Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Cùng tìm hiểu về giá dịch vụ thẩm định giá ngay sau đây.
Sửa Luật Giá: Nâng cao tiêu chuẩn thẩm định viên về giá
Tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung một số quy định nhằm xử lý các chồng chéo, vướng mắc trong quản lý thẩm định viên về giá; thực hiện chuyên môn hóa hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên về giá theo năng lực và kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ thẩm định giá để hướng đến tính chuyên nghiệp, chuyên sâu.
Đồng thời tăng cường các quy định về điều kiện trong khâu cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Bổ sung, hoàn thiện các quy định về giám sát, quản trị doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp được thành lập theo mô hình công ty cổ phần.
Theo đó, về hoạt động thẩm định giá: Dự thảo Luật sửa đổi quy định về hoạt động thẩm định giá hiện đang được quy định tại Luật giá năm 2012 theo hướng khẳng định hoạt động thẩm định giá bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá và thẩm định giá nhà nước, đồng thời nhóm các quy định về tài sản thẩm định giá và giá trị của kết quả thẩm định giá vào trong quy định về hoạt động thẩm định giá để bảo đảm tính thống nhất của điều khoản.
Về dịch vụ thẩm định giá, dự thảo Luật sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành để củng cố một số tiêu chuẩn đối với thẩm định viên về giá, các điều kiện tiêu chuẩn hành nghề đối với thẩm định viên về giá, tăng cường các quy định về điều kiện trong khâu cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, nhất là trong quá trình hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá; qua đó, siết chặt quản lý hoạt động thẩm định giá nhằm một mặt đáp ứng yêu cầu đặt ra trong việc củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá, góp phần chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực giá; một mặt bảo đảm tính tương đồng đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính tương tự.
Thi cấp thẻ thẩm định viên về giá, người dự thi phải có 36 tháng làm việc thực tế
Về thẩm định viên về giá: Dự thảo Luật quy định thẩm định viên về giá là người có Thẻ thẩm định viên về giá đang hành nghề tại doanh nghiệp để thống nhất về mặt nguyên lý đã là thẩm định viên thì người đó phải đang hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá.
Về Thẻ thẩm định viên về giá: Dự thảo Luật bổ sung quy định khi tham gia thi cấp thẻ thẩm định viên về giá, người dự thi phải đáp ứng tiêu chuẩn 36 tháng kinh nghiệm là thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp thẩm định giá. Đồng thời, tại Thẻ thẩm định viên về giá sẽ thể hiện rõ chuyên môn của thẩm định viên theo lĩnh vực thẩm định giá tài sản hoặc thẩm định giá doanh nghiệp.
Về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá: Dự thảo Luật bổ sung điều kiện các thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp phải có ít nhất 05 thẻ thẩm định viên về giá, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải là người có thẻ thẩm định viên về giá tài sản và doanh nghiệp, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần thì tổng số vốn góp của các thành viên góp vốn, cổ đông là thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Quy định vốn pháp định của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là 5 tỷ đồng trở lên.
Về chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá: Dự thảo Luật bổ sung điều kiện các thẩm định viên về giá hành nghề tại chi nhánh phải có ít nhất 03 Thẻ thẩm định viên về giá độc lập với doanh nghiệp và các chi nhánh khác.
Về điều kiện hoạt động của doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá: Dự thảo Luật bổ sung một điều quy định về điều kiện hoạt động của doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá để củng cố các chế tài xử lý trong trường hợp doanh nghiệp có biến động về thẩm định viên về giá ảnh hưởng đến điều kiện hoạt động.
Về đánh giá hoạt động dịch vụ thẩm định giá: Dự thảo Luật bổ sung một điều quy định về đánh giá hoạt động dịch vụ thẩm định giá nhằm tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua hoạt động phát hiện và ngăn ngừa rủi ro.
Về cơ chế giải quyết tranh chấp về kết quả thẩm định giá giữa doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thẩm định giá: Dự thảo Luật bổ sung một điều quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp về kết quả thẩm định giá giữa doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thẩm định giá trên cơ sở quy định về giải quyết tranh chấp tại nghị định.
Giá dịch vụ thẩm định giá
Giá dịch vụ thẩm định giá thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp thẩm định giá với khách hàng thẩm định giá theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 89/2013/NĐ-CP trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và được ghi trong hợp đồng thẩm định giá;
So với hiện hành, bổ sung nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường khi xác định giá dịch vụ thẩm định giá.
Trường hợp việc lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm định giá thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
(Hiện hành, trường hợp đấu thầu dịch vụ thẩm định giá thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn).
“Điều 11. Giá dịch vụ thẩm định giá
…2. Các căn cứ xác định giá dịch vụ thẩm định giá:
a) Nội dung, khối lượng, tính chất công việc và thời gian thực hiện thẩm định giá;
b) Chi phí kinh doanh thực tế hợp lý tương ứng với chất lượng dịch vụ gồm: Chi phí tiền lương, chi phí phát sinh trong quá trình khảo sát, thu thập, phân tích, xử lý thông tin; chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác theo quy định của pháp luật;
c) Chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc chi phí trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;
d) Lợi nhuận dự kiến (nếu có) đảm bảo giá dịch vụ thẩm định giá phù hợp mặt bằng giá dịch vụ thẩm định giá tương tự trên thị trường;
đ) Các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp thẩm định giá ban hành và thực hiện niêm yết biểu giá dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp mình theo quy định tại Khoản 6 Điều 4, Khoản 5 Điều 12 của Luật giá bằng hình thức mức giá dịch vụ trọn gói, theo tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị tài sản hoặc giá trị dự án cần thẩm định giá và hình thức khác do doanh nghiệp quyết định phù hợp với các quy định của pháp luật.”
Bộ Tài chính chấn chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian vừa qua, hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và kịp thời cung cấp dịch vụ thẩm định giá đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tiễn tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá vẫn còn tồn tại cần phải chấn chỉnh hoạt động. Chính vì vậy, Bộ Tài chính yêu cầu Tổng giám đốc/Giám đốc các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá tiếp tục đẩy mạnh việc chấn chỉnh các hoạt động tại đơn vị.
Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về thẩm định giá, cũng như các pháp luật có liên quan.
Việc tiếp nhận và cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản (bao gồm cả thẩm định giá tư vấn cho các doanh nghiệp xác định giá trị các tài sản đảm bảo để doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp), doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình thẩm định giá được quy định tại Điều 30 Luật giá; tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá, theo đó chú trọng đến tính độc lập, khách quan, trung thực và tuân thủ đúng pháp luật.
Trong quá trình cung cấp dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại Điều 37, Điều 42 Luật giá.
Đồng thời, tăng cường việc kiểm soát chất lượng thẩm định giá nội bộ; thường xuyên tự tổ chức đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá, kịp thời phát hiện và khắc phục ngay những sai sót trong quá trình thẩm định giá.
Bên cạnh đó, chủ động trong việc thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về giá của doanh nghiệp; thực hiện lưu trữ hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Thực hiện nghiêm túc việc cập nhật kiến thức thẩm định giá hàng năm nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp; đặc biệt là những quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động thẩm định giá; báo cáo kịp thời với Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) khi có sự thay đổi thông tin về doanh nghiệp và thẩm định viên theo đúng quy định./.
Dịch vụ thẩm định giá, sự cần thiết của việc sử dụng
Thẩm định giá tài sản
Thẩm định giá và định giá tài sản hiện nay có các quy định về việc thẩm định là công việc của các cơ quan có chức năng thẩm định giá trị bằng tiền của tài sản. Tuân theo quy định của bộ luật dân sự và hoạt động thẩm định giá cần phù hợp với giá của thị trường tại một địa điểm nhất định, thời điểm nhất định và cho mục đích nhất định theo các tiêu chuẩn về thẩm định giá.
Vai trò của dịch vụ thẩm định giá
Với một nền kinh tế thị trường hiện nay có rất nhiều loại tài sản khác nhau. Giá trị của các loại tài sản là điều mà được mọi người quan tâm đầu tiên khi tìm hiểu về loại tài sản nào đó. Nếu có một tài sản nào đó, nó sẽ có giá trị khác nhau tại một thời điểm, địa điểm và mục đích khác nhau là khác nhau nên chúng ta không biết được giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm ở hiện tại. Để đảm bảo đến tính ổn định và công bằng của thị trường thì dịch vụ thẩm định giá tài sản là không thể thiếu.
Đặc biệt hiện nay theo xu hướng quốc tế hóa các loại tài sản muốn được giao dịch cần được các tổ chức độc lập dịch vụ thẩm định giá để đảm bảo tính chất khách quan và minh bạch cho giao dịch.
Việc sử dụng dịch vụ thẩm định giá sẽ mang lại cho tài sản của cá nhân hay doanh nghiệp nhiều lợi ích như: Biết được giá trị của tài sản, của doanh nghiệp để bảo vệ doanh nghiệp, biết được khả năng của doanh nghiệp mình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu hút được các nhà đầu tư. Đảm bảo quyền lợi khi thế chấp tài sản, sáp nhập doanh nghiệp…
Trên đây là bài viết tư vấn về giá dịch vụ thẩm định giá của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.