Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại An Giang

dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại An Giang

Hiện nay, mức sống của người dân ở An Giang  ngày càng được cải thiện, đời sống tinh thần được chú trọng, nhiều sản phẩm góp phần làm phong phú nền văn học, âm nhạc, hội họa của nước ta ra đời từ mảnh đất này. Các tổ chức, cá nhân đã quan tâm đến việc đăng ký bản quyền để bảo vệ cho các tác phẩm của mình. Việc đăng ký bản quyền tác giả được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên danh sẽ cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại An Giang.

Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với  tác phẩm do chính tác giả trực tiếp sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuẩn là sự sao chép từ nguồn đã biết. Quyền tác giả tự động hình thành từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả tại An Giang

Đăng ký bản quyền tại An Giang nói riêng và đăng ký bản quyền tác giả đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức, cá nhân như:

Đảm bảo quyền sở hữu đối với tác giả khi có tranh chấp xảy ra;

Hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ;

Thuận lợi cho việc tác giả chuyển nhượng các tác phẩm do mình sáng tạo ra, tạo niềm tin tuyết đối với người nhận chuyển nhượng.

Điều kiện đăng ký bản quyền tác giả tại An Giang

Tác phẩm phải được sáng tạo trực tiếp bởi tác giả bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ các tác phẩm khác dưới bất kì hình thức nào;

Tác phẩm phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định như: tác phẩm văn học thể hiện dưới dạng viết, tác điện ảnh được thể hiện qua nhưng thước phim, tác phẩm nhiếp ảnh thể hiện qua những tấm ảnh,…

dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại An Giang

dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại An Giang

Loại hình tác phẩm được đăng ký bản quyền tác giả tại An Giang

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bản quyền tác giả bao gồm:

Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác: là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.

Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu: phần mềm máy tính,…

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả. Theo đó tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.

Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

Tác phẩm sân khấu là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

Tác phẩm báo chí là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.

Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó;

Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.

Tác phẩm kiến trúc là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm: Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh; Công trình kiến trúc.

Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian.

Các đối tượng không được bảo hộ và đăng ký bản quyền tác giả

Tin tức thuần túy đưa tin (các thông tin báo chí ngắn hàng ngày chỉ thuần túy mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo).

Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và bản dịch chính thức của văn bản đó bao gồm: văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Để đăng ký bản quyền tác giả, tác giả cần chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu như sau:

Tờ khai đăng ký quyền tác giả.

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên. Tờ khai cần ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan. Tờ khai cần có tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

Hai bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả.

01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả. 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;

Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn;

Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Chứng minh nhân dân công chứng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;

Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty (nếu chủ sở hữu là công ty).

Tất cả các tài liệu nộp kèm đơn đăng ký quyền tác giả phải được làm bằng tiếng Việt.Trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

Thủ tục tiến hành dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại An Giang

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất năm 2022 được thực hiện theo quy trình các bước sau:

Bước 1: Xác định loại hình tác phẩm cần bảo hộ quyền tác giả

Trước khi đăng ký bảo hộ cho tác phẩm thì tác giả, chủ sở hữu cần xác định tác phẩm của mình thuộc loại hình tác phẩm nào để chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đăng ký theo loại hình đó.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Khi đã xác định loại hình tác phẩm sẽ đăng ký bảo hộ thì tác giả, chủ sở hữu tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký gồm các tài liệu như trên

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký

Hồ sơ chuẩn bị 01 bộ gồm các tài liệu nêu trên sau đó nộp trực tiếp hoặc có thể gửi qua bưu điện đến trụ sở chính Cục Bản quyền tac giả tại Hà Nội hoặc 02 Văn phòng đại diện của Cục ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Lưu ý: Để tránh những phát sinh không cần thiết thì chủ đơn nên nộp trực tiếp nếu có thể thay vì gửi qua bưu điện tới Cục Bản quyền tác giả.

Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội: địa chỉ: Số 33, Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội; Số điện thoại: 024.38 234 304

Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: địa chỉ: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh; Số điện thoại: 028.39 308 086

Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: địa chỉ: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng; Số điện thoại: 023.63 606 967

Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả sau nộp

Khi nhận được hồ sơ đăng ký, Cục BQTG sẽ cử chuyên viên thẩm định. Trong quá trình thẩm định nếu có sai sót hoặc thiếu giấy tờ Cục sẽ thông báo cho người nộp đơn để sửa đổi, bổ sung cho hợp lệ.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và người nộp đơn nộp đầy đủ phí đăng ký đúng hạn, Cục sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp thì Cục sẽ phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Chi tiết dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại An Giang của Luật Trần và Liên danh

Luật Trần và Liên danh được rất nhiều các cá nhân, tổ chức tin tưởng và ủy quyền thực hiện đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm của mình. Nếu bạn đang chưa biết đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình như thế nào thì liên hệ ngay cho Luật Trần và Liên danh để được các luật sư hỗ trợ. Khi khách hàng ủy quyền cho chúng tôi thực hiện thì việc của quý khách là chờ chúng tôi thông báo tới nhận Giấy chứng nhận, mọi việc còn lại Luật Trần và Liên danh sẽ làm, như:

Tư vấn, hướng dẫn quý khách cung cấp các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký;

Tư vấn phân loại hình đăng ký;

Soạn thảo hồ sơ đăng ký và cung cấp các biểu mẫu mới nhất, phù hợp cho khách hàng;

Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký tới cơ quan có thẩm quyền để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và nộp các khoản phí, lệ phí đăng ký;

Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ và xử lý các vấn đề phát sinh nếu có sai sót hay thiếu giấy tờ,…

Thay mặt tiếp nhận Giấy chứng nhận và gửi tới quý khách hàng;

Tư vấn, hỗ trợ để xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả nếu có. 

Trên đây là một số chia sẻ về dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại An Giang của Luật Trần và Liên danh, hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục đăng ký bản quyền tác giả tại An Giang. Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ một cách chuyên nghiệp và nhanh nhất. Luật Trần và Liên danh – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139