Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả giúp xác lập quyền sở hữu và quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả cho cá nhân, doanh nghiệp. Nếu quý vị đăng băn khoản có cần thiết phải đăng ký quyền tác giả hay không? Cách thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền tác giả thế nào? Hãy theo dõi các chia sẻ của Luật Trần và Liên Danh dưới đây để hiểu hơn về quy trình này.

Bản quyền tác giả là gì

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

(Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019))

Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Đăng ký bản quyền logo là gì

  • Bản quyền thể hiện sự sở hữu của một cá nhân hoặc của một nhóm người sáng tạo nên một tác phẩm mà tác phẩm này được ghi nhận quyền tác giả.
  • Logo là một sản phẩm hữu hình được tạo nên từ những hình ảnh, ký hiệu, màu sắc, bố cục, đường nét khác nhau tạo nên một sắc thái, hình ảnh đại diện của cá nhân, tổ chức
  • Đăng ký bản quyền logo được hiểu là đăng ký quyền tác giả ghi nhận quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm logo do mình sở hữu hoặc tạo ra.

Bản quyền và quyền tác giả có giống nhau không

Thực tế hiện nay, bản quyền và quyền tác giả đều được dùng chung và không có bất cứ sự khác biệt nào. Đây là cách sử dụng của nhiều quốc gia trên thế giới khi xây dựng luật, trong đó có Việt nam. Vậy bản quyền và quyền tác có phải là hai khái niệm đồng nhất không?

Pháp luật của các nước quy định về quyền tác giả tương đối giống nhau:

Trước tiên, có thể thấy rằng, mặc dù pháp luật của các nước quy định về quyền tác giả tương đối giống nhau. Cơ bản đều bao gồm các quy định về đối tượng bảo hộ quyền tác giả, các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, thời hạn bảo hộ quyền tác giả…. Từ đó cho thấy các quyền lợi cơ bản của tác giả đối với các tác phẩm họ sáng tạo ra.

Nhưng trên thực tế, có nước dùng thuật ngữ quyền tác giả, một số nước khác lại sử dụng thuật ngữ bản quyền. Từ đó mang đến các thuật ngữ pháp lý khác nhau để điều chỉnh đối với các quyền sở hữu trí tuệ nói chung.

+ Quyền tác giả là thuật ngữ của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law).

+ Trong khi đó bản quyền lại là thuật ngữ của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Common Law).

Đây là hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, do quan niệm, tư duy pháp luật của hai hệ thống này khác nhau. Chính những quan niệm này dẫn đến một số nội dung tuy cùng chỉ một khái niệm nhưng nội hàm của các từ này lại không đồng nhất. Từ đó mang đến cho ta nhiều cách hiểu trên thực tế khi nghiên cứu pháp luật.

Các khác biệt cơ bản:

Theo đó, dù đều là các khái niệm để chỉ về các quyền đối với tác phẩm nhưng giữa bản quyền và quyền tác giả vẫn có những khác biệt nhất định. Các quốc gia có cách tiếp cận, triển khai và thống nhất về quyền lợi cụ thể cho quyền tác giả hay bản quyền.

– Quyền tác giả:

– Nói ngắn gọn, các nước thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa (trong đó tiêu biểu là Pháp) sử dụng thuật ngữ quyền tác giả. Việc sử dụng thuật ngữ này xuất phát từ quan điểm gắn chặt mối quan hệ giữa tác giả với tác phẩm.

Pháp luật cũng chú trọng đến việc bảo hộ quyền của tác giả, đặc biệt là các quyền tinh thần của người sáng tạo ra tác phẩm.

Nhấn mạnh các ý nghĩa của tác giả đối với hoạt động sáng tạo, mang đến sản phẩm có giá trị.

– Bản quyền:

– Trong khi quyền tác giả coi người sáng tạo ra tác phẩm – tác giả là trung tâm và bảo hộ các quyền về cả quyền nhân thân và quyền tài sản thì bản quyền ưu tiên bảo vệ quyền lợi kinh tế của người sở hữu quyền tác giả hơn là chính tác giả.

Khi đó, các chủ thể thực hiện quản lý, sử dụng cũng như khai thác tác phẩm đều được bảo hộ. Họ có thể là tác giả hoặc chủ thể có quyền theo quy định pháp luật.

Các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mỹ sử dụng thuật ngữ bản quyền lại xuất phát từ khía cạnh thương mại. Do đó các mục đích sử dụng thuật ngữ bản quyền nhấn mạnh đến quyền sao chép, nhân bản tác phẩm, tức là chú trọng đến giá trị kinh tế của tác phẩm, chứ không phải là nhân thân tác giả. Do đó quyền tinh thần của tác giả không mấy được coi trọng. Bản quyền được nhìn nhận, tiếp cận rộng hơn đối với các chủ thể có quyền.

Tuy nhiên, do sự hội nhập của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, pháp luật của các nước giao thoa với nhau nên những khác biệt này cũng dần được thay đổi, hoà hợp với nhau hơn. Các thuật ngữ này cũng không quá khác biệt nhau về đối tượng, cách hiểu và áp dụng thực tế. Do đó để thống nhất, pháp luật các quốc gia phải lựa chọn một thuật ngữ sẽ sử dụng để xây dựng quy phạm pháp luật.

Pháp luật Việt Nam:

Hệ thống các văn bản pháp luật tại Việt Nam hiện tại sử dụng thuật ngữ chính thức đó là quyền tác giả.

Tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả

Đăng ký quyền tác giả là việc làm rất cần thiết để đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm đó chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm của mình: như sao chép, lạm dụng tác phẩm khi không được sự đồng ý của họ.

Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo đem lại giá trị trên thực tế đòi hỏi tác giả phải bỏ ra sự lao động trí óc và mất rất nhiều thời gian và nguồn tài chính. Việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.

Một tác phẩm được tạo ra có tính sáng tạo, độc đáo, có giá trị và được nhiều người tiếp nhận đồng nghĩa với việc sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho chính tác giả và chủ sở hữu.

*Vì vậy

Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm, tránh những hành vi với mục đích thu lợi nhuận bất hợp pháp khác. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu.

Một tác phẩm ngoài giá trị tinh thần song song đó là yếu tố thương mại đi kèm nếu như để các hành vi xâm phạm quyền tác giả đó tiếp tục xảy ra thì đây thực sự là một điều bất công với tác giả đã sử dụng chất xám của mình tạo ra tác phẩm.

Trong thực tế việc chứng minh quyền sở hữu khi chưa được đăng ký bảo hộ là rất khó khăn. Đặc biệt là những tác phẩm bạn sáng tạo ra từ rất lâu. Đây chính là nguyên nhân quan trọng giải thích tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả. Vì thông qua việc đăng ký bản quyền, bạn sẽ được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đây chính là tài liệu quan trọng nhất để chứng minh bạn là tác giả của tác phẩm.

Nội dung giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả

Chủ thể sáng tạo ra nội dung, tác phẩm, sản phầm bằng chính sức lao động, trí tuệ, tài năng của mình được gọi chung là tác giả. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 định nghĩa về quyền tác giả như sau: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân dối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả chính là một loại tài liệu theo pháp luật gọi đây là một hình thức mà tác giả được Cục bản quyền tác giả cấp khi thẩm tra về hồ sơ đăng ký bản quyền. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm chủ sở hữu đối với tác phẩm đăng ký. Sau khi được Cục bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với chủ sở hữu, tác giả tác phẩm sẽ được độc quyền sử dụng tác phẩm tại Việt Nam.

Đồng nghĩa với điều này, mọi hành vi sử dụng tác phẩm của cá nhân hoặc pháp nhân khác mà chưa được sự cho phép của chủ sở hữu đều sẽ được gọi là hành vi xâm phạm quyền tác giả với tác phẩm. Như vậy, việc đăng ký sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu sở hữu hợp pháp tác phẩm và thành quả do mình sáng tạo ra, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả chính là một loại căn cứ pháp lý mà pháp luật bảo vệ chủ thể sáng tạo trong trường hợp có tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền đối với bên thứ ba.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan như sau:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo mẫu quy định.

+ Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan;

+ Thời gian hoàn thành; (Điểm mới)

+ Tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; 

+ Tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; 

+ Thời gian, địa điểm, hình thức công bố; 

+ Thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. 

(So với hiện hành, thêm thông tin về cấp lại, cấp đổi)

+ Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ. (Điểm mới)

– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

– Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;

– Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Về ngôn ngữ trong hồ sơ đăng ký: Tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng). 

Lưu ý: Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng).

(Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

Bước 2: Trả kết quả

Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ. 

Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

(Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022)

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả của Luật Trần và Liên danh

Luật Trần và Liên Danh cung cấp cho khách hàng toàn bộ các dịch vụ pháp lý liên quan đến bản quyền tác giả và quyền liên quan như sau:

+ Tư vấn pháp lý cho khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan, bao gồm:

– Tra cứu thông tin liên quan đến đăng ký quyền tác giả;

– Tư vấn và đại diện cho khách hàng tiến hành các thủ tục đăng ký bản quyền tác giả và quyền liên quan;

– Tư vấn pháp lý, đại diện cho khách hàng tham gia đàm phán và soạn thảo hợp đồng sử dụng tác phẩm, hợp đồng chuyển nhượng tác phẩm và các loại hợp đồng khác liên quan đến bản quyền tác giả;

– Khiếu nại các quyết định liên quan đến cấp, hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận bản quyền tác giả;

+ Tư vấn và đại diện pháp lý cho khách hàng trong và ngoài nước liên quan đến thực thi quyền tác giả và các quyền liên quan bao gồm: Tư vấn và phối hợp với các cơ quan thẩm quyền Nhà nước giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm quyền tác giả và các quyền liên quan. Tham gia tố tụng tại Tòa án với tư cách là luật sư bảo vệ lợi ích cho khách hàng.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thủ tục đăng ký bản quyền tác giả. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác hãy liên hệ ngay với Công ty luật  Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139