Lời chứng của công chứng viên

lời chứng của công chứng viên

Theo quy định của Luật công chứng 2014 thì khi công chứng hợp đồng, giao dịch, công chứng viên phải ghi lời chứng. Vậy lời chứng của công chứng viên như thế nào là hợp pháp? Lời chứng của công chứng viên được quy định tại Điều 46 Luật Công chứng 2014 (hiệu lực từ 1/1/2015) như sau:

Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng

– Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định của Luật công chứng năm 2014

– Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.

– Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

Phòng công chứng

– Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

– Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

– Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.

– Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Văn phòng công chứng

– Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật công chứng năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.

Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

– Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

– Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.

Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

– Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Lời chứng của công chứng viên

Điều 46. Lời chứng của công chứng viên

Lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch; trách nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch.

Mẫu lời chứng của công chứng viên được quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BTP như sau:

Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày …. tháng … năm … (1)

Tại … (2), địa chỉ tại….. (3)

Tôi …. (4), công chứng viên, trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật,

CHỨNG NHẬN:

– Bản dịch này do Ông/Bà …..(5), cộng tác viên phiên dịch của ….(2), tỉnh (thành phố)…. (6) dịch từ tiếng …. sang tiếng …;

– Chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của Ông/Bà….. (5);

– Nội dung bản dịch chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

– Văn bản công chứng này được lập thành….. (7) bản chính, mỗi bản gồm …. tờ, ….. trang (8), lưu 01 bản tại …(2), tỉnh (thành phố) ….(6)

Số công chứng ….., quyển số ……/……TP/CC-SCC/BD (9)

CÔNG CHỨNG VIÊN (10)

Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ….. (1)

Tại … (2), địa chỉ:… (3)

Tôi …. (4), công chứng viên, trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật,

CHỨNG NHẬN:

… (5) được giao kết giữa:

Bên…. (6)

Bên…. (6)

– Các bên đã tự nguyện giao kết …..(5) này;

– Tại thời điểm ký (7) vào ….. (5) này, các bên giao kết có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

– Các bên giao kết cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đã cung cấp liên quan đến việc giao kết ….. (5) này;

– Mục đích, nội dung của ….. (5) không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

– Các bên giao kết đã tự đọc lại (8), đồng ý toàn bộ nội dung và ký (7) vào từng trang của ……(5) này trước mặt tôi; chữ ký (7.1) trong ….. (5) đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên nêu trên;

(*)

– Văn bản công chứng này được lập thành ….. (9) bản chính, mỗi bản chính gồm …. tờ, ….. trang (10), có giá trị pháp lý như nhau; người yêu cầu công chứng giữ ….. (9) bản chính; 01 (một) bản chính lưu tại ….. (2), tỉnh (thành phố) ….. (11).

Số công chứng ….. quyển số …../….. TP/CC-SCC/HĐGD (14)

lời chứng của công chứng viên
lời chứng của công chứng viên

Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với di chúc

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày ….. tháng … năm …. (1)

Tại …. (2), địa chỉ tại…. (3)

Tôi …. (4), công chứng viên, trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật,

CHỨNG NHẬN:

Ông (Bà)… (6)

– Đã tự nguyện lập….. (5) này;

– Tại thời điểm ký (7) vào … (5) này, Ông/Bà…. (6) có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;

– Ông (Bà)…. (6) cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đã cung cấp liên quan đến việc lập .…. (5) này.

– Mục đích, nội dung của .…. (5) không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

– Ông (Bà) ….. (6) đã tự đọc lại (8), đồng ý toàn bộ nội dung và đã ký (7) vào từng trang của …. (5) này trước mặt tôi; chữ ký (7.1) trong hợp đồng đúng là chữ ký (7.1) của Ông (Bà) …… (6);

(*)

– Văn bản công chứng này được lập thành …… (9) bản chính, mỗi bản chính gồm …. tờ, ….. trang (10), có giá trị pháp lý như nhau; người yêu cầu công chứng giữ …… (9) bản chính; 01 (một) bản chính lưu tại …… (2), tỉnh (thành phố) …… (11)

Số công chứng ….. quyển số …../….. TP/CC-SCC/HĐGD (14)

CÔNG CHỨNG VIÊN (15)

Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản thỏa thuận phân chia/văn bản khai nhận di sản

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày ….. tháng …… năm …. (1)

Tại …. (2), địa chỉ tại….. (3)

Tôi ….(4), công chứng viên, trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật,

CHỨNG NHẬN:

…… (5) này được lập bởi (các) Ông (Bà):

1.…(6)

2.…(6)

– Các Ông (Bà) có tên nêu trên đã tự nguyện lập ……(5) này; cam đoan không bỏ sót người thừa kế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bỏ sót người thừa kế;

– Tại thời điểm ký (7) vào văn bản này, các Ông (Bà) có tên nêu trên có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

– Các Ông (Bà) có tên nêu trên cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các giấy tờ liên quan đến việc lập …… (5) này.

– Sau khi niêm yết việc thụ lý công chứng … (5) tại …. từ ngày … tháng …. năm … đến hết ngày … tháng … năm … (13), …. (2) không nhận được khiếu nại, tố cáo nào;

– Mục đích, nội dung của … (5) không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

– Các Ông (Bà) có tên nêu trên đã tự đọc lại (8), đồng ý toàn bộ nội dung và đã ký (7) vào từng trang của … (5) trước mặt tôi; chữ ký (7.1) trong hợp đồng đúng là chữ ký (7.1) của các Ông (Bà) có tên nêu trên;

(*)

– Văn bản công chứng này được lập thành …… (9) bản chính, mỗi bản chính gồm …. tờ, …… trang (10), có giá trị pháp lý như nhau; người yêu cầu công chứng giữ …… (9) bản chính; 01 (một) bản chính lưu tại …… (2), tỉnh (thành phố) ….. (11)

Số công chứng ….. quyển số ……/…… TP/CC-SCC/HĐGD (14)

CÔNG CHỨNG VIÊN (15)

Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày ….. tháng … năm … (1)

Tại ….. (2), địa chỉ tại…… (3)

Tôi ….. (4), công chứng viên, trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật,

CHỨNG NHẬN:

Văn bản từ chối nhận di sản này được lập bởi (các) Ông (Bà):

1……(6)

2……(6)

– (Các) Ông (Bà) có tên nêu trên đã tự nguyện lập văn bản từ chối nhận di sản này; cam đoan việc từ chối nhận di sản này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình;

– Tại thời điểm ký (7) vào văn bản từ chối nhận di sản, (các) Ông (Bà) có tên nêu trên có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

– (Các) Ông (Bà) có tên nêu trên cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đã cung cấp liên quan đến việc lập văn bản từ chối nhận di sản này;

– Mục đích, nội dung văn bản từ chối nhận di sản không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

– (Các) Ông (Bà) có tên nêu trên đã tự đọc lại (8), đồng ý toàn bộ nội dung và đã ký (7) vào từng trang của văn bản từ chối nhận di sản trước mặt tôi; chữ ký (7.1) trong hợp đồng đúng là chữ ký (7.1) của các Ông (Bà) có tên nêu trên;

(*)

– Văn bản công chứng này được lập thành ….. (9) bản chính, mỗi bản chính gồm …. tờ, ….. trang (10), có giá trị pháp lý như nhau; người yêu cầu công chứng giữ ….. (9) bản chính; 01 (một) bản chính lưu tại …… (2), tỉnh (thành phố) ….. (11)

Số công chứng ….. quyển số ……/….. TP/CC-SCC/HĐGD (14)

CÔNG CHỨNG VIÊN (15)

Lưu ý:

– Lời chứng của công chứng viên là bộ phận cấu thành của văn bản công chứng.

– Căn cứ vào các mẫu lời chứng và ghi chú cách ghi lời chứng, công chứng viên soạn thảo lời chứng phù hợp với từng hợp đồng, giao dịch cụ thể.

– Công chứng viên không được đưa vào lời chứng những nội dung nhằm trốn tránh, giảm bớt trách nhiệm của mình hoặc nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về lời chứng của công chứng viên Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139