Để lựa chọn các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá tại Cao Bằng phù hợp, thẩm định viên phải căn cứ vào: Mục đích; Đặc điểm của loại tài sản thẩm định giá; Mức độ sẵn có, độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu thập trên thị trường. Một tài sản có thể nhiều cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá khác nhau. Mỗi phương pháp thẩm định cho ra một mức giá chỉ dẫn (phương pháp thu nhập, phương pháp chi phí), hoặc nhiều mức giá chỉ dẫn (phương pháp so sánh giá bán). Các mức giá chỉ dẫn sẽ được thẩm định viên xem xét, phân tích, thống nhất bằng cách gán tỷ trọng/quyền số hợp lý để tìm ra một mức giá ước tính cuối cùng của tài sản cần thẩm định.
Để được hành nghề thẩm định giá thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Người hành nghề thẩm định giá được gọi là Thẩm định viên về giá. Khoản 1 Điều 35 Luật Giá 2012 có quy định: Thẩm định viên về giá hành nghề là người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 của Luật này đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá.
Theo như quy định này thì Thẩm định viên về giá muốn hành nghề thì phải đạt tiêu chuẩn quy định và phải đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá. Như vậy, Thẩm định viên về giá muốn hành nghề thì phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Điều 34 Luật Giá 2012 có quy định tiêu chuẩn của Thẩm định viên về giá, được quy định chi tiết tại Điều 7 Nghị định 89/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Có năng lực hành vi dân sự.
– Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
– Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: Kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
– Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 (ba mươi sáu) tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại Khoản 3 Điều này.
– Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau: Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá; Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ngành kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.
– Có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp.
Một trong những tiêu chuẩn đó là phải có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp. Công dân Việt Nam đăng ký dự thi Thẩm định viên về giá để được cấp Thẻ thẩm định viên về giá phải có đủ các điều kiện sau:
– Có năng lực hành vi dân sự, có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, liêm khiết, trung thực, khách quan và có ý thức chấp hành pháp luật.
– Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá, kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
– Có thời gian công tác thực tế từ 36 tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học đến ngày cuối của hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi theo chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này.
– Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá còn thời hạn do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau: a) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá; b) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.
– Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ và phí dự thi theo quy định.
Đối chiếu tiêu chuẩn Thẩm định viên về giá và điều kiện dự thi để cấp Thẻ thẩm định viên về giá thì chúng ta có thể hiểu rằng một người khi có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp là đã đáp ứng tiêu chuẩn của một Thẩm định viên về giá.
Để được cấp Thẻ thẩm định viên về giá, người dự thi phải thi đủ 6 môn thi gồm: 05 môn chuyên ngành: Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực giá và thẩm định giá; Nguyên lý hình thành giá cả thị trường và nguyên lý căn bản về thẩm định giá; Thẩm định giá bất động sản; Thẩm định giá máy, thiết bị; Thẩm định giá doanh nghiệp. Và môn Ngoại ngữ: tiếng Anh (trình độ C).
Mỗi môn thi phải đạt từ 5 (năm) điểm trở lên chấm theo thang điểm 10 (mười) hoặc từ 50 (năm mươi) điểm trở lên chấm theo thang điểm 100 (một trăm).
Thí sinh đủ điều kiện cấp Thẻ nêu trên sẽ được Hội đồng thi trình Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.
Như vậy, từ các quy định trên để hành nghề thẩm định giá thì một người phải có Thẻ thẩm định viên về giá và phải đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá.
Doanh nghiệp thẩm định giá là doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp. Doanh nghiệp này chỉ được phép hoạt động khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá do Bộ Tài Chính cấp theo quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá.
Theo Điều 34 Luật giá 2012 để được cấp thẻ thẩm định viên về giá hành nghề trong lĩnh vực giá thì tiêu chuẩn thẩm định viên về giá phải có các điều kiện sau:
(1). Có năng lực hành vi dân sự.
(2). Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
(3). Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: Kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
(4). Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 (ba mươi sáu) tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại Khoản 3 Điều này.
(5). Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau:
a) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá;
b) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ngành kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.
(6). Có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp.
Thẻ thẩm định viên về giá
Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện dự thi theo quy định của Bộ Tài chính và đạt các yêu cầu của kỳ thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính tổ chức thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.
Người có chứng chỉ hành nghề thẩm định giá của nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, có đủ các tiêu chuẩn thẩm định viên về giá và đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do Bộ Tài chính quy định thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.
Điều kiện hành nghề thẩm định viên về giá
Theo Điều 35 Luật giá 2012 điều kiện Thẩm định viên về giá hành nghề gồm
(1). Thẩm định viên về giá hành nghề là người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 của Luật Giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá.
(2). Quyền và nghĩa vụ của Thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá được quy định tại Điều 37 của Luật Giá.
Báo cáo thẩm định giá tại Cao Bằng, Chứng thư, Hồ sơ thẩm định giá
Báo cáo kết quả thẩm định giá
Báo cáo kết quả thẩm định giá (sau đây gọi là Báo cáo) phải thể hiện thông tin đúng theo thực tế, mang tính mô tả và dựa trên bằng chứng cụ thể để thuyết minh về mức giá của tài sản cần thẩm định giá. Những thông tin này phải được trình bày theo một trình tự khoa học, hợp lý, từ mô tả về tài sản đến những yếu tố tác động tới giá trị của tài sản. Báo cáo phải có các lập luận, phân tích những dữ liệu thu thập trên thị trường hình thành kết quả thẩm định giá. Báo cáo là một phần không thể tách rời của Chứng thư thẩm định giá.
Chứng thư thẩm định giá tại Cao Bằng
“Chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập để thông báo cho khách hàng và các bên liên quan về những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá”
Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/08/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá quy định “Doanh nghiệp thẩm định giá là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật”
Hồ sơ thẩm định giá tại Cao Bằng
Thẩm định viên có trách nhiệm lập hồ sơ thẩm định giá để chứng minh quá trình thẩm định giá đã được thực hiện theo đúng các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các quy định của pháp luật về giá có liên quan.
Hồ sơ thẩm định giá được khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về giá và pháp luật về lưu trữ. Việc khai thác Hồ sơ thẩm định giá phải đảm bảo tính bảo mật theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ thẩm định giá bao gồm toàn bộ những thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ cho quá trình thẩm định giá tài sản để hình thành kết quả thẩm định giá cuối cùng. Tài liệu trong hồ sơ thẩm định giá phải được phân loại, sắp xếp theo thứ tự và được thể hiện trên giấy, phim ảnh hay những vật mang tin khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Thành phần của từng hồ sơ thẩm định giá có thể khác biệt căn cứ vào mục đích thẩm định giá và loại tài sản cần thẩm định giá.
Mục đích của thẩm định giá tại Cao Bằng
Làm cơ sở xét duyệt chi nguồn vốn ngân sách Nhà Nước.
Mua bán, chuyển nhượng, mua bán xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng;
Thế chấp vay vốn Ngân hàng;
Góp vốn liên doanh, giải thể, sáp nhập, chia tách, mua bán doanh nghiệp;
Thành lập Doanh nghiệp; Mua bán sáp nhập (M&A)
Cổ phần hóa Doanh nghiệp hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
Bán đấu giá Tài sản, xét thầu các dự án
Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại, giải quyết, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án;
Hoạch toán kế toán, tính thuế;
Tư vấn và lập dự án đầu tư, duyệt dự toán các dự án, công trình;
Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất để nộp ngân sách Nhà nước khi nhận giao đất hay thuê đất
Chứng minh tài sản, du học, du lịch, đầu tư nước ngoài….;
Kỹ năng cần thiết của một thẩm định viên làm nghề thẩm định giá tại Cao Bằng
Ngoài những điều kiện cần như: Sử dụng thành thạo Word, Excel, nhân thân rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức về Ngân hàng, Tài chính, Bất động sản, Luật Kinh tế… Để có thể tiến những bước xa hơn trong ngành này, ngay từ bây giờ bạn nên trang bị thêm những kỹ năng để tự hòa nhập với công việc một cách nhanh chóng:
+ Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm tốt: sức mạnh cá nhân và sức mạnh cộng đồng sẽ được nâng lên đáng kể nếu bạn biết cách phát huy hiệu quả chúng. Khả năng làm việc độc lập, tự chủ trong công việc, cách thức phối hợp ăn ý, chặt chẽ với các thành viên trong nhóm. Tự xây dựng cho bản thân kỹ năng này sẽ bổ trợ bạn rất nhiều trong tương lai.
+ Giao tiếp tốt: điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc. Vì bạn luôn phải sẵn sàng đàm phán, thương lượng với đối tác, tham gia thuyết trình trong các cuộc hội họp. Nếu kỹ năng này của bạn chưa vững, nên tranh thủ thời gian để tham gia các khóa học, điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.
+ Kỹ năng phân tích, lập kế hoạch: để có thể dự đoán được thế mạnh, hạn chế của các loại tài sản hay xu hướng biến động giá trị của tài sản, thì bạn phải có cái đầu sắc sảo, trực giác nhạy bén để phát hiện những chi tiết dù là nhỏ nhất. Từ đó xây dựng những kế hoạch dài hạn tương thích với mục tiêu đặt ra.
Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm định giá tại Cao Bằng của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.