Quy định về hóa đơn điện tử

quy định về hóa đơn điện tử

Các doanh nghiệp sẽ bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/2022. Sau đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ giải thích hóa đơn điện tử là gì và tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật mới nhất về quy định về hóa đơn điện tử.

Hóa đơn điện tử là gì?

Theo Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn là chứng từ kế toán do cá nhân, tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của Luật kế toán.

Trong đó, hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do cá nhân, tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Các loại hóa đơn điện tử

Căn cứ Điều 5 Nghị định 119/2018, hiện nay hóa đơn điện tử bao gồm các loại sau:

– Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT): Áp dụng với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế.

– Hóa đơn bán hàng: Áp dụng với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp; gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối với cơ quan thuế.

– Các loại hóa đơn khác gồm: Vé điện tử, thẻ điện tử, tem điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử.

Quy định về nội dung của hóa đơn điện tử

Theo Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC, Điều 6 Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC, nội dung của hóa đơn điện tử bắt buộc phải bao gồm:

Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu và số thứ tự hóa đơn;

Tên, địa chỉ và mã số thuế của bên bán;

Tên, địa chỉ và mã số thuế của bên mua;

Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá và thành tiền được ghi bằng cả chữ và số

Hóa đơn điện tử là loại hóa đơn GTGT, dòng đơn giá là giá hàng chưa tính thuế GTGT nên cần phải có thêm dòng thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT và tổng số tiền thanh toán ghi bằng cả chữ và số. Xem thêm Thuế VAT là gì?

Chữ ký số, chữ ký điện tử của bên mua (nếu là đơn vị kế toán) và bên bán theo quy định của pháp luật;

Thời điểm lập và gửi hóa đơn (theo ngày, tháng, năm);

Mã xác thực của cơ quan thuế nếu đơn vị sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực.

Lưu ý: Một số trường hợp hóa đơn điện tử không đầy đủ các nội dung trên được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. Cụ thể các loại hóa đơn không cần đáp ứng đầy đủ nội dung như trên bao gồm:

Hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký của bên mua (bao gồm cả trường hợp bán hàng cho khách ở nước ngoài);

Hóa đơn điện tử bán hàng tại trung tâm thương mại, siêu thị không cần phải có chữ ký số của người mua nếu là những cá nhân không kinh doanh;

Hóa đơn điện tử bán xăng dầu (khách không phải cá nhân kinh doanh) không cần phải có các chỉ tiêu thứ nhất, thứ 3, thứ 5 và thuế suất thuế GTGT;

Tem, vé, thẻ không cần phải có chữ ký điện tử, chữ ký số của bên bán (trừ trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế), không cần có tên, địa chỉ, mã số thuế của bên mua, không cần có tiền thuế, thuế suất thuế GTGT. Nếu tem, vé, thẻ điện tử đã có mệnh giá thì không cần có đơn vị tính, số lượng và đơn giá;

Các chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh (nếu là hóa đơn điện tử) thì không cần phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế GTGT, MST, địa chỉ người mua, chữ ký số và chữ ký điện tử của người bán;

Hóa đơn trong hoạt động xây dựng, lắp đặt, xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ hoặc hợp đồng không cần thiết phải có đơn vị tính, số lượng và đơn giá;

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử thể hiện tên của người vận chuyển, phương tiện vận chuyển, địa chỉ kho xuất hàng, kho nhập hàng thay vì của người mua. Loại hóa đơn này không cần có tiền thuế, thuế suất và tổng số tiền thanh toán;

Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế không cần có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, tên địa chỉ, MST và chữ ký điện tử của người mua, đơn vị tính, số lượng và đơn giá;

Doanh nghiệp có bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/2022 không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019, quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC thì doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khi mua – bán hàng hóa, dịch vụ từ ngày 01/7/2022.

Theo đó, tại Công văn 10847/BTC-TCT năm 2021 về phối hợp triển khai hóa đơn điện tử theo quy định tại Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành có quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử rằng để thực hiện có hiệu quả hóa đơn điện tử theo quy định mới tại các văn bản nêu trên, Bộ Tài chính đã lập kế hoạch triển khai theo hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ tháng 11/2021 và giai đoạn 2 từ tháng 4/2022; đồng thời Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định triển khai hóa đơn điện tử giai đoạn 1 tại sáu tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bình Định. Từ nay đến tháng 11/2021 chỉ còn hai tháng, trong khi các công việc triển khai còn rất nhiều và phức tạp, Bộ Tài chính kính đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân quan tâm, phối hợp chỉ đạo một số công việc trọng tâm tại địa phương khi triển khai hóa đơn điện tử theo quy định

Giai đoạn 2 Từ 04/2022, triển khai áp dụng cho 57 tỉnh thành còn lại theo quy định tại Quyết định 206/QĐ-BTC năm 2022 triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Theo đó, kể từ ngày 01/07/2022, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử.

Tổng hợp những văn bản mới nhất về hóa đơn điện tử?

– Nghị định 119/2018/NĐ-CP: Quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

– Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Quy định về hóa đơn, chứng từ

– Nghị định 125/2020/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

– Thông tư 78/2021/TT-BTC: Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ. Trong đó, hướng dẫn cụ thể về lộ trình sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/2022.

– Quyết định 206/QĐ-BTC ngày 02/02/2022: Triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

– Thông tư 68/2019/TT-BTC (hết hiệu lực từ 01/7/2022): Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

– Thông tư 88/2020/TT-BTC (hết hiệu lực từ 01/7/2022): Sửa đổi, bổ sung Điều 26 Thông tư 68/2019/TT-BTC về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

quy định về hóa đơn điện tử
quy định về hóa đơn điện tử

– Thông tư 32/2011/TT-BTC (có hiệu lực đến 30/6/2022 theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 88/2020/TT-BTC): Hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Thông tư 191/2010/TT-BTC (có hiệu lực đến 30/6/2022 theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 88/2020/TT-BTC): Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải.

– Thông tư 39/2014/TT-BTC (có hiệu lực đến 30/6/2022 theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 88/2020/TT-BTC): Hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Quyết định 1209/QĐ-BTC (có hiệu lực đến 30/6/2022 theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 88/2020/TT-BTC): Về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

– Quyết định 526/QĐ-BTC (có hiệu lực đến 30/6/2022 theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 88/2020/TT-BTC): Mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

– Thông tư 37/2017/TT-BTC (có hiệu lực đến 30/6/2022 theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 88/2020/TT-BTC): Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Công văn số 5113/TCT-CS ngày 27/12/2021: Hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn điện tử.

– Công văn số 2054/TCHQ-GSQL ngày 03/6/2022: Thời điểm phát hành hóa đơn điện tử cho hàng hóa xuất khẩu.

Tại sao lại có thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử?

Doanh nghiệp cần phải hiểu như thế nào về hóa đơn điện tử?

Hóa đơn điện tử có thể hiểu đơn giản là tất cả các hóa đơn giấy được chuyển sang phương tiện điện tử như máy tính, điện thoại.

Hóa đơn điện tử bao gồm: Hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,…

Theo luật quản lý thuế 38/2019/QH14 được quốc hội thông qua, từ ngày 1/7/2022 các doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Đây là chính sách vừa có lợi cho doanh nghiệp lại vừa tăng cường tính minh bạch cho các cơ quan thuế theo dõi, giám sát các hoạt động kinh tế được tốt nhất.

Sử dụng hóa đơn điện tử mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

STT

Điều doanh nghiệp muốn: 

Điều doanh nghiệp đạt được khi áp dụng hóa đơn điện tử: 

1

Giảm chi phí cho doanh nghiệp

Phần mềm hóa đơn điện tử MISA giúp tiết kiệm 90% chi phí so với hóa đơn giấy.

2

Kiểm soát được tình hình sử hóa đơn

CEO quản lý tình hình sử dụng hóa đơn điện tử mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị.

3

Xứ lý các nghiệp vụ hóa đơn nhanh chóng: lập, xuất, tra cứu, lên báo cáo hóa đơn

Doanh nghiệp sử dụng nguồn lực có hiệu quả, tăng hiệu suất làm việc của kế toán.

4

Cắt giảm những thủ tục rườm ra như trình ký, đóng dấu đỏ lên hóa đơn, đối soát số liệu khi lên báo cáo hóa đơn

meInvoice.vn giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính trong doanh nghiệp.

5

Giảm sai sót về nội dung trên hóa đơn, hạn chế việc phải xóa, hủy hoặc điều chỉnh hóa đơn

meInvoice.vn hạn chế tối đa sai sót nhờ tích hợp với phầ mềm kế toán, bán hàng, quản trị của doanh nghiệp.

6

Hạn chế tối đa các trường hợp bị CQT phạt do sai hỏng, làm mất hóa đơn

meInvoice.vn lưu trữ hóa đơn an toàn, tra cứu thuận tiện.

7

Kiểm soát và thu hồi công nợ nhanh chóng

Đẩy nhanh quá trình thanh toán của khách nhờ tính năng thanh toán trực tuyến.

8

Sử dụng hóa đơn điện tử kịp thời trong thời hạn luật yêu cầu

Đáp ứng TT32, NĐ 119, TT68 về hóa dơn điện tử, được cơ quan thuế chứng thực và khuyến khích doanh nghiệp sử dụng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về quy định về hóa đơn điện tử. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139