Hình phạt đối với hành vi mua bán trẻ em là gì ? Chiếm đoạt, bắt cóc, đánh tráo trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào ? … và một số vướng mắc khác liên quan đến quyền trẻ em như có luật sư, người giám hộ hợp pháp khi hỏi cung trẻ em sẽ được luật sư tư vấn, giải đáp cụ thể:
1. Thực trạng vấn nạn buôn bán trẻ sơ sinh
Theo Cục Bà mẹ -Trẻ em (Bộ Y tế), qua công tác kiểm tra, giám sát cũng như thông tin từ các cơ quan truyền thông, Bộ Y tế được biết hiện nay ngoài xã hội tồn tại một số đường dây lợi dụng danh nghĩa xin con nuôi để buôn bán trẻ sơ sinh, trục lợi gây mất ổn định trật tự an toàn xã hội.
Điều đáng lưu ý, tình trạng trên xảy ra không loại trừ có sự tham gia, tiếp tay cho các đường dây này từ trong nội bộ nhân viên của các cơ sở y tế, bệnh viện.
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị tổn thương bởi các hành vi trái pháp luật và đạo đức, vì vậy việc ngăn chặn, đẩy lùi nạn buôn bán trẻ sơ sinh luôn là điều xã hội hướng đến.
2. Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP
3. Hành vi mua bán trẻ sơ sinh là gì?
Hành vi mua bán trẻ sơ sinh sẽ chịu hình phạt về tội mua bán trẻ em dưới 16 tuổi. Tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP; hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; có giải thích từ ngữ về hành vi mua bán trẻ em như sau:
“Mua bán trẻ em” là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi trẻ em (người dưới 16 tuổi) như một loại hàng hóa; cụ thể là một trong các hành vi sau đây:
a) Bán trẻ em cho người khác, không phụ thuộc vào mục đích của người mua;
b) Mua trẻ em để bán lại cho người khác; không phân biệt bán lại cho ai và mục đích của người mua sau này như thế nào;
c) Dùng trẻ em làm phương tiện để trao đổi, thanh toán;
d) Mua trẻ em để bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc vì mục đích trái pháp luật khác.”
Căn cứ vào Điều 151; Tội mua bán người dưới 16 tuổi là trường hợp người phạm tội có hành vi chuyển giao; hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao nhận tiền; tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động; lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyển chứa chấp để thực hiện các hành vi nói trên.
4. Các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán trẻ em dưới 16 tuổi
Khách thể của tội phạm
Khách thế của tội phạm này là “nhân phẩm và sự phát triển bình thường của trẻ em”; hay ““xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của con người; xâm hại đến các quyền được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em được Hiến pháp và pháp luật quy định”.
Ngoài ra, tội mua bán người dưới 16 tuổi; xâm phạm đến “quyền tự do thân thể, danh dự, nhân phẩm của con người được pháp luật bảo vệ”; “trẻ em bị mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt bị xâm phạm trực tiếp đến tính mạng; sức khỏe và quyền được quản lý, chăm sóc, giáo dục được luật hình sự bảo vệ”.
Mặt khách quan của tội phạm
Nhóm hành vi khách quan thứ 1: Hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao nhận tiền; tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Xét về bản chất, đây là hành vi dùng tiền; hoặc phương tiện thanh toán khác như vàng, ngoại tệ… để trao đổi mua bán người dưới 16 tuổi như hàng hóa.
Nhóm hành vi khách quan thứ 2: Hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động; lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác. Trong đó bóc lột tình dục được hiểu là ép buộc người khác bán dâm.
Nhóm hành vi khách quan thứ ba: Hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi; để thực hiện hành vi thuộc nhóm thứ nhất hoặc thứ hai. Theo đó tuyển mộ người dưới 16 tuổi ở trong điều luật này có thể được xác định là những hành vi tuyển lựa; lựa chọn người dưới 16 tuổi để thực hiện các hành vi như chuyển giao; tiếp nhận nhằm để giao, nhận tiến, tài sản; hoặc lợi ích vật chất khác (trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo); hay để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác
Hậu quả
Hậu quả của tội mua bán người dưới 16 tuổi là việc nạn nhân bị đưa ra mua bán; trao đổi như hàng hóa, danh dự, nhân phẩm của họ bị chà đạp. Họ có thể bị bóc lột sức lao động, bị bóc lột tình dục, bị khổ sai; bị đánh đập và cũng có thể bị sử dụng vào những mục đích vô nhân đạo khác.
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội mua bán trẻ em dưới 16 tuổi là lỗi cố ý trực tiếp; bởi người phạm tội nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn thực hiện hành vi để đạt được những mục đích nhất định.
Tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 nhà làm luật quy định các dầu hiệu mục đích khác nhau tương ứng với các hành vi phạm tội. Đối với hành vi chuyên giao hoặc nhận người, mục đích của người phạm tội được phân thành hai nhóm:
1) Mục đích “vụ lợi”, cụ thể là hành vi chuyển giao; hoặc tiếp nhận người “đế giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác”;
2) Mục đích bóc lột hoặc vô nhân đạo; bao gồm “bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lầy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc mục đích vô nhân đạo khác”.
Riêng đối với hành vi tuyển mộ, vận chuyển; hoặc chứa chấp người thì mục đích phạm tội là thực hiện một trong các hành vi chuyển giao; hoặc tiếp nhận người để đạt mục đích lợi ích vật chất hoặc mục đích bóc lột hoặc vô nhân đạo khác.
Chủ thể của tội phạm
Về chủ thể của tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi: Hai dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ thể tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi là; năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi. Người phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự; là người mà khi thực hiện hành vi phạm tội này có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi và điều khiển được hành vi đó.
5. Hành vi mua bán trẻ sơ sinh sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định?
Đối với những đối tượng thực hiện hành vi buôn bán trẻ sơ sinh; sẽ phải chịu hình phạt về tội mua bán người dưới 16 tuổi; được quy định tại Khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, theo đó:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;
c) Đối với từ 02 người đến 05 người;
d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e.Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Vì động cơ đê hèn;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
e) Đối với 06 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
4.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Như vậy căn cứ vào hành vi phạm tội của các bị cáo; Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Nhiều 8 năm tù giam, bị cáo Lâm Tố Quyên 7 năm tù giam về tội mua bán người dưới 16 tuổi.
6. Các quy định nhằm hạn chế hành vi buôn bán trẻ sơ sinh
Xuất phát từ hoạt động nuôi và nhận nuôi con nuôi cả trong và ngoài nước hiện nay diễn ra khá phổ biến, bởi vậy pháp luật cũng có những quy định chặt chẽ về vấn đề này nhằm hạn chế hành vi buôn bán trẻ sơ sinh
Quy định về thời hạn đăng ký khai sinh
Phân tích các quy định về nhận nuôi con nuôi thì khi người nào đó muốn nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi thì trước hết đứa trẻ này cần được đi khai sinh để lấy giấy khai sinh. Khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch năm 2014 quy định “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.”
Quy định này nhằm hạn chế tối đa việc “bỏ sót” ghi nhận sự kiện sinh, đồng thời hạn chế việc thay đổi thông tin khai sinh trong việc buôn bán trẻ sơ sinh
Quy định về việc nhận nuôi con nuôi
Trong trường Trường hợp phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi thì người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho UBND cấp xã hoặc công an xã, phường nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
UBND cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Sau 30 ngày, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì tổ chức hoặc người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ, người muốn nhận trẻ làm con nuôi có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ.
về điều kiện nhận nuôi con nuôi, Luật Nuôi con nuôi quy định, người nhận con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi…
Những người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Đang chấp hành hình phạt tù; Mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em…không được nhận nuôi con nuôi
Trẻ em được nhận làm con nuôi phải dưới 16 tuổi (trừ trường hợp luật định). Một người chỉ được làm con của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Khi có đủ điều kiện để nhận nuôi con nuôi, bên nhận nuôi cần chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, bao gồm: Đơn xin nhận con nuôi; Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; Phiếu lý lịch tư pháp; Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; Giấy khám sức khoẻ; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế…Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi gồm: Giấy khai sinh; Giấy khám sức khoẻ; Biên bản xác nhận trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi…
Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
Trong trường hợp người nước ngoài nhận nuôi con nuôi là người Việt Nam họ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, Có tư cách đạo đức tốt; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; Không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
Về trình tự thủ tục nhận nuôi con nuôi, người nhận nuôi con nuôi sẽ nộp hồ sơ nhận nuôi con nuôi tại Cục Con nuôi (Bộ tư pháp).
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi, Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp, nếu UBND cấp tỉnh đồng ý thì ra thông báo cho Sở Tư pháp để làm thủ tục chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp; trường hợp không đồng ý thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Bộ Tư pháp kiểm tra việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, nếu hợp lệ thì lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được làm con nuôi người nước ngoài và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận nuôi con nuôi đang thường trú. Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp trình UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Sau đó, Sở Tư pháp trình, UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
Cuối cùng, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận nuôi con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi. Trong thời hạn 60 ngày, người nhận nuôi con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi.
Như vậy, theo quy định hiện hành, việc cho và nhận con nuôi phải tuân thủ các quy định khá chặt chẽ, nghiêm ngặt. Tuy vậy, thực tế cho thấy, việc cho, nhận con nuôi đang diễn ra khá phổ biến thông qua mạng xã hội. Việc cho nhận con nuôi nếu không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật tiềm ẩn nhiều rủi ro, là một trong những nguyên nhân khiến việc khai sinh cho đứa trẻ gặp nhiều khó khăn, chưa nói đến việc những người nhận con nuôi có nguy cơ bị các đối tượng môi giới, cò mồi, lật lọng đòi lại đứa trẻ để rao bán cho người khác kiếm lời.