Chức năng của văn phòng thừa phát lại

chức năng của văn phòng thừa phát lại

Hiện nay ở Việt Nam nhu cầu lập vi bằng và sử dụng các dịch vụ của thừa phát lại đang ngày càng phổ biến.

Tuy nhiên Văn phòng thừa phát lại là gì và chức năng của văn phòng thừa phát lại theo quy định của pháp luật như thế nào thì không phải ai cũng có thể nắm được.

Nếu bạn đang gặp phải những vướng mắc nêu trên thì có thể tham khảo bài viết dưới đây của của chúng tôi để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại hiệu lực từ ngày 24/02/2020.

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Trước khi đưa ra khái niệm văn phòng Thừa phát lại, chúng ta cần hiều về chức danh Thừa phát lại theo quy định pháp luật luật.

Căn cứ vào nghị định số 08/2020 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Dựa trên khái niệm được các nhà làm luật đưa ra, có thể thấy Thừa phát lại là một chức danh bổ trợ tư pháp, tương tự như luật sư hay công chứng viên thì khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định, Thừa phát lại cũng có thể thành lập tổ chức để hành nghề.

Vậy, chính xác theo quy định pháp luật thì tên gọi của tổ chức hành nghề Thừa phát lại là văn phòng Thừa phát lại hay công ty Thừa phát lại.

Nghị định 08/2020 có quy định rõ ràng về vấn đề này, tại khoản 1, điều 17: “Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh”.

Vậy, hình thức pháp lý được quy định cho tổ chức này khi đăng ký thành thành lập phải là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh trở lên và các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp, công ty này có khả năng có thêm thành viên góp vốn.

Tổ chức này tuy được thành lập dưới hình thức pháp lý là doanh nghiệp tư nhân hoạc công ty hợp danh, tuy hiên tên gọi của nó có phần đặc biệt hơn so với các hình thức khác.

Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau.

Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc, không được vi phạm truyền thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Vậy, theo quy định của nghị định mới về Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại được thành lập dưới hình thức công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân, nhưng tên gọi lại được đặt dưới hình thức văn phòng Thừa phát lại.

chức năng của văn phòng thừa phát lại
chức năng của văn phòng thừa phát lại

Chức năng của văn phòng thừa phát lại

Khi được thành lập theo đúng quy định của pháp luật, văn phòng Thừa phát lại sẽ có những chức năng của văn phòng thừa phát lại cụ thể như sau:

Chức năng Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu.

Thông thường, trong quá trình thực hiện công việc của mình các cơ quan tư pháp để giải quyết được các yêu cầu của người dân phải có sự liên hệ để thông báo, chuyển tài liệu thông qua hoạt đồng tống đạt.

Nhưng với nguồn nhân sự không lớn và phải giải quyết rất nhiều công việc, các cơ quan tư pháp không phải lúc nào cũng có thể chuyển các văn bản đến người dân một cách nhanh chóng và chính xác.

Do đó, sự tham gia của các tổ chức tư nhân ( các văn phòng Thừa phát lại) vào quá trình tống đạt là một giải pháp tốt. Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Tư pháp sẽ ký kết hợp đồng với văn phòng Thừa phát lại, Thừa phát lại hoặc các thư ký nghiệp vụ sẽ trực tiếp thực hiện chuyển các hồ sơ, tài liệu đến người dân theo phương thức được cơ quan nhà nước yêu cầu và thông báo kết quả lại cho cơ đã kí hợp đồng về việc tống đạt. Một số giấy tờ thuộc thẩm quyền Thừa phát lại có thể tống đạt được quy định tại nghị định 08/2020 như sau:

Đối với giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, thông báo, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định, quyết định kháng nghị của Tòa án; thông báo, quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân; quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập, thông báo của cơ quan thi hành án dân sự.

Đối với giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, các loại văn bản này sẽ được thực hiện tống đạt theo yêu cầu và hợp đồng dịch vụ được ký kết giũa văn phòng Thừa phát lại và Bộ tư pháp.

Chức năng lập vi bằng.

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Lập vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, do đó việc lập vi bằng theo đúng quy định sẽ giúp hạn bên yêu cầu hạn chế được rủi do có thể xảy ra.

Vi bằng được chia làm 2 lại là vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi và vi bằng ghi nhận hiện trạng.

Trong đó, Vi bằng ghi nhận hiện trạng có thể lập khi các bên kết hôn, ly hôn hoặc trong trường hợp ghi nhận di sản thừa kế; Xác nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác; Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình…..

Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi gồm một số trường điển hình như: Lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tài sản, giao nhận tiền; Lập vi bằng ghi nhận họp của công ty; Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc; Lập vi bằng ghi nhận việc báo chí đưa tin sai sự thật; Lập vi bằng ghi nhận việc sử dụng thông tin hình ảnh người khác trái pháp luật.

Chức năng xác minh điều kiện thi hành án. Theo quy định của nghị định mới về Thừa phát lại, Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở và việc này được thực hiện dựa trên yêu cầu của người yêu cầu ( thường là bên có quyền trong vụ việc).

Thủ tục thực hiện xác minh sẽ được thực hiện như sau: Khi đã tiếp nhận yêu cầu và các tài liệu của khách hàng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định  xác minh; Việc xác minh được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp.

Nếu việc xác minh được thực hiện bằng văn bản thì thừa phát lại phải lập công văn trong đó nêu rõ đối tượng cần xác minh, các nội dung cần xác minh, thông tin cần cung cấp… sau đó gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần xác minh, cung cấp thông tin để yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến việc xác minh. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp.

Khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án của đương sự, Thừa phát lại phải  trực tiếp thu thập thông tin, gặp các bên liên quan hay trực tiếp đến nơi có tài sản để xác minh về tình trạng tài sản của người phải thi hành án.

Việc xác minh phải được lập thành biên bản. Biên bản xác minh phải có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh.

Chức năng tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án.

Thừa phát lại chỉ thực hiện thi hành án trong các trường hợp: Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện và bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Đối với bản án, quyết định phúc thẩm, có thể thi hành án với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Tóm lại, Thừa phát lại được thi hành án dân sự với các bản án, quyết định có hiệu lực đã được xét xử sơ thẩm tại tòa án nhân dân trong phạm vi tỉnh mà văn phòng Thừa phát lại có trụ sở.

Ngoài ra, con một điều kiện khác liên quan đến trường hợp Thừa phát lại có thể thi hành án là: Các yêu cầu thi hành án của khách hàng không thuộc thẩm quyền Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án, bao gồm: Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án; Trả lại tiền, tài sản cho đương sự; Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước; Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến chức năng của văn phòng thừa phát lại. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139