Hành vi lừa dối khách hàng bằng nhiều thủ đoạn khác nhau trong quá trình mua bán hàng hóa không phải là hiếm gặp. Đây là hành vi pháp luật nghiêm cấm thực hiện, do đó trường hợp người bán lừa dối khách hàng có thể bị xử lý về Tội lừa dối khách hàng. Dưới đây là quy định của pháp luật về điều 198 Bộ luật hình sự quy định Tội lừa dối khách hàng.
Thế nào là tội lừa dối khách hàng?
Tội lừa đối khách hàng là hành vi gian dối của người bán hàng trong việc mua bán gây thiệt hại cho khách hàng.
Lừa dối khách hàng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác cũng như xâm phạm trật tự quản lí thị trường. Trong luật hình sự Việt Nam, hành vi lừa dối khách hàng được quy định là tội danh độc lập kể từ khi Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân năm 1970 có hiệu lực. Khi đó, tội này có tên là tội gian lận để chiếm đoạt tài sản riêng của khách hàng.
Trong Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999, tội lừa dối khách hàng đều được quy định là tội phạm thuộc Chương “Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tể”.
Theo Bộ luật hình sự, tội lừa dối khách hàng đòi hỏi các dấu hiệu sau: 4) Chủ thể có hành vi lừa dối trong việc mua bán gây thiệt hại cho khách hàng. Hành vi lừa dối này có thể được thực hiện qua các thủ đoạn như cân, đong, đo, đếm, tính gian hoặc đánh tráo loại hàng…;
Hành vi lừa dối đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc chủ thể là người đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về hành vi này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Hình phạt được quy định cho tội này có mức cao nhất là 7 năm tù.
Quy định chi tiết Điều 198 Bộ luật hình sự quy định Tội lừa dối khách hàng
Tội lừa dối khách hàng được quy định tại Điều 198 Bộ luật hình sự như sau:
1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Theo đó,
Lừa dối khách hàng được hiểu là hành vi mua bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác đối với khách hàng để thu lợi bất chính.
Các dấu hiệu pháp lý Điều 198 Bộ luật hình sự quy định Tội lừa dối khách hàng
Mặt khách quan của tội phạm – Điều 198 Bộ luật hình sự
Mặt khách quan của tội lừa dối khách hàng có các dấu hiệu sau:
+ Về hành vi
Có hành vi cân, đong, đong đếm, tính gian, đánh tráo hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác trong việc mua bán.
Cân, đong, đo, đếm, tính gian, được hiểu là cân đong đo đếm tính toán khôrg chính xác, không đúng (ít thì tính nhiều hoặc ngược lại) vối số lượng, trọng lượng, khối lượng, kích thước thực tế của từng loại hàng trong việc mua bán làm thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng.
Đánh tráo hàng, được hiểu là việc khi giao hàng đã thực hiện không đúng về chất lượng, chủng loại theo thỏa thuận (ví dụ: đổi mặt hàng này lấy mặt hàng tương tự khác nhưng kém chất lượng hơn, giá thấp hơn so với loại hàng đã thỏa thuận) làm thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng.
Thủ đoạn gian dối khác trong việc mua bán, được hiểu là những thủ đoạn làm cho khách hàng bị nhầm lẫn tưởng là mình đã nhận đúng, mua đúng loại hàng với chất lượng như thỏa thuận ban đầu (như giả vờ ghi sai số lượng, giá cả, chủng loại hàng trong hợp đồng nếu bị phát hiện thì cho là do sơ xuất…)
+ Dấu hiệu khác
Các hành vi nêu trên phải gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi lừa dối khách hàng hoặc đã bị kết án về tội lừa dối khách hàng nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm (tức lại có hành vi lừa dối khách hàng) thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Khách thể của tội phạm – Điều 198 Bộ luật hình sự
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng (khách hàng).
Mặt chủ quan của tội phạm – Điều 198 Bộ luật hình sự
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (mục đích là nhằm để thu lợi bất chính).
Chủ thể của tội phạm – Điều 198 Bộ luật hình sự
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mức phạt tại Điều 198 Bộ luật hình sự quy định Tội lừa dối khách hàng
Mức hình phạt của tội danh này được chia làm hai khung, cụ thể như sau:
Mức hình phạt tại khoản 1 Điều 198 Bộ luật hình sự: Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ các dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan. Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với các trường hợp:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Mức hình phạt tại khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Mức hình phạt tại khoản 3 Điều 198 Bộ luật hình sự: Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bị cáo có thể được hưởng khi bị phạm tội tại Điều 198 Bộ luật hình sự quy định Tội lừa dối khách hàng
Điều 51 Bộ luật hình sự có quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, theo đó, khi bị cáo có một trong các tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 51 thì Hội đồng xét xử có thể xem xét cho giảm nhẹ trách nhiệm. Cụ thể:
Các tình tiết các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự về việc áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt thì:
Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Vì vậy, bị cáo có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp có tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 hoặc trong trường hợp có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì bị cáo còn có thể được áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.
Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 198 Bộ luật hình sự. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.