Vốn trung hạn là gì? – là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay là từ 12 tháng đến dưới 60 tháng. Cho vay trung hạn theo dự án là giải pháp tín dụng đáp ứng các nhu cầu vay trả góp trong một dự án đầu tư nhất định của doanh nghiệp nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.
Ngày nay việc vay vốn ngân hàng đã trở nên phổ biến đối với doanh nghiệp và cá nhân, nhờ những lợi ích của nó mang tới. Thời gian vay trung hạn là từ 01 – 05 năm hỗ trợ rất nhiều cho các đối tượng cần vốn ngay mà không có khả năng xoay vốn để trả nợ.
Nếu như cho vay ngắn hạn phù hợp với các doanh nghiệp cần vốn tạm thời, thì trung hạn dành cho các doanh nghiệp cần đầu tư các dự án, đầu tư tài sản cố định như mua mới hay sửa chữa, khả năng luân chuyển vốn chậm và các khách hàng cá nhân cần thời hạn dài để xoay vốn hoàn trả các khoản vay tiêu dùng của họ.
Lợi ích khi vay trung hạn
- Có lợi cho kinh tế thị trường: Cho vay ngắn hạn thường áp dụng cho nhu cầu vốn lưu động, còn cho vay trung hạn cho việc đầu tư phát triển dài hạn, có ích cho sự tăng trưởng nền kinh tế. Vì vậy, vào tháng 08/2017 nhà nước đã quyết định kéo dài tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 45% đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đến hết năm 2018 thay vì áp dụng mức 40% như dự định ban đầu.
- Thời hạn trả nợ kéo dài: Đối với khách hàng cá nhân, cho vay trung hạn là một hình thức vay phù hợp, bởi vì khách hàng có thể an tâm khi vay vốn và chủ động hơn trong các kế hoạch tài chính của mình, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
- Kế hoạch giải ngân linh động: Khách hàng có thể giải ngân một lần hay nhiều lần tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng vốn, có thể giải ngân toàn bộ nếu như mục đích nhằm để mua sắm trang thiết bị máy móc, và giải ngân nhiều lần theo tiến độ hoàn thành của dự án nếu dự án cần quá trình hoàn thành. Tuy nhiên ngân hàng cũng có quyền không cho giải ngân nếu việc giải ngân phục vụ các nhu cầu phát sinh không liên quan đến dự án.
Nhược điểm của vay trung hạn
- Thời gian hoàn vốn chậm: Do vay vốn để đầu tư dự án là chủ yếu, vì vậy nguồn tiền dùng để trả nợ thường phát sinh từ quỹ khấu hao và phần lợi nhuận từ dự án mang lại, cho nên khoản vay thường được trả nhiều lần trong thời gian nhiều năm.
- Rủi ro cao: Quy mô các dự án thường lớn và kéo dài nên nguy cơ dự án biến động theo kinh tế thị trường tăng cao, vì vậy ngân hàng thường khó lường trước được những diễn biến sẽ xảy ra vào những năm sau như thế nào và lãi suất được cập nhật chậm hơn cho vay ngắn hạn. Để tránh các trường hợp xấu, ngân hàng thường sẽ yêu cầu bên vay thế chấp các tài sản và áp dụng lãi suất cho vay cao hơn.
- Cần sự tham gia của vốn chủ sở hữu: Do thời hạn vay kéo dài nên ngoài việc yêu cầu tài sản đảm bảo, ngân hàng còn yêu cầu có sự tham gia vốn chủ sở hữu để hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay. Mức độ tham gia sẽ tùy thuộc vào độ rủi ro hay an toàn của dự án.
Phân loại các nguồn vốn đầu tư trung hạn
Theo quy định hiện hành tại Nghị định 77/2015/NĐ-CP và Nghị định Số: 120/2018/NĐ-CP thì các nguồn vốn đầu tư công trung hạn và ngắn hạn bao gồm:
Vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm:
+ Vốn đầu tư của ngân sách trung ương cho Bộ, ngành trung ương; vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho địa phương;
+ Vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương.
Vốn đầu tư nguồn công trái quốc gia
Là khoản vốn do Nhà nước vay trực tiếp của người dân bằng một chứng chỉ có kỳ hạn để đầu tư cho các mục tiêu phát triển của đất nước.
Vốn đầu tư nguồn trái phiếu Chính phủ.
Vốn đầu tư nguồn trái phiếu chính quyền địa phương.
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài:
+ Vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ODA
+ Vốn vay ưu đãi của Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia.
Các nguốn vốn khác.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, gồm:
+ Tiền lãi dầu khí của nước chủ nhà từ hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC), lợi nhuận được chia từ liên doanh dầu khí
+ Tiền đọc tài liệu dầu khí;
Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập để lại cho đầu tư;
Vốn đầu tư từ nguồn thu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước được thu lại hoặc trích lại để đầu tư.
Nguồn thu của tổ chức tài chính, bảo hiểm xã hội được trích lại để đầu tư.
Thứ tự ưu tiên bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn là gì?
– Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn;
– Vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA
– Vốn vay ưu đai của các nhà tài trợ nước ngoài;
– Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư;
– Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt;
– Dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
– Các dự án khởi công mới nếu có các điều kiện:
Chương trình, dự án cần thiết, có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch;
Sau khi đã bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản;
Bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành chương trình, dự án theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.
Còn cần phải tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các vùng núi…
Nguyên tắc bố trí vốn đầu tư công trung hạn.
Các nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật Đầu tư công 2019
Nhằm thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch đã được phê duyệt.
Tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn được cấp có thẩm quyền quyết định.
Tập trung bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ:
+ Chương trình mục tiêu quốc gia
+ Dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án trọng điểm.
(Có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, của các cấp, các ngành)
Trong từng ngành, lĩnh vực, việc bố trí vốn thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn;
b) Vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
c) Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư;
d) Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt;
đ) Dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch;
e) Dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều này.
Quốc hội quyết định mức vốn, việc sử dụng, thời điểm sử dụng dự phòng chung nguồn ngân sách trung ương của kế hoạch đầu tư công trung hạn quốc gia.
Hội đồng nhân dân các cấp quyết định mức vốn, việc sử dụng, thời điểm sử dụng dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách cấp mình quản lý.
Điều kiện chương trình, dự án được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm.
Đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 56 của Luật Đầu tư công.
Đối với dự án khởi công mới, ngoài các điều kiện trên cần có thêm các điều kiện sau:
Việc bố trí vốn kế hoạch cho chương trình, dự án khởi công mới phải đáp ứng các yêu cầu:
a) Chương trình, dự án cần thiết, có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch.
b) Sau khi đã bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản.
c) Bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành chương trình, dự án theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.
Hà Nội đề xuất nhu cầu vốn đầu tư công trung hạn là 650.000 tỷ đồng
Báo cáo về Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cho biết, dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn này của toàn Thành phố Hà Nội là hơn 304.799,7 tỷ đồng (giảm 272,9 tỷ đồng từ nguồn ODA cấp phát). Trong đó, đầu tư công trung hạn ngân sách cấp thành phố là hơn 218.962 tỷ đồng; cấp huyện là 85.837 tỷ đồng.
Nguyên tắc bố trí vốn, theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Nghị định hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương; Phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tế, khả năng cân đối ngân sách của thành phố; Đảm bảo đầu tư không dàn trải, tập trung vào các dự án quan trọng, cần thiết, sớm phát huy hiệu quả; Cắt giảm những dự án chưa thực sự cần thiết, kém hiệu quả theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đáng chú ý, Thành phố tập trung thực hiện đầu tư công trung hạn giai đoạn 20021-2025 theo 38 nhiệm vụ trọng tâm của Thành ủy, Nghị quyết phát triển KT-XH 5 năm của HĐND thành phố và 10 Chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội. Cụ thể, Chương trình số 03 của Thành ủy về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị và Chương trình 05 của Thành ủy về đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, ứng phó với biến đối khí hậu.
Đáng chú ý, thành phố Hà Nội thực hiện mục tiêu phát triển hạ tầng kỹ thuật giao thông; đầu tư, nâng tỷ lệ quỹ đất cho giao thông đô thị khoảng 12-15% diện tích đất đô thị. Cân đối bố trí vốn 5 năm cho lĩnh vực giao thông là hơn 83.337 tỷ đồng đề thực hiện 255 dự án. Thành phố dành một khoản kinh phí cho 14 dự án lớn đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế dự án. Phương án phân bổ ưu tiên đầu tư theo đúng định hướng đầu tư ngành giao thông và mục tiêu phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội như các đường Vành đai2,5, Vành đai 3, Vành đai 3,5, Vành đai 4…; Các cầu lớn qua sông (Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Thượng Cát); Các trục hướng tâm, liên kết vùng (quốc lộ 6, nâng cấp quốc lộ 32, quốc lộ 1A cũ, quốc lộ 21B, đường nối từ cao tốc Láng – Hòa Lạc với đường cao tốc Hà Nội-Hòa Bình); Các trục chính đô thị thuộc kết cấu hạ tầng khung và các đường tỉnh lộ, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch.
Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội cân đối bố trí vốn 6.200 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi.
Đối với các nhóm chỉ tiêu về kinh tế, Hà Nội chỉ đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng đối với lĩnh vực thương mại (cân đối 160 tỷ đồng để thực hiện 1 dự án) và lĩnh vực công nghiệp, khu công nghiệp và khu kinh tế (cân đối 130 tỷ đồng thực hiện 1 dự án).
Lĩnh vực thủy lợi, đê điều, nông nghiệp để đảm bảo an toàn đê điều và hồ đập, ngân sách bố trí gần 9.572 tỷ đồng để thực hiện 138 dự án và dành kinh phí cho 3 dự án lớn bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế dự án.
Nhóm chỉ tiêu về văn hóa xã hội, đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề, phấn đấu hết năm 2025 tất cả các trường công lập đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia. Ngân sách thành phố cân đối 2.286 tỷ đồng để thực hiện 48 dự án thuộc nhiệm vụ chi thành phố; dành mọi khoản kinh phí dự kiến đầu tư 5 trường liên cấp có cơ sở vật chất ngang tầm các nước trong khu vực; thành phố cũng hỗ trợ cấp huyện, thị xã đầu tư xây dựng trường mầm non, tiểu học và THCS thuộc quản lý đầu tư cấp huyện đến năm 2025 hoàn thành 100% chỉ tiêu trường đạt chuẩn quốc gia.
Đầu tư 11 dự án về đào tạo nghề, trong đó phân bổ chi tiết 644,2 tỷ đồng cho 6 dự án và dành một khoản kinh phí dự kiến đầu tư xây dựng Trường Đại học Thủ đô được bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế dự án.
Đối với lĩnh vực y tế, cùng với xã hội hóa, ngân sách thành phố Hà Nội cân đối 3.001 tỷ đồng để thực hiện 16 dự án đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu 30-35 giường bệnh/1 vạn dân.
Lĩnh vực văn hóa thông tin và thể dục, thể thao, ngân sách cân đối bố trí hơn 2.650 tỷ đồng để thực hiện 26 dự án về phát triển văn hóa, thể thao trong đó có 11 dự án văn hóa được bố trí vốn 2.199 tỷ đồng. Ngoài ra, thành phố còn dành một khoản kinh phí dự kiến đầu tư 2 dự án trọng tâm là phục dựng Điện Kính Thiên và Cung văn hóa thể thao Thanh Niên Hà Nội, 4 công viên công cộng lớn trên địa bàn thành phố sẽ được bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế dự án. Thành phố cũng sẽ hộ trợ các huyện đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, trung tâm văn hóa thể thao, nhà văn hóa thôn còn thiếu.
UBND thành phố Hà Nội cũng đề xuất, dự kiến bố trí nguồn vốn cho các dự án lớn, trọng điểm cần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế của dự án đối với 34 dự án và các dự án lớn tại các đề án huyện thành lập quận giai đoạn 5 năm là 36.000 tỷ đồng. Để đáp ứng yêu cầu tiến độ của các dự án lớn của thành phố, cho phép điều hành linh hoạt sử dụng nguồn vốn cải cách tiền lương còn dư chưa sử dụng, vay vốn nhàn rỗi kho bạc, nguồn vốn từ quỹ dự trữ tài chính… khi chưa huy động kịp thời từ các nguồn khác./.
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Công ty luật để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!