Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Bà Rịa – Vũng Tàu

thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Bà Rịa – Vũng Tàu là thủ tục mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi muốn hoạt động sản xuất ngoài trụ sở chính. Doanh nghiệp cần nắm rõ bản chất và thủ tục thành lập địa điểm kinh để tránh những rắc rối pháp lý sau này.

Luật Trần và Liên danh xin cung cấp tới khách hàng thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tịa Bà Rịa Vũng Tàu như sau:

Địa điểm kinh doanh là gì?

– Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

VD: Công ty A chuyên sản xuất hàng dệt may, công ty có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện công ty có đầu mối tiêu thụ sản phẩm tại Bà Rịa Vũng Tàu nên để cắt giảm chi phí vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội về Bà Rịa Vũng Tàu, tránh hư hỏng sản phẩm, công ty đã mở xưởng sản xuất hàng dệt may tại Bà Rịa Vũng Tàu. Do đó, công ty cần thực hiện đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Bà Rịa Vũng Tàu.

– Địa điểm kinh doanh có các đặc điểm sau:

+ Địa điểm kinh doanh có thể nằm ngoài trụ sở chính của công ty

+ Ngành nghề của địa điểm kinh doanh nằm trong phạm vi ngành nghề của doanh nghiệp chủ quản. Tức có thể trùng hoặc ít hơn ngành nghề của công ty mẹ

+ Thủ tục thành lập đơn giản, hồ sơ không phức tạp và thời gian nhanh chóng. Khác với thủ tục đăng ký thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh, thủ tục tục thành lập địa điểm kinh doanh chỉ là thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và mang tính bắt buộc.

+ Không phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh. Địa điểm kinh doanh sau khi thành lập chỉ cần kê khai và nộp lệ phí môn bài, còn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp thì sẽ được  doanh nghiệp chủ quản kê khai và nộp tập trung.

Chủ thể nào có quyền đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh?

– Theo Luật doanh nghiệp và luật Thương mại thì chỉ 02 chủ thể sau mới có quyền thành lập địa điểm kinh doanh tại Việt Nam

+ Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Việt Nam. Đây là chủ thể phổ biến nhất khi thành lập địa điểm kinh doanh.

+ Chi nhánh của doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Việt Nam.

– Lưu ý: Doanh nghiệp Việt Nam không được đặt địa điểm kinh doanh ở nước ngoài và thương nhân nước ngoài cũng không được đặt địa điểm kinh doanh tại Việt Nam. Nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn hoạt động kinh doanh cụ thể tại nước ngoài thì doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức thành lập chi nhánh. Thủ tục thành lập chi nhánh tại nước ngoài thực hiện theo pháp luật nước ngoài. Ngược lại thương nhân nước ngoài muốn thực hiện hoạt động kinh doanh cụ thể tại Việt Nam thì phải thành lập chi nhánh tại Việt Nam và tuân theo quy định của Luật thương mại 2005.

thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Bà Rịa - Vũng Tàu
thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Bà Rịa Vũng Tàu

– Quyền đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh: Doanh nghiệp/chi nhánh có quyền thành lập địa điểm kinh doanh tại các đơn vị địa giới hành chính trên lãnh thổ Việt Nam.

­- Nghĩa vụ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh: Ngược lại với quyền thành lập thì khi doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài địa chỉ trụ sở chính thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh (Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP). Cùng với đó theo Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000.

– Nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập địa điểm kinh doanh là:

+ Gắn tên địa điểm kinh doanh tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

+ Phải đóng lệ phí môn bài hàng năm cho địa điểm kinh doanh.

+ Phải duy trì hoạt động của địa điểm kinh doanh.

+ Phải thông báo tạm ngừng hoạt động địa điểm kinh doanh nếu đã thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp.

+ Phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh khi có sự thay đổi thông tin đã thông báo khi thành lập địa điểm kinh doanh, tạm ngừng hoạt động hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

+ Thông báo chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh trước khi muốn giải thể doanh nghiệp.

+ Thông báo về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh nếu không hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh và chi nhánh có điểm gì khác nhau?


Tiêu chí

Chi nhánh

Địa điểm kinh doanh

Địa chỉ

Có thể đặt ở trong nước và nước ngoài

Có thể đặt nhiều chi nhánh trong cùng một đơn vị hành chính

Chỉ được đặt ở trong nước

Ngành nghề

Được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký

Được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký

Cách đặt tên

Tên Chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh

Không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh

Mã số

Có mã số đơn vị phụ thuộc

Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Hình thức hoạch toán

Hoạch toán độc lập hoặc hoạch toán phụ thuộc

Hoạch toán phụ thuộc

Con dấu

Có con dấu, tài khoản ngân hàng, hóa đơn riêng của chi nhánh

Không có con dấu, tài khoản ngân hàng, hóa đơn.

Thủ tục thành lập

Đăng ký hoạt động với cơ quan đăng ký kinh doanh

Thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh

Nghĩa vụ thuế

Phải kê khai và nộp lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng

Phải kê khai và nộp lệ phí môn bài

Những lưu ý khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Bà Rịa Vũng Tàu

Trụ sở địa điểm kinh doanh nên đặt ở đâu?

– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Tuy nhiên, điều này đã bị sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP, theo đó Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể nằm ngoài tỉnh của trụ sở chính hoặc chi nhánh.

– Trụ sở của địa điểm kinh doanh phải ghi chi tiết như đối với việc ghi tên địa chỉ của việc thành lập công ty: Số nhà/ thôn/xóm/phố, xã/thị trấn/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Đối với những trường hợp địa điểm dự kiến thành lập địa điểm kinh doanh chưa có số nhà thì chủ nhà cần phải làm thủ tục xin đăng ký số nhà nước. Sau đó mới thực hiện thủ tục thành lập tại Sở kế hoạch đầu tư

– Trụ sở địa điểm kinh doanh phải là nơi có trên bản đồ hành chính và phải thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của doanh nghiệp

+ Nếu trụ sở thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên doanh nghiệp.

+ Nếu trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp thì phải có hợp đồng thuê nhà của doanh nghiệp.

– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, nếu vi phạm những nội dung trên thì doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Tên của địa điểm kinh doanh nên đặt như thế nào?

– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh. Tên địa điểm kinh doanh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do địa điểm kinh doanh phát hành.

– Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

– Lưu ý: tên địa điểm kinh doanh không bắt buộc phải có cụm từ địa điểm kinh doanh mà doanh nghiệp có thể thay thế bằng các cụm “nhà xưởng”, “xưởng sản xuất”, “cơ sở sản xuất”, “cửa hàng”, “nhà hàng”…..

VD: Địa điểm kinh doanh của công ty cổ phần ABC sẽ có tên là: Địa điểm kinh doanh công ty cổ phần ABC.

Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là ai?

– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là người do doanh nghiệp tin tưởng bổ nhiệm để quản lý, điều hành hoạt động của địa điểm kinh doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động của địa điểm kinh doanh trước ban lãnh đạo công ty.

Ngành nghề của địa điểm kinh doanh

– Vì địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh cụ thể nên ngành nghề của địa điểm kinh doanh phải nằm trong phạm vi ngành nghề của công ty mẹ, khôn được đăng ký ngành nghề khác ngành nghề của doanh nghiệp mẹ

Thành phần hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Bà Rịa Vũng Tàu

– Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu bản sao y công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh

– Văn bản ủy quyền cho cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Bà Rịa Vũng Tàu (nếu có).

Trình tự thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Bà Rịa Vũng Tàu

Quy trình thực hiện

– Doanh nghiệp kê khai và gửi hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh bằng hình thức trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

Thẩm quyền         

– Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nơi đặt địa điểm kinh doanh

Thời gian

– Từ 03-05 ngày làm việc

Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Bà Rịa – Vũng Tàu của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc và cần tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139