Thẩm định giá tại Đà Nẵng

thẩm định giá tại Đà Nẵng

Thẩm định giá là một lĩnh vực không hề mới lạ với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay thị trường thẩm định giá tại Việt Nam nói chung và thẩm định giá tại Đà Nẵng nói riêng đang phát triển hết sức đa dạng và phong phú, điển hình cho vấn đề này chính là sự ra đời của hàng loạt các công ty về thẩm định giá trên khắp cả nước. Tuy nhiên hoạt động thẩm định giá không phải là hoạt động dễ thực hiện. Vì liên quan đến lĩnh vực tài chính nên thẩm định giá chịu rất nhiều những quy định của pháp luật trong các tiêu chuẩn,điều kiện, phương thức thực hiện. Muốn làm tốt được hoặc hiểu được về lĩnh vực này,cần nắm được quy định của pháp luật về thẩm định giá.

Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá.

Theo Điều 36 Luật giá 2012 Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá bao gồm:

(1). Người không đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 của Luật này.

(2). Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

(3). Người đang bị cấm hành nghề thẩm định giá theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, giá, thẩm định giá mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

(4). Người đã bị kết án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.

(5). Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.

(6). Người đang bị đình chỉ hành nghề thẩm định giá.

Quyền và nghĩa vụ hành nghề thẩm định viên

Theo Điều 37 Luật giá 2012 Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề

Quyền 

a) Hành nghề thẩm định giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;

c) Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá;

d) Từ chối thực hiện thẩm định giá nếu xét thấy không đủ điều kiện thực hiện thẩm định giá;

đ) Tham gia tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ 

a) Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng thẩm định giá;

c) Ký báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá;

d) Giải trình hoặc bảo vệ kết quả thẩm định giá do mình thực hiện với khách hàng thẩm định giá hoặc bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá không phải là khách hàng thẩm định giá nhưng có ghi trong hợp đồng thẩm định giá khi có yêu cầu;

đ) Tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá do cơ quan, tổ chức được phép tổ chức;

e) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;

Thẩm định viên về giá có nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ tài liệu thẩm định giá tài sản do mình thực hiện tối thiểu trong thời gian 10 năm kể từ ngày công bố chứng thư thẩm định giá. Trường hợp thẩm định viên về giá chuyển đi nơi khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về tính pháp lý của toàn bộ tài liệu, số liệu, kết quả thẩm định giá trong hồ sơ đã bàn giao trong thời gian lưu trữ theo quy định.

g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản

Thẩm định viên về giá khi hành nghề phải tuân thủ quy tắc nghề thẩm định giá do Nhà nước hoặc các tổ chức nghề nghiệp quy định. Phải có đạo đức nghề nghiệp, đó là sự trung thực, sự công bằng, đảm bảo bí mật và không gây ra mâu thuẫn về lợi ích khách hàng. Bộ tài chính đã ban hành “Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01: 158/2014/TT-BTC do Bộ tài chính cấp  ngày 27 tháng 10 năm 2014 về những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá”  là một trong các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được ban hành. Theo đó:

Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá chịu trách nhiệm cuối cùng về tính đúng đắn, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá trước pháp luật, khách hàng và bên thứ ba có liên quan do khách hàng thẩm định giá xác định và được doanh nghiệp thẩm định giá thống nhất ghi trong hợp đồng thẩm định giá.

Các hành vi thẩm định viên không được thực hiện

a) Hành nghề thẩm định giá với tư cách cá nhân;

b) Đăng ký hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;

c) Thực hiện thẩm định giá cho đơn vị được thẩm định giá mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá.

Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá phải thực hiện công việc thẩm định giá theo những kỹ thuật và tiêu chuẩn chuyên môn đã quy định trong hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan hiện hành.

Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá có quyền thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành để thực hiện tư vấn và đưa ra các kết luận chuyên môn phục vụ cho hoạt động thẩm định giá.

Thẩm định giá là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị của tài sản; trên cơ sở đó các bên tham gia giao dịch có thể thỏa thuận với nhau về tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, đảm bảo lợi ích chính đáng các bên. Thẩm định giá tài sản góp phần làm minh bạch thị trường thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của thị trường. Thẩm định giá viên về giá có vai trò xác định giá trị tài sản của nhiều đối tượng chính xác, độc lập, khách quan, và có đạo đức nghề nghiệp phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Việc thẩm định giá đúng giá trị tài sản giúp cho các hoạt động kinh tế trở nên hiệu quả và mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế.

Hồ sơ thẩm định giá tại Đà Nẵng

Thẩm định viên có trách nhiệm lập hồ sơ thẩm định giá để chứng minh quá trình thẩm định giá đã được thực hiện theo đúng các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các quy định của pháp luật về giá có liên quan.

Hồ sơ thẩm định giá được khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về giá và pháp luật về lưu trữ. Việc khai thác Hồ sơ thẩm định giá phải đảm bảo tính bảo mật theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ thẩm định giá bao gồm toàn bộ những thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ cho quá trình thẩm định giá tài sản để hình thành kết quả thẩm định giá cuối cùng. Tài liệu trong hồ sơ thẩm định giá phải được phân loại, sắp xếp theo thứ tự và được thể hiện trên giấy, phim ảnh hay những vật mang tin khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Thành phần của từng hồ sơ thẩm định giá có thể khác biệt căn cứ vào mục đích thẩm định giá và loại tài sản cần thẩm định giá.

Mục đích của thẩm định giá tại Đà Nẵng

Làm cơ sở xét duyệt chi nguồn vốn ngân sách Nhà Nước.

Mua bán, chuyển nhượng, mua bán xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng;

Thế chấp vay vốn Ngân hàng;

Góp vốn liên doanh, giải thể, sáp nhập, chia tách, mua bán doanh nghiệp;

Thành lập Doanh nghiệp; Mua bán sáp nhập (M&A)

Cổ phần hóa Doanh nghiệp hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;

Bán đấu giá Tài sản, xét thầu các dự án

Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại, giải quyết, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án;

Hoạch toán kế toán, tính thuế;

Tư vấn và lập dự án đầu tư, duyệt dự toán các dự án, công trình;

Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất để nộp ngân sách Nhà nước khi nhận giao đất hay thuê đất

Chứng minh tài sản, du học, du lịch, đầu tư nước ngoài….;

thẩm định giá tại Đà Nẵng
thẩm định giá tại Đà Nẵng

Các phương pháp thẩm định giá tại Đà Nẵng

Trong lĩnh vực thẩm định giá thẩm định viên sử dụng ba cách tiếp cận phổ biến để đi đến kết luật giá trị của tài sản bao gồm: Cách tiếp cận từ thị trường; Cách tiếp cận từ chi phí; Cách tiếp cận từ thu nhập. Ngoài ra cách tiếp cận hỗn hợp được kết hợp từ cách tiếp cận thị trường và cách tiếp cận từ chi phí cũng được các thẩm định viên sử dụng trong từng trường thẩm định giá cụ thể. Tương ứng các cách tiếp cận là các phương pháp thẩm định giá:

Cách tiếp cận từ thị trường tương ứng là: Phương pháp so sánh

Cách tiếp cận từ chi phí là: Phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp chi phí thay thế

Cách tiếp cận từ thu nhập là: Phương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp dòng tiền chiết khấu

Cách tiếp cận hỗn hợp là: Phương pháp thặng dư; Phương pháp chiết trừ

Để lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp, thẩm định viên luôn phải căn cứ vào: Mục đích thẩm định giá; Đặc điểm của loại hình tài sản thẩm định giá; Mức độ sẵn có, độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu thập trên thị trường. Vì một tài sản có thể có nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau. Mỗi phương pháp thẩm định giá cho ra một mức giá chỉ dẫn, hoặc nhiều mức giá chỉ dẫn. Các mức giá chỉ dẫn sẽ được thẩm định viên xem xét, phân tích, thống nhất để tìm ra một mức giá ước tính cuối cùng của tài sản thẩm định.

Nghề thẩm định giá

Từ một khu chế xuất, một doanh nghiệp đến một chiếc ghế đều có giá. Nhưng là bao nhiêu? Trong nhiều trường hợp, câu trả lời không dễ dàng, mỗi bên liên quan có thể đưa ra các mức giá khác nhau. Người làm công việc thẩm định giá chính là “trọng tài” trong những trường hợp đó.

Thẩm định giá tại Đà Nẵng (Thẩm định giá nhà, công trình xây dựng)

Các yếu tố xem xét khi thẩm định giá nhà

a, Yếu tố công trình xây dựng:

Kích thước và hình dáng ngôi nhà

Kiểu dáng kiến trúc

Công năng

Loại vật liệu xây dựng

Chất lượng công trình

Nội thất nhà

b, Yếu tố về chi phí

Chi phí xây dựng nhà

Chi phí hạ tầng trên đất (đường, hè, cống…)

c, Các loại hao mòn đối với nhà

Hao mòn vật lý

Hao mòn chức năng

Hao mòn ngoại biên

Thông tin, số liệu phục vụ thẩm định giá tại Đà Nẵng, thẩm định giá nhà

a, Các thông tin, số liệu nhà

Bản vẽ thiết kế công trình, sơ đồ các phòng

Kích thước, hình dạng, chiều cao công trình xây dựng, diện tích

Thời gian xây dựng

Loại hình kiến trúc

Những hạng mục xây dựng cơ bản công trình: tầng hầm, móng, sàn, tường bên ngoài, tường bên trong, hệ thống cửa…

Chất lượng vật liệu xây dựng

Chi tiết hệ thống điện, hệ thống cấp nước (loại vật liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật…)

Hiên hè, hành lang, sân thượng…

Gara ô tô, các hạng mục khác.

b, Các thông tin, số liệu về giá bán và giá thuê

Giá bán: Mức giá ước tính cuối cùng căn cứ phân tích các mức giá bán của những thửa đất (bất động sản) so sánh. Tính chính xác và số lượng các giao dịch sẽ quyết định chất lượng của mức giá ước tính. Các thông tin số liệu về giá bán bao gồm: Giá của những bất động sản tương tự; Giá niêm yết của những bất động sản tương tự; Giá chào bán, giá chào mua của những bất động sản tương tự

Giá thuê: Bao gồm giá thuê thực tế đã trả, hoặc giá thuê đang chào…sẽ là thông tin giúp ích cho thẩm định viên khi áp dụng cách tiếp cận thu nhập.

c, Các thông tin, số liệu về chi phí xây dựng

Số liệu chi phí của loại hình bất động sản nhà ở. Những thông tin này có thể tham khảo Suất đầu tư xây dựng cơ bản do Sở xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố trên địa bàn hoặc suất đầu tư Bộ xây dựng ban hành.

Những thông tin về chi phí hiện hành của các công trình đã có, các dự án dự kiến triển khai xây dựng trong khu vực, các số liệu chi phí từ các nhà đầu tư. Giá chào bán chi phí xây dựng tính trên m2 luôn có sẵn với nhiều khu nhà ở và nếu giao dịch chào bán các dự án mới thành công thì các thông về chi phí giá bán sẽ là thông tin phản ánh thị trường. Thẩm định viên cần thu thập, cập nhật các thông tin đó để tham khảo, sử dụng.

Chi phí sửa chữa, tân trang, hiện đại hóa.

Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm định giá tại Đà Nẵng của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139