Mẫu thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh

Mẫu thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là một trong những hình thức được doanh nghiệp lựa chọn khi muốn mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sẽ có nhiều lý do dẫn đến việc đóng địa điểm kinh doanh. Vậy thủ tục đóng địa điểm kinh doanh như nào? Cần lưu ý những gì khi thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh? Những vướng mắc thường gặp phải về Mẫu thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là nơi thực hiện các hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tạo ra doanh thu giúp doanh nghiệp cắt giảm các chi phí vận chuyển, tăng độ phủ của thương hiệu, dễ dàng tiếp cận với đối tác mới và đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng.

Doanh nghiệp sẽ được lựa chọn 1 nhóm ngành cụ thể (trong các ngành, nghề đã đăng ký trước đó) cho từng địa điểm kinh doanh để phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Những câu hỏi thường gặp khi chấm dứt địa điểm kinh doanh

Thời gian giải quyết hồ sơ chấm dứt địa điểm kinh doanh là bao lâu?

Thời gian giải quyết từ 3-5 ngày làm việc.

Hồ sơ cần chuẩn bị để chấm dứt địa điểm kinh doanh gồm những gì?

Hồ sơ gồm có: Thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh, bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của người thực hiện nộp hồ sơ, giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác).

Ai là người thực hiện thủ tục nộp hồ sơ & nhận kết quả với phòng ĐKKD?

Là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền dựa trên văn bản ủy quyền.

Có bắt buộc phải nộp hồ sơ chấm dứt địa điểm kinh doanh qua mạng không?

Không bắt buộc.Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp hồ sơ tại bộ phận một cửa phòng ĐKKD tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Khi chấm dứt địa điểm kinh doanh ở cùng một tỉnh/thành phố với Trụ sở chính, doanh nghiệp có cần làm hồ sơ trình cơ quan thuế không?

Không cần. Trường hợp không cùng tỉnh/thành phố thì doanh nghiệp mới cần phải thực hiện các nghĩa vụ với cơ quan thuế tại nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Các bước tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, Mẫu thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh

Bước 1. Công ty ra quyết định chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

Người đại diện theo pháp luật của công ty có quyền ký duyệt quyết định chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh của công ty. Soạn thảo và kê khai thông tin hồ sơ.

Hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

Thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người tiến hành thủ tục tại Cơ quan đăng ký kinh doanh

Người nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật của công ty, kèm theo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh phải có Văn bản ủy quyền đại diện công ty thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp, người đại diện theo pháp luật của công ty vắng mặt và có văn bản ủy quyền cho người khác ký duyệt hồ sơ. Phải kèm theo bản sao Văn bản ủy quyền và người đại diện vẫn chịu trách nhiệm đối với các nội dung ủy quyền. Công việc người được ủy quyền phải đúng với quyền và nghĩa vụ trong nội dung của văn bản ủy quyền.

Bước 2.  Tiến hành thủ tục tại Cơ quan đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh bằng 2 hình thức:

Nộp trực tiếp tại bộ phận 1 cửa Cơ quan đăng ký kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Doanh nghiệp cũng có thể nộp trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sư hợp lệ theo quy định pháp luật Phòng đăng ký kinh doanh cấp Thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung thông tin hồ sơ và nộp lại theo quy định pháp luật.

Bước 3. Các thủ tục sau khi chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

Sau khi nhận thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh cảu doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành thu dọn và gỡ biển hiệu của địa điểm kinh doanh tại địa điểm kinh doanh và thông báo đến khách hàng về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.

Các bước tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh tại Cơ quan thuế

Bước 1. Thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh với Cơ quan thuế nơi quản lý thuế của địa điểm kinh doanh để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Bước 2. Nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh

Sau khi công ty nộp hồ sơ chấm dứt địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc địa điểm kinh doanh chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế.

– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Cơ quan đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Nội dung Mẫu thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh

Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được tiến hành khi có quyết định của chính doanh nghiệp đó, doanh nghiệp giải thể hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Để tiến hành việc chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp sẽ soạn thảo mẫu thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo mẫu văn bản phụ lục II-20 được ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.

Nội dung của mẫu thông báo bao gồm:

Ngày tháng năm làm thông báo;

Phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có trụ sở;

Thông tin doanh nghiệp;

Thông tin của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh bị chấm dứt hoạt động;

Lý do chấm dứt hoạt động;

Thông tin chi nhánh chủ quản;

Cam kết của doanh nghiệp về tính chính xác, trung thực của mẫu thông báo này;

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, người đứng đầu chi nhánh ký và ghi rõ họ tên cuối thông báo.

Những điều cần lưu ý khi viết Mẫu thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh

Khi viết mẫu thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cần lưu ý:

Ghi rõ và đầy đủ thông tin doanh nghiệp;

Nêu đầy đủ thông tin chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và nêu rõ lí do chấm dứt hoạt động: hoạt động không hiệu quả, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động…

Đối với chi nhánh chủ quản thì chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Mẫu thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh
Mẫu thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh

Mẫu thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh

TÊN DOANH NGHIỆP

Số: …………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

……, ngày…… tháng…… năm ……

THÔNG BÁO

Về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/

địa điểm kinh doanh

Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố ………….

Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):         

Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:         

Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):  Thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh sau:

Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh(ghi bằng chữ in hoa):         

Mã số chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh hoặc mã số thuế chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:         

Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (chỉ kê khai nếu không có mã số chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh và mã số thuế chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh):         

Địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:

Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn:         

Xã/Phường/Thị trấn:         

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:         

Tỉnh/Thành phố:                 

Điện thoại:         Fax:         

Email:         Website:         

Chi nhánh chủ quản(chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):

Tên chi nhánh:         

Địa chỉ chi nhánh:         

Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh:         

Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh):         

Do Phòng Đăng ký kinh doanh:         

cấp ngày:         /        /        

Doanh nghiệp cam kết sẽ chịu trách nhiệm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này.

 

Các giấy tờ gửi kèm:

-…………………..

-…………………..

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

CỦA DOANH NGHIỆP/NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CHI NHÁNH

(Ký, ghi họ tên)1

[1] Trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trực tiếp vào phần này.

Trường hợp chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu chi nhánh ký trực tiếp vào phần này.

Câu hỏi liên quan đến Mẫu thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh

Việc hạch toán của địa điểm kinh doanh như thế nào?

Địa điểm kinh doanh hạch toán phụ thuộc vào công ty mẹ

Khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh cần lưu ý nhưng gì?

Tên cuả địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt, kèm theo các chữ số, ký hiệu và chữ F, J, Z, W.

Tên riêng của địa điểm kinh doanh không được chứa cụm từ “công ty” hay “doanh nghiệp”.

Có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?

Trước đây chỉ có thể thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở công ty. Tuy nhiên, từ 10/10/2018, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh, thành phố.

Điều này là vô cùng thuận lợi cho những công ty muốn mở rộng kinh doanh nhưng ngại những phát sinh về kê khai thuế.

Lưu ý là địa chỉ đăng ký thêm địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế không được là nhà chung cư, nhà tập thể.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh thay vì trực thuộc công ty mẹ.

Địa điểm kinh doanh có cần khắc con dấu không?

Câu trả lời là không cần, vì địa điểm kinh doanh không cần con dấu pháp nhân.

đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế

Địa điểm kinh doanh có phải đăng ký thuế không?

Địa điểm kinh doanh không cần phải đăng ký thuế vì việc hạch toán của địa điểm kinh doanh sẽ phụ thuộc vào công ty mẹ và địa điểm kinh doanh không phải kê khai thuế phức tạp như đối với chi nhánh.

Lưu ý: Địa điểm kinh doanh không thể phát hành và xuất hóa đơn đỏ.

Ai có thể đứng tên để mở địa điểm kinh doanh?

Người có thể đứng tên thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty có thể là:

Bất cứ cá nhân nào đủ năng lực hành vi dân sự, đủ điều kiện được công ty ủy quyền, cho phép đứng tên làm người đại diện

Chủ tịch, giám đốc, người quản lý công ty mẹ…

>>>> Để không phải mất thời gian tìm hiểu về thủ tục pháp lý, hồ sơ đăng ký kinh doanh hay tìm mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp có thể đăng ký ngay dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh trọn gói, giá rẻ của Luật Trần và Liên Danh.

Với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp mở địa điểm kinh doanh, Luật Trần và Liên Danh cam kết sẽ trả giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp sau 3 – 5 ngày làm việc.

Trên đây là tư vấn của Luật Trần và Liên Danh về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh. Qúy doanh nghiệp, công ty có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh của chúng tôi xin vui lòng liên hệ đến Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Trên đây là bài viết tư vấn về Mẫu thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.­­

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139