Con người có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe. Vì vậy người xâm phạm đến quyền này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Vậy hành vi giết người sẽ bị xử phạt như thế nào? hình phạt tội giết người? Các yếu tố nào cấu thành tội giết người?
Bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.
Hình phạt nào áp dụng đối với tội giết người?
Hình phạt chính
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
Hình phạt này sẽ áp dụng cho những người có hành vi giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Giết 02 người trở lên;
- Giết người dưới 16 tuổi;
- Giết phụ nữ mà biết là có thai;
- Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân:
Đây là trường hợp giết người mà nạn nhân là người đang thi hành công vụ. Có thể hiểu nạn nhân là người đang thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà nước giao. Ví dụ: kiểm lâm bảo vệ rừng; cảnh sát bảo vệ trật tự công cộng…
Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân là trường hợp giết người mà động cơ là để không cho nạn nhân thi hành công vụ hay giết nạn nhân để trả thù việc nạn nhân đã thi hành công vụ.
Tính nguy hiểm của những trường hợp giết người này ở chỗ không chỉ xâm phạm đến tính mạng con người mà còn xâm phạm nghiêm trọng trật tự công cộng, cản trở hoạt động chung của xã hội gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự, trị an.
- Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
- Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng:
Việc liên tiếp phạm tội như vậy chứng tỏ người phạm tội có ý thức phạm tội. Điều này không chỉ làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội giết người mà còn phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội.
- Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác:
Ví dụ muốn che giấu tội trộm cắp tài sản mà mình đã thực hiện có nguy cơ bị lộ nên đã giết người để bịt đầu nối.
- Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân:
Đây là trường hợp giết người mà động cơ phạm tội là việc chiếm đoạt bộ phận cơ thể của nạn nhân cho mình, cho người thân hoặc để trao đổi, mua bán. Có thể coi trường hợp này là giết người vì động cơ đe hèn.
- Thực hiện tội phạm một cách man rợ:
Hiện nay chưa có quy định cụ thể về hành vi thực hiện tội giết người một cách man rợ. Nên thực tế vẫn áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
Thực hiện tội giết người một cách man rợ như kẻ phạm tội không còn tính người, dùng những thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc gây khủng khiếp, rùng rợn trong xã hội (như: móc mắt, xẻo thịt, moi gan, chặt người ra từng khúc…).
- Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp:
Là trường hợp dùng nghề nghiệp của mình để có thể dễ dàng thực hiện hoặc che giấu hành vi giết người. Ví dụ như bác sĩ lợi dụng nghề nghiệp thực hiện hành vi giết bệnh nhân của mình.
- Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người: Ví dụ như dùng chất nổ giết nạn nhân đang ở trong nhà cùng những người khác;
- Thuê giết người hoặc giết người thuê;
- Có tính chất côn đồ:
Hiện nay chưa có khái niệm về tình tiết có tính chất côn đồ. Nên thực tế vẫn áp dụng theo hướng dẫn tại công văn số 38/NCPL ngày 6/01/1976 và tại Hội nghị tổng kết công tác ngành năm 1995, Toà án nhân dân tối cao đã giải thích về tình tiết “có tính chất côn đồ” như sau:
Khái niệm côn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, danh dự người khác, gây gổ hành hung người khác một cách vô cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt…
- Có tổ chức;
- Tái phạm nguy hiểm:
Tái phạm nguy hiểm được quy định tại Khoản 2 Điều 53 BLHS như sau: Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
- Vì động cơ đê hèn.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
Mức phạt này sẽ áp dụng cho những người phạm tội giết người nhưng không thuộc các trường hợp nêu trên.
Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Đối với trường hợp người phạm tội giết người chỉ đang ở giai đoạn chuẩn bị sẽ bị phạt tù với mức trên đây.
Hình phạt bổ sung
Bên cạnh các hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Tội giết người là tội phạm gây nguy hiểm rất lớn cho con người, cho xã hội. Do vậy, hình phạt áp dụng đối với tội phạm này hết sức nghiêm khắc, kể cả trong trường hợp mới chỉ chuẩn bị phạm tội.
Tuy nhiên, ngoài các quy định định khung trên, việc xác định mức phạt của tội phạm này, Toà án còn căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định và nhân thân của người phạm tội.
Do vậy, việc xác định hình phạt nếu bạn phạm tội này là điều không hề đơn giản.
Đa phần người phạm tội chỉ xác định khung hình phạt áp dụng cho mình chứ không thể xác định mình sẽ bị áp dụng hình phạt nào, mức phạt cụ thể với mình hoặc trường hợp mình có được áp dụng án treo hay không.
Các yếu tố cấu thành tội giết người
Mặt khách quan của tội giết người
Hành vi
Điều luật không mô tả cụ thể hành vi khách quan của tội giết người. Nhưng có thể hiểu giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác.
Đó là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Những hành vi không có khả năng này không thể là hành vi khách quan của tội giết người.
Hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người có thể là hành động như đâm, chém, bắn,… Cũng có thể là không hành động. Đó là những trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động, phải làm những việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng của người khác nhưng họ đã không hành động, không thực hiện những việc làm đó.
Việc không hành động của họ trong những trường hợp này cũng có khả năng gây ra cái chết cho con người. Ví dụ hành động của người mẹ không cho trẻ sơ sinh ăn uống dẫn tới hậu quả là con chết.
Hành vi tước đoạt tính mạng được coi là hành vi khách quan của tội giết người phải là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác.
Hành vi tự tước đoạt tính mạng của chính mình không thuộc hành vi khách quan của tội giết người. Những hành vi gây ra cái chết cho người khác được pháp luật cho phép cũng không phải là hành vi khách quan của tội giết người. Ví dụ hành vi tước đoạt tính mạng của người khác trong trường hợp thi hành bản án tử hình.
Hậu quả
Hậu quả của tội phạm được xác định là hậu quả chết người. Như vậy tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người.
Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội bị coi là tội giết người chưa đạt (khi lỗi của chủ thể là cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự.
Khi lỗi của chủ thể là cố ý gián tiếp và hậu quả thương tích đã xảy ra đủ cấu thành tội phạm này.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người
Hành vi giết người phải có mối quan hệ nhân quả với hậu quả chết người. Người có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người đã xảy ra. Nếu hành vi của họ đã thực hiện là nguyên nhân của hậu quả chết người đã xảy ra đó.
Mặt chủ quan của tội giết người
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
Mặc dù giết người không phải là dấu hiệu cấu thành bắt buộc nhưng trong một số trường hợp vẫn được xem là một dấu hiệu bắt buộc của mặt chủ quan để làm căn cứ trong một số trường hợp như sau:
Trường hợp nạn nhân bị tấn công bằng các hóa chất độc hại như axit hoặc bằng hung khí nguy hiểm như dao nhọn… vào các vị trí nguy hiểm trên cơ thể nhưng chỉ bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe nhưng người đó không chết.
Trong trường hợp này cần xác định mục đích của người phạm tội là gì. Nếu có mục đích giết người nhưng người đó không chết thì vẫn cấu thành tội giết người chưa đạt. Tuy nhiên nếu không có mục đích giết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích (nếu có).
Nếu gây thương tích dẫn đến chết người. Không có mục đích giết người thì cấu thành tội cố ý gây thương tích.
Chủ thể của tội giết người
Chủ thể của tội giết người là người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng là chủ thể của tội giết người.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (tội giết người). Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm.
Khách thể của tội giết người
Các hành vi phạm tội nêu trên đã xâm phạm đến tính mạng của người khác.
Nếu không đủ các yếu tố cấu thành tội phạm như nêu ở trên, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Dịch vụ tư vấn hình phạt tội giết người của Luật Trần Và Liên Danh
Tư vấn qua tổng đài:
Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Luật Trần và Liên Danh làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.
Cách kết nối tổng đài:
Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài
Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn, khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào
Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;
Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan
Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)
Thời gian làm việc của tổng đài Luật Trần và Liên Danh:
Thời gian làm việc của Tổng đài Luật Trần và Liên Danh như sau:
Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần
Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 01h chiều đến 9h tối
Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành.
Hướng dẫn tư vấn luật tổng đài:
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi qua Hotline của chúng tôi để nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư trên tất cả các lĩnh vực.
Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Luật Trần và Liên Danh sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.
Tư vấn qua email:
Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Luật Trần và Liên Danh bạn sẽ được:
Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!
Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.
Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải.
Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!
Phí tư vấn là: 300.000 VNĐ/Email tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc mà bạn đưa ra cho chúng tôi.
Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!
Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!
Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng:
Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!
Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!
Đây là hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí dịch vụ! Phí dịch vụ sẽ được tính là: 300.000 VNĐ/giờ tư vấn tại văn phòng của Luật Trần và Liên Danh trong giờ hành chính.
Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn:
Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!
Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu:
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.
Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Luật Trần và Liên Danh mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.
Luật Trần và Liên Danh sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:
Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi: (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).
Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!
Luật Trần và Liên Danh cam kết bảo mật thông tin của khách hàng:
Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Luật Trần và Liên Danh sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.
Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.
Với năng lực pháp lý của mình, Luật Trần và Liên Danh cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến hình phạt tội giết người. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!