Đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp

đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều về chủ đề phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Trong bài viết này, Luật Trần và Liên Danh sẽ viết bài viết Hướng dẫn đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp mới nhất 2022.

Báo cáo tài chính là gì

Theo khoản 1 Điều 3 luật kế toán năm 2015, Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

BCTC áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

Mục đích của Báo cáo tài chính

BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. BCTC phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

– Tài sản;

– Nợ phải trả;

– Vốn chủ sở hữu;

– Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;

– Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;

– Các luồng tiền.

Ngoài các thông tin trên, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày BCTC.

Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính qua 6 bước

B1. Xác định phạm vi thời gian của báo cáo tài chính

Đầu tiên, hãy xác định xem báo cáo này cho biết tình trạng tài chính của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nào. Thông thường, khoảng thời gian của báo cáo sẽ được đề cập ngay trên cùng hoặc trong phần tiêu đề của báo cáo

B2. Đọc hiểu bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán liệt kê các tài sản và nợ phải trả của công ty:

Cách thiết lập bảng cân đối kế toán: Các tài sản sẽ được liệt kê ở bên phải và các khoản nợ bên trái.

Đọc cột tài sản: Tài sản bao gồm tiền mặt, các khoản đầu tư, tài sản cố định và những thứ có giá trị khác thuộc sở hữu của công ty. Các tài sản được liệt kê theo thứ tự thanh khoản. Các tài sản có tính thanh khoản cao nhất, như tiền mặt, được trình bày trước.

Xem các khoản nợ: Nợ phải trả là các khoản nợ hoặc nghĩa vụ mà công ty nợ người khác. Chúng bao gồm tiền thuê mặt bằng, thuê văn phòng, lương trả cho nhân viên, thuế, thanh toán khoản vay và tiền nợ cho các nhà cung cấp hoặc nhà thầu khác.

Lưu ý sự khác biệt giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn là những thứ sẽ được thanh toán trong vòng một năm. Nợ dài hạn sẽ mất hơn một năm.

Cách đọc Bảng cân đối kế toán:

  • B1: Liệt kê những mục lớn trong Tài sản – Nguồn vốn.
  • B2: Tính toán tỷ trọng các khoản mục này trong Tài sản và Nguồn vốn, và sự thay đổi của các khoản mục tại thời điểm báo cáo.
  • B3: Note lại những mục chiếm tỷ trọng lớn, hoặc có sự biến động lớn về mặt giá trị ở thời điểm báo cáo.

B3. Đọc báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh sẽ cho bạn thấy công ty kiếm được bao nhiêu lợi nhuận trong khoảng thời gian nhất định và bất kỳ khoản chi phí nào được sử dụng để kiếm thu nhập đó cũng sẽ được phản ánh.

Đọc dòng trên cùng, “doanh số” hoặc “tổng doanh thu.” Điều này phản ánh số tiền mà công ty kiếm được từ việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, trước khi mọi khoản chi phí được khấu trừ.

Xem xét chi phí hoạt động. Chúng bao gồm các chi phí kinh doanh, chẳng hạn như tiền lương và chi phí quảng cáo.

Lưu ý đường khấu hao. Điều này phản ánh chi phí của một tài sản trong khoảng thời gian mà công ty có thể sử dụng.

Kiểm tra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là số tiền mà công ty đã kiếm được sau khi trừ chi phí hoạt động.

Nhìn vào số tiền lãi đã kiếm được và đã chi trả. Các khoản này được thêm vào (thu nhập lãi) và trừ (lãi phải trả) vào tổng lợi nhuận hoạt động.

Kiểm tra số thuế thu nhập đã được trừ.

Đọc dòng cuối cùng của báo cáo thu nhập: dòng này phản ánh lãi hoặc lỗ ròng.

B4. Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo về dòng tiền này sẽ cho bạn biết lượng tiền mặt sẵn có của công ty và giúp theo dõi dòng tiền vào và ra khỏi công ty trong khoảng thời gian báo cáo.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: phần này giúp phân tích việc sử dụng tiền mặt của công ty để đạt tình trạng lãi hay lỗ ròng như ở kết quả kinh doanh trên

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra có liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm, thanh lý… tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác.

Dòng tiền từ hoạt động tài chính: cho biết doanh nghiệp đã thanh toán hay mua những tài sản tài chính nào, chẳng hạn như các khoản nợ ngân hàng.

B5. Đọc hiểu Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh BCTC cung cấp cho bạn thông tin chi tiết các thông tin số liệu đã trình bày ở các Bảng CĐKT, Báo cáo KQKD, Báo cáo LCTT và các thông tin cần thiết khác theo chuẩn mực kế toán cụ thể.

Các đọc thuyết minh báo cáo tài chính:

B1: Tìm hiểu về doanh nghiệp, trình bày đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, kỳ kế toán, các chuẩn mực và chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng.

B2: Thuyết minh các khoản mục trên BCTT

B6. Xem thêm các tài liệu hỗ trợ khác nếu có thắc mắc

Bạn có thể tham khảo các tài liệu dự phòng hoặc hỗ trợ có sẵn, chẳng hạn như biên lai và hóa đơn, giúp giải thích các giao dịch có trong báo cáo tài chính.

đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp
đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp

Lưu ý khi đọc báo cáo tài chính

Hãy nhớ rằng tất cả các báo cáo này sẽ được sử dụng cho hoạt động kiểm toán và thanh toán thuế. Hãy hỏi lại kế toán của bạn nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc cảm thấy không chắc chắn về những gì bạn đang đọc. Lên lịch kiểm toán độc lập ít nhất 1 lần mỗi năm để đảm bảo báo cáo tài chính của doanh nghiệp là nhất quán và chính xác.

Hiện nay các báo cáo thuế, BCTC đã được các nhà cung phần mềm kế toán như MISA đáp ứng tương đối đầy đủ. Phần mềm kế toán online AMIS kế toán của MISA hỗ trợ doanh nghiệp tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo tài chính, tự động lập tờ khai thuế và quyết toán thuế TNDN hàng năm.

Ngoài ra, phần mềm còn tự động phát hiện các sai lệch trên chứng từ, sổ sách, báo cáo và hướng dẫn cách thức xử lý theo đúng quy định; tự động nhắc nhở hạn kê khai, quyết toán thuế và nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN, thuế môn bài…

Phân tích Báo cáo tài chính chi tiết, hiệu quả

Phân tích BCTC đóng vai trò quan trọng không những trong việc đánh giá tình hình hoạt động của công ty trong quá khứ, nó còn cho phép đánh giá, dự báo sự phát triển ở tương lai. Việc nắm được các kỹ thuật hay công cụ cần thiết để sử dụng trong quá trình phân tích báo cáo tài chính giúp cho việc phân tích đạt hiệu quả tốt hơn, từ đó, giúp đưa ra các quyết định quản trị đáng tin cậy.

Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính 

Báo cáo tài chính là một tài liệu trung gian cung cấp thông tin, chất lượng thông tin này càng có tính tin cậy hơn nếu đã có được đánh giá bởi công ty kiểm toán. 

Các thông tin trong báo cáo tài chính có rất nhiều người quan tâm, từ các nhà phân tích tài chính của các định chế tài chính trung gian (quỹ đầu tư, ngân hàng, công ty bảo hiểm), đối tác kinh doanh cho đến cổ đông nhà đầu tư tiềm năng. Ngoài ra, việc phân tích BCTC còn được sử dụng bởi cơ quan quản lý nhà nước cho các mục tiêu khác, điển hình là cơ quan thuế. 

Tuy có thể có các mục tiêu khác nhau, các thu thập và tiếp cận khác nhau nhưng các nhà phân tích báo cáo tài chính đều cần thành thạo việc sử dụng các kỹ thuật phân tích, họ cần xác định rõ lý do thực hiện việc phân tích BCTC là gì, để có thể lựa chọn ưu tiên phân tích các báo cáo hay chỉ tiêu nào trước. 

Do đó, sau khi làm rõ mục đích và phạm vi phân tích, các nhà phân tích cần trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi nào sẽ được trả lời sau khi thực hiện việc phân tích này?

Việc thực hiện phải chi tiết đến mức độ nào để đạt được mục tiêu của việc phân tích đã đặt ra ban đầu?

Những thông tin nào có sẵn có thể sử dụng cho việc phân tích báo cáo tài chính? Thông tin nào cần thu thập thêm?

Những nhân tố hay giới hạn nào có thể ảnh hưởng đến quá trình phân tích?

Quy trình phân tích BCTC

Giai đoạn

Nguồn thông tin

Kết quả

Xem xét mục đích và phạm vi công việc

Các nhà phân tích cần:

Tìm hiểu mục đích của việc phân tích (đầu tư mua cổ phần, cho vay hay xếp hạng tín dụng?…)

Trao đổi với khách hàng và cấp trên để xác định nhu cầu và mục tiêu công việc

Xây dựng các hướng dẫn cụ thể cho từng mục tiêu cần thực hiện

Bảng kết luận về mục đích thực hiện 

Lên danh sách các câu hỏi cần phải được trả lời sau khi hoàn thành

Các nội dung của báo cáo phân tích cần có

Thời gian và nguồn ngân sách cần thiết để hoàn thành công việc

Thu thập thông tin

Báo cáo tài chính, các nguồn thông tin tài chính khác, thông tin kinh tế/thị trường/ngành, lên bảng câu hỏi

Trao đổi với ban điều hành, nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh

Khảo sát thực tế (việc chọn lựa tuỳ thuộc mức độ trọng yếu, do nhà phân tích quyết định và mức độ sẵn sàng của công ty, ví dụ thị sát bộ phận sản xuất về quy trình vận hành, kiểm tra độ an toàn, chất lượng sản phẩm … hay các bộ phận kế toán/tài chính để tìm hiểu về thông tin tài chính phục vụ việc phân tích..)

Lên bảng biểu mẫu

Lên danh sách thông tin / dữ liệu cần yêu cầu/thu thập phục vụ cho việc phân tích 

Hoàn thành bảng câu hỏi

Xử lý thông tin

Xử lý thông tin thu thập được

Thực hiện điều chỉnh báo cáo tài chính

Phân tích BCTC sử dụng phương pháp so sánh, phân tích chỉ số, lên bảng biểu/đồ thị trình bày

Dự báo (nếu cần thực hiện định giá sau khi phân tích)

Phân tích và giải thích các thông tin đã được xử lý

Sử dụng nguồn thông tin đã được xử lý

Các kết quả/vấn đề nhận diện được từ việc phân tích 

Kết luận, đề xuất giải pháp và trao đổi kết quả

Kết quả phân tích và báo cáo

Lên báo cáo phân tích giải quyết được những câu hỏi nêu ở giai đoạn 1

Trao đổi các vấn đề nhận diện ở giai đoạn 4 với khách hàng/cấp trên

Các đề xuất/hướng xử lý cho các vấn đề đã nhận diện

Trả lời câu hỏi (ví dụ có đầu tư/cho vay hay không..) 

Theo dõi

Thu thập thông tin định kỳ và lặp lại các bước trên khi cần thiết (khi có thay đổi trong đề xuất hay quyết định, yêu cầu cập nhật báo cáo..)

Cập nhật báo cáo và đề xuất mới

*Lưu ý: Trên đây là quy trình đầy đủ về việc phân tích báo cáo tài chính. Quý Doanh nghiệp, các bạn có thể tùy và đặc điểm, quy mô, tính chất, nhu cầu và mục đích với doanh nghiệp mình để linh hoạt ứng dụng.

Một lời khuyên nhỏ là trước khi đi vào phân tích BCTC, anh/chị cần nắm rõ cách đọc báo cáo, ý nghĩa của từng chỉ tiêu trong các loại báo cáo tài chính.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139