Làm hộ chiếu có cần chứng minh thư không?

làm hộ chiếu có cần chứng minh thư không

Chứng minh nhân dân, căn cước công dân là giấy tờ gốc cho các loại giấy tờ tùy thân. Việc làm hộ chiếu như thế nào khi ra nước ngoài là vấn đề đang được phần lớn mọi người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn đọc làm hộ chiếu có cần chứng minh thư không? Hãy cùng theo dõi nhé!

Hộ chiếu là gì ?

Hộ chiếu là giấy tờ do Chính phủ cấp để công dân của quốc gia đó có thể xuất cảnh sang đất nước khác cũng như nhập cảnh trở lại nước mình. Có thể coi hộ chiếu như một loại giấy thông hành hay chính là chứng minh nhân dân phiên bản quốc tế của một công dân.

Hộ chiếu cung cấp các thông tin cơ bản như: ảnh, họ và tên, ngày tháng năm sinh, ngày cấp, ngày hết hạn, quốc tịch, chữ ký hộ chiếu… của chủ sở hữu. Hộ chiếu Việt Nam luôn ghi rõ ngày tháng năm sinh để tránh trường hợp nhầm lẫn do trùng hợp các thông tin khác.

– Các loại hộ chiếu của Việt Nam

Theo quy định hiện hành, Hộ chiếu Việt Nam gồm ba loại: Hộ chiếu ngoại giao, Hộ chiếu công vụ và Hộ chiếu phổ thông. Như tên gọi của nó, hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ được cấp cho các cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử hoặc cho phép đi nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đó. Trong khi đó, Hộ chiếu phổ thông là loại thông dụng nhất hiện nay và được cấp cho mọi công dân Việt Nam. Do đó, trong hầu hết mọi trường hợp, bạn chỉ cần đến hộ chiếu phổ thông mà thôi.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến hộ chiếu phổ thông là loại hộ chiếu dung cho đa phần công dân việt nam. Hộ chiếu phổ thông có thời hạn trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp. Sở hữu loại hộ chiếu này, bạn có quyền đến những quốc gia cho phép nhập cảnh. Nếu quốc gia đó yêu cầu visa thì bạn cần tiến hành xin visa để có thể nhập cảnh hợp pháp.

Hộ chiếu phổ thông có màu xanh lá. Kích thước hộ chiếu phổ thông là 15,5 cm x 10,5 cm gồm 32 trang. Bốn trang đầu tiên cung cấp thông tin cá nhân của người sở hữu, 28 trang còn lại để đóng dấu xuất, nhập cảnh và visa.

– Công dụng của hộ chiếu: Hộ chiếu hay Passport công dụng chính được dùng như để nhận dạng thông tin của người sở hữu. Còn theo định nghĩa trên trang của chính phủ thì hộ chiếu hay passport là Giấy Phép Ðược Quyền Xuất Cảnh khỏi đất nước và Ðược Quyền Nhập Cảnh trở lại từ nước ngoài.

Lưu ý hộ chiếu không tạo ra quyền cho người có hộ chiếu được phép xuất cảnh khỏi nước mình, nhập cảnh, quá cảnh qua lãnh thổ nước khác. Đây chỉ là giấy tờ cần phải có để được xuất cảnh và nhập cảnh trở lại thôi. Nếu bạn đang gặp tố tụng hay có lệnh cấm xuất ngoại thì có hộ chiếu bạn cũng không được đi đâu vì tên bạn đã nằm trong danh sách cấm xuất cảnh rồi. Chừng nào giải quyết xong tố tụng hay lệnh cấm thì mới đi được.

Hộ chiếu và chứng minh nhân dân được sử dụng trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, hộ chiếu là một trong các loại giấy tờ người dân phải có khi thực hiện xuất cảnh hoặc nhập cảnh vào Việt Nam. Nếu thiếu loại giấy tờ này thì công dân Việt Nam không thể nhập cảnh cũng như xuất cảnh khỏi Việt Nam. Ngoài ra, hộ chiếu còn được sử dụng để chứng minh nhân thân và quốc tịch của một người.

Theo quy định tại Mục I Thông tư 04/1999/TT-BCA, chứng minh thư nhân dân được sử dụng làm giấy tờ tùy thân trong việc đi lại và thực hiện các giao dịch hàng ngày. Mọi công dân phải có trách nhiệm mang theo CMND và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

Hỏi: Không Có CMND, CCCD Có Làm Hộ Chiếu Được Không?

Theo quy định tại điểm 4 và 5 Mục I Thông tư của Bộ Công an số 09/2000/TT-BCA (A18) ngày 07/6/2000 hướng dẫn việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước theo Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 03/3/2000 của Chính phủ ban hành về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì: “Khi công dân Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Công an tỉnh hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, cần xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để xác minh.

Đối chiếu theo các quy định nêu trên, chứng minh nhân dân (căn cước công dân) là một trong những loại giấy tờ quan trọng cần phải có khi làm thủ tục xin cấp Hộ chiếu.

Nếu CMND của bạn đã quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp, bạn cần phải đến Công an quận, huyện nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú để làm thủ tục cấp lại CMND và chỉ sau khi được cấp CMND hoặc cấp CCCD mới, bạn mới có thể hoàn tất thủ tục xin cấp Hộ chiếu.

Nội dung hỏi:

Tôi tên ….hiện đang sinh sống tại Tp.HCM. Tôi có một vài thắc mắc mong quí báo tư vấn giúp: Tôi đang làm thủ tục xuất cảnh đi định cư nước ngoài, nhưng CMND của tôi đã quá hạn và tôi đang nằm trong diện KT3 không thể làm CMND mới (hình màu).

Tôi đã liên hệ với cơ quan chức năng để xin làm hộ chiếu, nhưng nơi đây trả lời tôi không làm được với những lý do tôi đã nêu trên. Vậy xin hỏi với tình trạng hiện nay, tôi phải làm sao để có được hộ chiếu.

Nội dung trả lời:

Theo quy định tại điểm 4 và 5 Mục I Thông tư của Bộ Công an số 09/2000/TT-BCA (A18) ngày 07/6/2000 hướng dẫn việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước theo Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 03/3/2000 của Chính phủ ban hành về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì:

“Khi công dân Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Công an tỉnh hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, cần xuất trình giấy chứng minh nhân dân và giấy tờ chứng nhận đã đăng ký thường trú hoặc đã tạm trú dài hạn từ 01 năm trở lên sau đây: sổ hộ khẩu gia đình, hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, hoặc sổ đăng ký tạm trú có thời hạn, hoặc giấy tạm trú có thời hạn (dưới đây gọi tắt là giấy tờ về hộ khẩu)…. Với những người chỉ xuất trình giấy chứng minh nhân dân mà không có giấy tờ về hộ khẩu hợp lệ, thì tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phải có xác nhận và có dấu giáp lai ảnh của Trưởng Công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú dài hạn…”.

Bên cạnh đó, Thông tư của Bộ Công an số 04/1999/TT-BCA(C13) ngày 29/4/1999 hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân (CMND) cũng quy định việc đổi CMND được áp dụng đối với những người đã được cấp CMND “quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp” và “Công dân thuộc diện được cấp CMND hiện đăng ký hộ khẩu thường trú thuộc địa phương nào do Công an cấp huyện nơi đó làm thủ tục cấp CMND”.

Đối chiếu theo các quy định nêu trên với trường hợp của bạn thì thấy: CMND là một trong những loại giấy tờ cần phải có khi làm thủ tục xin cấp hộ chiếu. Trường hợp CMND của bạn đã quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp, bạn cần phải đến Công an quận, huyện nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú để làm thủ tục cấp lại CMND và chỉ sau khi được cấp CMND, bạn mới có thể hoàn tất thủ tục xin cấp Hộ chiếu (passport).

làm hộ chiếu có cần chứng minh thư không
làm hộ chiếu có cần chứng minh thư không

Đổi CMND sang CCCD, có phải làm lại hộ chiếu?

Khi điền Tờ khai xin cấp hộ chiếu X01, người dân sẽ phải khai các thông tin bắt buộc như: Họ và tên; Ngày sinh; Nơi sinh; Giới tính; Số CMND/thẻ CCCD…

Và trên hộ chiếu Việt Nam cũng có các thông tin tương ứng.

Việc sửa chi tiết trang nhân thân trong hộ chiếu (điều chỉnh họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân) của người từ đủ 14 tuổi trở lên… thuộc trường hợp sửa đổi hộ chiếu theo hướng dẫn tại Thông tư 29/2016/TT-BCA của Bộ Công an.

Do hộ chiếu có thể hiện thông tin số CMND/CCCD nên với trường hợp đổi từ CMND 9 số qua CCCD 12 số (bị thay đổi số), người dân bắt buộc phải đi sửa đổi thông tin trên hộ chiếu cho thống nhất.

Việc này để tránh bị làm khó khi hải quan cửa khẩu một số nước yêu cầu công dân xuất trình thêm CCCD mà thông tin không trùng khớp giữa 02 loại giấy tờ này.

Sửa đổi thông tin trên hộ chiếu cần làm gì?

Căn cứ: Thông tư 29/2016/TT-BCA.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ gồm:

– 01 tờ khai Mẫu X01;

– 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng. Trẻ em dưới 09 tuổi cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ thì nộp 02 ảnh cỡ 3cm x 4cm;

– Trẻ em dưới 14 tuổi nộp 01 bản sao hoặc bản chụp có chứng thực giấy khai sinh, nếu không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu;

– Hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 01 năm và giấy tờ pháp lý chứng minh sự điều chỉnh từ CMND sang CCCD (CCCD mới, giấy xác nhận CMND).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú, tạm trú hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an theo một trong 03 cách sau đây:

– Trực tiếp nộp hồ sơ: Trường hợp nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh nơi tạm trú thì xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp để kiểm tra, đối chiếu;

– Ủy thác cho cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ:

Người ủy thác khai và ký tên vào tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu theo mẫu quy định, có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.

Cơ quan, tổ chức được ủy thác có công văn gửi cơ quan Công an đề nghị giải quyết. Nếu đề nghị giải quyết cho nhiều người thì phải kèm danh sách những người ủy thác, có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.

Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu của người ủy thác phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu.

+ Gửi hồ sơ và đề nghị nhận kết quả qua đường bưu điện:

Tờ khai phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh kèm theo bản chụp giấy CMND/CCCD còn giá trị sử dụng.

Bước 3: Nộp lệ phí và giấy hẹn

Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận giao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí.

* Lệ phí:

– Từ 01/01/2021 – 30/06/2021: 40.000 đồng (Thông tư 112/2020/TT-BTC).

– Từ 01/7/2021: 50.000 đồng (Thông tư 219/2016/TT-BTC).

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người đến nộp hồ sơ làm lại.

Bước 4: Nhận kết quả

Công dân có thể chọn nhận kết quả theo 02 cách sau:

– Người đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu nộp hồ sơ tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nào thì nhận kết quả tại nơi đó, theo thời gian ghi trên giấy hẹn. Khi nhận kết quả, xuất trình CMND/CCCD để đối chiếu.

– Người đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu có thể nhận kết quả tại địa chỉ đã đăng ký với doanh nghiệp bưu chính.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thắc mắc làm hộ chiếu có cần chứng minh thư không? Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139