáng tạo được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định mà không phân biệt tác phẩm đã được công bố hoặc chưa được công bố, đã đăng ký hoặc chưa đăng ký bảo hộ.
Việc công bố, phổ biến tác phẩm theo quy định của pháp luật Việt Nam rất đa dạng và được thể hiện ở những cách thức trực tiếp hoặc thông qua những phương tiện vật chất hay kỹ thuật khác nhau, bằng cách trình bày tác phẩm trước công chúng dưới dạng thuyết trình, biểu diễn, trưng bày, xuất bản, phát thanh, truyền hình và dưới các hình thức công bố khác.
Tác phẩm được bảo hộ phải là bản gốc. Bản gốc tác phẩm là bản đầu tiên của tác phẩm do tác giả sáng tạo ra. Pháp luật về quyền tác giả ở Việt Nam không quy định tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học phải có tính mới như pháp luật của một số nước đã quy định. Công ước Berne cũng không quy định rõ quyền tác giả chỉ chỉ được bảo hộ đối với tác phẩm có tính mới.
Nội dung của Công ước này chỉ quy định rằng các tác phẩm dịch thuật, phóng tác, phổ nhạc và một số sửa đổi khác đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật sẽ được bảo hộ như một tác phẩm mới (Điều 14.1 bis). Nhưng tính mới của tác phẩm lại được nhìn nhận theo quan điểm của những trường phái luật học khác nhau. Theo quan điểm của pháp luật Hoa Kỳ, yêu cầu tính mới được giải thích với ý nghĩa tác phẩm là kết quả sáng tạo của tác giả.
Tiêu chí so sánh tính mới của tác phẩm văn học, nghệ thuật có tính sáng tạo hơn là quyền sách trắng niên giám điện thoại, nội dung của cuốn niên giám chỉ là sự liệt kê theo thứ tự chữ cái các số điện thoại mà không phải là sự liệt kê có lựa chọn, có sáng tạo. Luật Bản quyền của Cộng hòa Liên bang Đức yêu cầu tính mới của tác phẩm được thể hiện ô chỗ tác phẩm đó phải là một sáng tạo trí tuệ mang dấu ấn cá nhân. Theo pháp luật của Nhật Bản: Tác phẩm là một sản phẩm trong đó trí tuệ và tình cảm được diễn tả một cách sáng tạo và thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và âm nhạc.
Ở Việt Nam pháp luật không quy định tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học phải có tính mới và không có khái niệm “tính mới”. Trong tác phẩm được bảo hộ về mặt pháp luật. Pháp luật Việt Nam quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ là bản gốc, đã loại trừ có tính hiệu quả tình trạng sao chép nội dung tác phẩm của người khác.
1) Thể loại tác phẩm viết bao gồm: Tác phẩm văn xuôi, tác phẩm nhạc, thơ, kịch bản sân khấu, điện ảnh, truyện tranh, từ điển, sách tra cứu, tác phẩm nghiên cứu lý luận về chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học – công nghệ, kỹ thuật, công trình khoa học, tác phẩm phổ biến kiến thức về chính trị, văn hóa, xã hội – giáo dục, khoa học – công nghệ, kỹ thuật;
Giáo trình đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, tác phẩm giảng dạy phương pháp cho giáo viên và phụ huynh;
Sách bài tập, bài học, sách vở bài tập, sách cho giáo viên, sách chương trình mục tiêu, sách giáo trình cao đẳng sư phạm, sách tham khảo phổ thông theo chương trình sách giáo khoa;
2) Loại tác phẩm thứ hai gồm: Tác phẩm phóng tác, tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyển thể, tác phẩm biên soạn, tác phẩm chú giải, tác phẩm tuyển tập, tác phẩm hợp tuyển;
3) Tác phẩm dịch: Tác phẩm dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài, từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (trừ truyện tranh theo nhóm I), từ tiếng Việt sang các tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tác phẩm dịch từ tiếng dân tộc thiểu số này sang tiếng dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam;
4) Các tác phẩm được ghi trên đĩa CD-ROM;
5) Bản đồ;
6) Tác phẩm ghi băng âm thanh, đĩa ầm thanh, băng hình, đĩa hình.
Nhưng theo quy định tại Điều 2.8 Công ước Berne thì các tin tức và dữ liệu hỗn hợp không được hưởng quy chế bảo hộ. Công ước này không bảo hộ các tin tức hàng ngày hoặc các dữ liệu tổng hợp mang tính chất thông tin báo chí.
ở Việt Nam, những tin tức thời sự thuần túy đưa tin không thuộc các loại hình tác phẩm được bảo hộ. Như vậy, cần thiết phải làm rõ như thế nào là tác phẩm báo chí và tác phẩm báo chí có sự khác biệt nào so với những tin tức thời sự thuần túy đưa tin không? Đặc điểm tác phẩm báo chí có sự sáng tạo của tác giả không? Sự sáng tạo của tác phẩm báo chí đạt ở mức độ nào?
Điều 1 Luật Báo chí quy định:
“Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà ntíâc, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân”.
Căn cứ vào quy định trên, báo chí ở nước ta “là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội”. Nếu xét theo nghĩa đích thực của báo chí thì báo chí chỉ là phương tiện truyền tin mang tính chất thời sự và đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội về mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, giáo dục, y tế, thương mại. Báo chí phục vụ mọi tầng lớp nhân dân trên phạm vi toàn xã hội và phục vụ cho những người có nhu cầu tìm hiểu mọi mặt về Việt Nam ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Tác phẩm báo chí trong thời đại ngày nay, thời đại mà ở đó khoa học và công nghệ được áp dụng phổ biến, tiện dụng trong phạm vi rộng và những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến đó cũng được áp dụng vào lĩnh vực báo chí. Theo đó loại hình báo chí cũng được mở rộng dưới nhiểu hình thức truyền tin ngày một phong phú hơn. Các loại báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử (báo được thể hiện trên mạng thông tin máy tính) đã không còn là những hình thức thông tin xa lạ ở Việt Nam và trên thế giới. Tác phẩm báo chí ở Việt Nam được bảo hộ theo pháp luật về quyền tác giả.
Tuy nhiên, không phải mọi sản phẩm báo chí đều được bảo hộ theo pháp luật về quyền tác giả. Đó là những tin tức thời sự thuần túy, những tin tức phản ánh một sự kiện, một sự vật phát sinh trong đời sống xã hội trong một ngày, một tháng hoặc một năm và thông tin đó chỉ có giá trị tồn tại trong khoảng thời gian nhất định thì không được bảo hộ theo pháp luật về quyền tác giả.
Người đưa những thông tin đó không phải hoạt động tư duy nhằm sáng tạo ra một tác phẩm mà chỉ tư duy để nhằm mục đích đưa tin liên quan đến một sự kiện khách quan nào đó cho người nghe, người xem biết được sự kiện đó (đặc điểm thông báo thuần túy khách quan chưa đựng trong một bản tin thời sự). Tính sáng tạo của người đưa tin chỉ bộc lộ trong hình thức đưa tin mà không cần thể hiện trong nội dung của tin.
Vì nội dung của tin tức, thời sự đã hiển nhiên như vậy. Tin tức thời sự phản ánh hiện thực khách quan và yếu tố hưu cấu không thể thực hiện được trong nội dung của bản tin, do vậy tin tức thời sự được bảo hộ theo quy chế riêng của pháp luật. Nếu xét theo đặc điểm của tác phẩm và hình thức của tác phẩm thì tác phẩm báo chí gồm có báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử (báo thực hiện trên mạng thông tin máy tính).
– Báo in được thể hiện dưới các dạng: Báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn.
– Báo nói được thể hiện ở chương trình phát thanh vô tuyến và hữu tuyến.
– Báo hình được thể hiện rõ trong chương trình truyền hình.
– Báo điện tử được thể hiện trên mạng thôn tin máy tính.
Trong tất cả các loại hình báo chí nói trên, loại hình báo chí này có đặc điểm của loai hình báo chí kia. Việc phân loại trên được dựa trên cơ sở những đặc điểm nổi trội của từng loại báo chí có tính chất đặc thù. Báo in, thông tin mà báo chuyển tải thông qua hình thức in để cung cấp cho người đọc có nhu cầu. Hình thức báo in là hình thức được áp dụng rộng rãi nhất khi chưa có hình thức báo hình, chương trình phát thanh. Báo nói được thể hiện dưới dạng phát thanh không kèm theo hình ảnh và ngôn ngữ truyền tin. Báo hình là hình tức dùng hình ảnh đưa tin, ngôn ngữ mang tính chất minh họa.
Báo điện tử được thể hiện thông qua phương tiện máy tính và có hình ảnh kèm theo ngôn ngữ truyền tin. Như vậy, tác phẩm báo chí xét theo đặc điểm và tính chất cũng như hình thức thể hiện còn bao gồm tác phẩm phát thanh, truyền hình. Trong tất cả loại hình báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử có những nội dung thuộc tin tức thời sự thuần túy đưa tin và có những tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, mỹ thuật, sân khấu điện ảnh.
Xét theo thuộc tính của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thì cho dù tác phẩm đó được truyền tải theo hình thức báo in, báo nói, báo hình hay báo điện tử thì bản chất văn học, nghệ thuật, khoa học vốn có của tác phẩm do tác giả sáng tạo ra không thể biến thành tác phẩm báo chí được. Ngược lại, một bản tin thời sự về hoạt động vãn học, nghệ thuật cụ thể nào đó được in trên tạp chí văn học, nghệ thuật không vì thế mà bản tin đó được coi là tác phẩm văn học, nghệ thuật. Bản chất tác phẩm không thay đổi theo phương tiện truyền tin thuộc lĩnh vực hoạt động báo chí. Tác phẩm báo chí có yếu tố sáng tạo của tác giả thì tác phẩm đó được bảo hộ. Thể loại báo chí này thưởng được biểu hiện qua các hình thức phóng sự, ghi chép, ghi nhanh, phóng sự điều ưa.
Những tíêu chí để đánh giá một tác phẩm báo chí khác biệt so với một tác phẩm văn học, nghệ thuật không thể dựa trên các phương tiện thể hiện, phương tiện truyền tin để xác định mà phải căn cứ vào những tiêu chuẩn sáng tạo ra tác phẩm của tác giả để xác định.
Một bức ảnh nghệ thuật luôn là bức ảnh nghệ thuật cho dù nó được thông tin ở loại hình báo chí nào. Những thông tin về bức ảnh đó được thể hiện ưên báo chỉ thuần túy là đưa tin còn quyền tác giả của bức ảnh nghệ thuật đó được bảo hộ. Cũng tương tự như vậy, một tác phẩm văn học, nghệ thuật, được đăng ưên tờ báo “Tuần tin tức” hay một tờ báo đưa tin vào buổi chiều, không thể coi tác phẩm đó là tác phẩm báo chí.
Việc xác định một tác phẩm thuộc về báo chí hay thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học không thể căn cứ vào loại hình báo chí hay vật chứa đựng nội dung của tác phẩm để xác định tác phẩm đó là tác phẩm báo chí hoặc tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Một tác phẩm thuộc về báo chí hoặc một tác phẩm thuộc loại hình văn học, nghệ thuật được xác định dựa trên tính sáng tạo của tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, công trình mà không thể dựa trên phương tiện chứa nó, truyền tải nó đến người đọc, người xem, người nghe, người nhận được nội dung tác phẩm thông qua phương tiện kỹ thuật.
Như vậy tác phẩm báo chí cũng là thành quả của lao động sáng tạo, người tạo ra tác phẩm báo chí đó là tác giả của sản phẩm trí tuệ. Tác phẩm báo chí hay tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học theo thuộc tính của nó không phụ thuộc vào phương tiện vật chất, kỹ thuật và hình thức chứa nó, truyền tải nó đến tác giả, thính giả. Tác giả sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và tác phẩm báo chí có quyền tác giả được bảo hộ theo pháp luật.
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi tác phẩm nghệ thuật là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.