Đầu tư công đóng vai trò quan trọng với tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững ở các quốc gia. Đầu tư công được đầu tư tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội giúp cải thiện kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng phúc lợi xã hội. Bài viết này bàn về nguồn vốn đầu tư công.
Vốn đầu tư công là gì?
“Vốn đầu tư công quy định tại Luật này gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.”
Với phạm vi điều chỉnh và thuật ngữ vốn đầu tư đề cập trong Luật thì vốn đầu tư công là nguồn vốn của Nhà nước và do Nhà nước quản lý. Tổng hợp cả khái niệm đầu tư công và vốn đầu tư công, chúng ta có thể hiểu Đầu tư công theo Luật đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước, sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và do Nhà nước quản lý. Với cách hiểu này, Luật Đầu tư công đang đồng nhất khái niệm nguồn vốn đầu tư công với Nguồn vốn do Nhà nước quản lý, từ đó hạn chế việc thu hút các nguồn vốn khác cho hoạt động đầu tư công.
Hơn nữa, hoạt động đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước thì các chủ thể kinh tế khác của nền kinh tế sẽ bị hạn chế làm chủ thể của hoạt động đầu tư công, vô hình chung cũng ảnh hưởng tới việc thu hút các nguồn lực xã hội và nguồn vốn khác cho hoạt động đầu tư công, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Đặc điểm của vốn đầu tư công
Dựa trên khái niệm vốn đầu tư công đã nêu trên và các điều luật liên quan chúng ta có thể nhận thấy 2 đặc điểm nổi bật của loại vốn này. Cụ thể như sau:
Theo điều 1, Luật Đầu tư Công, vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư,…
Vốn đầu tư công được sử dụng để đầu tư vào các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Vốn đầu tư công có những loại nào?
Sau khi đã biết được vốn đầu tư công là gì, bạn cần biết được các loại vốn đầu tư công. Có 5 loại vốn đầu tư công đó là:
- Vốn ngân sách nhà nước
Vốn ngân sách nhà nước là gì? Đây là nguồn vốn được quyết định và giải ngân vốn đầu tư công đến các bộ ngành, địa phương. Nguồn vốn giải ngân đầu tư công đến từ ngân sách nhà nước, được dùng để xây dựng hạ tầng kinh tế – xã hội. Đây là nguồn vốn không hoàn lại, không có khả năng thu hồi vốn hay thu hồi vốn chậm. Vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định cho nền kinh tế nhà nước.
- Vốn đầu tư từ các chương trình hỗ trợ
Vốn đầu tư từ các chương trình hỗ trợ là nguồn vốn đầu tư đến từ các chương trình hỗ trợ đầu tư quốc gia được quyết định bởi chính phủ nhà nước.
- Vốn tín dụng đầu tư
Vốn tín dụng đầu tư là nguồn vốn của nhà nước, được chính phủ cho vay với mức lãi suất bằng với nguồn vốn tự do hay vốn ODA. Vốn tín dụng này được sử dụng để đầu tư vào các dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên của nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định.
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước gồm có giải ngân tiền vốn từ ngân sách nhà nước đã cấp cho doanh nghiệp, cùng với các khoản thu có lợi nhuận hoặc vốn vay của doanh nghiệp do Nhà nước bảo lãnh. Quản lý và phân bố sử dụng đúng cách vốn đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước ở các lĩnh vực được dùng để đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế đất nước.
- Vốn vay trong nước và nước ngoài
Bên cạnh các nguồn vốn đến từ nguồn trong nước như ngân sách nhà nước, tín dụng đầu tư, thì nguồn vốn vay từ cả trong nước và nước ngoài cũng cần thiết để thực hiện những dự án cần thiết. Đây là nguồn vốn vay trong nước và nước ngoài đối với những dự án đầu tư trong nước. Nguồn vốn trong nước gồm trái phiếu địa phương hoặc trái phiếu chính phủ (phiếu ngoại tệ, phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư, công trái xây dựng…).
Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư công là gì?
- Các doanh nghiệp khi sử dụng vốn đầu tư công cần tuân tuân thủ nội quy định của nhà nước từ quản lý đến sử dụng vốn đầu tư công.
- Sử dụng vốn đầu tư công phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó là kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm của đất nước. Các quy hoạch phải có liên quan theo đúng quy định của pháp luật.
- Luôn thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, đến quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.
- Đối với các doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định bao gồm nguồn vốn, đảm bảo tính đầu tư tập trung, chất lượng, hiệu quả. Ngoài ra còn có khả năng cân đối nguồn lực, tránh để thất thoát và lãng phí nguồn vốn, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
- Phải luôn đảm bảo tính công khai và minh bạch trong mọi hoạt động đầu tư công.
- Luôn khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư theo hình thức đối tác công tư vào những dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và cung cấp dịch vụ công.
Một số lưu ý trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công là gì?
- Những quyết định, chủ trương đầu tư không phù hợp về quy hoạch, chiến lược không đúng thẩm quyền, trình tự hay thủ tục theo quy định của pháp luật sẽ không được chấp nhận và sử dụng vốn đầu tư công. Hay những quyết định đầu tư dự án chưa được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ chương đầu tư không đúng với những gì đã đề ra.
- Đối với những hành vi lợi dụng chức vụ, thẩm quyền để chiếm đoạt, trục lợi hoặc tham nhũng sẽ không được sử dụng vốn đầu tư công.
- Đối với những hành vi thông đồng, cấu kết với nhau gây lãng phí vốn và tài nguyên của Nhà nước. Gây tổn hại đến nhà nước và xâm phạm lợi ích của công dân sẽ không được cấp vốn đầu tư công để xây dựng.
- Các cá nhân, tổ chức tự bổ vốn để đầu tư cần được sự quyết định đầu tư, bố trí vốn kế hoạch hay gây nợ đọng xây dựng cơ bản.
- Sử dụng vốn đầu tư công phải đúng mục đích và đối tượng. Không được vượt tiêu chuẩn hay định mức theo quy định của nhà nước
- Cung cấp đầy đủ thông tin một cách trung thực, khách quan không gây ảnh hưởng đến việc lập và thẩm định dự án.
Làm thế nào để nâng cao nguồn vốn đầu tư công?
Nhằm đảm bảo về phát triển kinh tế – xã hội trong tương lai, nhà nước cần thực hiện việc tái cơ cấu kinh tế. Đặc biệt là đối với những chính sách tăng trưởng, tài chính và đầu tư công cần có những giải pháp như:
- Hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý công: Điều này cần tập trung thống nhất về phạm vi đầu tư. Từ đó có thể triển khai được những kế hoạch đầu tư tầm trụng, xây dựng và thực hiện thông tin để chuẩn bị cho lập dự án ngân sách. Để làm được điều này cần có quy trình quản lý và thường xuyên cập nhật tình hình thu chi ngân sách để có thể thực hiện, chịu trách nhiệm. Ngoài ra, còn cần phải tập trung vào những công trình trọng điểm, mang tính chất đột phá, nhanh chóng đưa các công trình đó vào sử dụng.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra: Việc phân bố đầu tư theo các quy tắc cũng như tiêu chí đề ra cần đảm bảo tính công khai, minh bạch. Các công trình xây dựng cơ bản cần thu hồi được những khoản tạm thu. Bên cạnh đó cần xử lý những trường hợp nợ còn tồn đọng. Không những vậy còn cần phải tăng cường kỷ luật trong tài chính để có thể quản lý tốt vốn đầu tư, ngăn chặn những hành vi như tham nhũng,…
- Luôn đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư: Cần đẩy mạnh công tác thu hút vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Từ đó có thể nâng cao được hiệu quả về kinh tế – xã hội, giảm tỷ trọng đầu tư ngân sách. Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư công từ nước ngoài và những khu vực có vốn đầu tư tiềm năng, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
Nguồn vốn đầu tư công có vai trò như thế nào trong việc phát triển của Việt Nam?
Việc thúc đẩy kêu gọi nguồn vốn đầu tư công là động lực để chúng ta có thể phát triển được kinh tế – xã hội. Từ đó, nguồn tăng trưởng sẽ ngày càng được đẩy mạnh, cuộc sống của người dân cũng ngày một tăng lên.
Nguồn vốn đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn bởi phần lớn đầu tư công đều là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nhà nước đang tập trung cho việc đầu tư công để đảm bảo cuộc sống người dân và những người đang sinh sống tại Việt Nam..
Nguồn vốn đầu tư tại Việt Nam được phân chia theo từng ngành nhằm phục vụ cho những mục đích khác nhau. Nhưng vẫn luôn hướng đến mục đích chung đó là phát triển kinh tế, xã hội. Phục vụ cho cuộc sống của người dân được ổn định và có được một cuộc sống tốt hơn.
Vai trò của vốn đầu tư công trong nước là nguồn vốn cơ bản, quyết định đến mọi hoạt động đầu tư của các dự án trong nước. Trong quá trình hình thành và phát triển ở bất cứ nước nào việc tận dụng lực lượng nội bộ sẽ là chủ yếu. Sự chi viện bổ sung từ những doanh nghiệp bên ngoài chỉ là phương án tạm thời. Nên việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công trong nước sẽ có hiệu quả và nâng cao được vai trò vốn có của nó. Thực hiện được mục tiêu quan trọng mà nhà nước đã đề ra.
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp đến cho bạn về những đặc điểm về vốn đầu tư công và giúp bạn nắm được khái niệm vốn đầu tư công là gì? Sự tăng trưởng kinh tế được quan niệm đó là gia tăng về quy mô nền kinh tế trong thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư công là điều kiện hàng đầu trong việc phát triển , tăng trưởng của mỗi quốc gia. Đối với những quốc gia kém phát triển để có tốc độ phát triển mạnh mẽ và vượt bậc cần có số vốn lớn. Điều này khẳng định tầm quan trọng của vốn đầu tư công trong việc tăng trưởng, phát triển của mỗi đất nước, mỗi quốc gia và mỗi dân tộc.
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Công ty luật để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!