Rượu là một trong những loại đồ uống có cồn được tiêu thụ mạnh nhất tại Việt Nam cũng như thế giới, rượu hiện nay không chỉ là một thức uống mà còn là một món quà sang trọng khi cần thiết, đặc biệt là những sản phẩm rượu ngoại nhập của những công ty có uy tín lâu năm. Để có thể kinh doanh các hoạt động phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu… Doanh nghiệp cần được cấp giấy phép kinh doanh liên quan và phân phối rượu cũng vậy. Để Quý độc giả hiểu rõ hơn về giấy phép phân phối rượu, Luật Trần và Liên Danh xin giới thiệu bài viết: “Thủ tục xin cấp giấy phép phân phối rượu”.
Điều kiện phân phối rượu
Điều 11 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định 3 điều kiện phân phối rượu, gồm:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính); tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu.
– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.
Thẩm quyền cấp giấy phép
Điểm a Khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép phân phối rượu.
Thành phần hồ sơ cấp giấy phép phân phối rượu
Theo điều 21 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP và Nghị định số 17/2020/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép phân phối rượu như sau:
– Giấy đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Bản sao hợp đồng thuê/mượn địa điểm làm kho hàng, địa điểm bán rượu lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ (nếu có kinh doanh);
– Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh;
– Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau:
+ Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.
– Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
+ Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;
+ Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.
– Bản cam kết bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường của doanh nghiệp đề nghị cấp phép
Lưu ý: Nghị đinh 17/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/03/2020 đã bỏ đi một số nội dung trong hồ sơ gồm: Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở làm kho hàng, địa điểm bán lẻ; Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Bản cam kết của thương nhân về đáp ứng các điều kiện cần thiết.
Thủ tục cấp giấy phép
Khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp giấy phép phân phối rượu như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ.
Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Điều 21 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu (01 bộ) bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
Bản sao Giấy, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau:
– Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.
Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
– Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;
– Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.
Bước 2: Xem xét hồ sơ và cấp giấy phép.
– Hồ sơ chưa đủ, chưa hợp lệ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
– Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
– Giấy phép được làm thành nhiều bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép; 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp giấy phép; 01 bản gửi Cục Quản lý thị trường; 01 bản gửi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và 01 bản gửi mỗi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đăng ký phân phối rượu; 01 bản gửi mỗi thương nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp kinh doanh rượu khác có tên trong giấy phép.
– Thời hạn của Giấy phép phân phối rượu là 05 năm theo quy định Khoản 20 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP. Thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
Phí, lệ phí
Điều 4 Thông tư 168/2016/TT-BTC quy định Mức thu phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại là 1.200.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối rượu
– Khoản 1 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định Trong quá trình phân phối rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy.
– Sau khi được cấp Giấy phép phân phối rượu, thương nhân phân phối rượu có quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 1, 2 Điều 18 Nghị định 105/2017/NĐ-CP như sau:
+ Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ
+ Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
+ Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác
+ Nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
+ Bán rượu cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
+ Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
+ Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.
Thủ tục xin cấp đổi giấy phép nhập khẩu rượu
Điều 30 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu Quy định chung về nhập khẩu rượu:
Điều 30. Quy định chung về nhập khẩu rượu
Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩurượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩuhoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
Trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Nghị định này, rượu nhập khẩu phải đáp ứng quy định sau:
a) Phải được ghi nhãn hàng hóa, dán tem rượu theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy phép tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) trước khi nhập khẩu và phải đáp ứng các quy định kiểm tra nhà nước về an toán thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu.
Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.
Theo đó, doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu. Đồng thời khi có thay đổi các nội dung của Giấy phép phân phối rượu thì thương nhân nhập khẩu rượu phải tiến hành thủ tục xin cấp đổi giấy phép phân phối rượu.
– Thủ tục xin cấp đổi giấy phép phân phối rượu được thực hiện như sau:
Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép 01 bộ hồ sơ.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
(1) Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu;
(2) Bản sao giấy phép phân phối rượu đã được cấp;
(3) Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm giấy phép theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu. Trường hợp từ chối cấp sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp sửa đổi, bổ sung do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
– Cơ quan có thẩm quyền cấp phép: Bộ Công Thương.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về giấy phép phân phối rượu. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.