Sau đây, Luật Trần và Liên Danh xin gửi tới quý khách hàng dịch vụ công chứng như sau:
Tư vấn về pháp luật công chứng, cung cấp dịch vụ công chứng gần nhất bao gồm:
– Công chứng hợp đồng mua bán nhà;
– Công chứng hợp đồng tặng cho bất động sản;
– Công chứng hợp đồng trao đổi tài sản;
– Công chứng hợp đồng thuê nhà;
– Công chứng hợp đồng thuê khoán tài sản;
– Công chứng hợp đồng ủy quyền;
– Công chứng hợp đồng bán đấu giá bất động sản;
– Công chứng hợp đồng gửi giữ tài sản;
– Công chứng hợp đồng kinh tế;
– Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản;
– Công chứng hợp đồng cầm cố tài sản;
– Công chứng hợp đồng bảo lãnh;
– Công chứng hợp đồng có yếu tố nước ngoài;
– Công chứng giấy uỷ quyền;
– Công chứng di chúc;
– Nhận giữ di chúc;
– Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản;
– Công chứng văn bản khai nhận di sản;
– Công chứng việc từ chối nhận di sản;
– Công chứng hợp đồng, giao dịch khác;
– Công chứng bản dịch giấy tờ;
– Công chứng bản sao giấy tờ;
– Công chứng chữ ký;
– Cấp bản sao văn bản hợp đồng, giao dịch lưu giữ tại Phòng Công chứng;
– Tư vấn các quy định pháp luật khác liên quan đến giao dịch của Quý khách hàng.
Công chứng là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014, Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:
+ Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch);
+ Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch).
Mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Văn phòng công chứng là gì?
Văn phòng công chứng là một trong những cơ quan, đơn vị, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép để hoạt động trong lĩnh vực công chứng, văn phòng công chứng được xem như một tổ chức dịch vụ hành chính công và được thành lập, vận hành theo những chế định, nguyên tắc có quy định trong Luật Công chứng cùng những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hình thức công ty hợp danh khác.
Đặc điểm của công chứng
– Hoạt động công chứng do công chứng viên thực hiện.
– Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.
– Nội dung công chứng là xác định tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự. Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản.
– Có hai loại hợp đồng giao dịch thực hiện hoạt động công chứng, đó là các loại hợp đồng giao dịch theo yêu cầu của pháp luật bắt buộc phải công chứng và các hợp đồng giao dịch do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
– Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Địa điểm công chứng
Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Theo quy định hiện nay, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm: Phòng công chứng và Văn phòng công chứng
Vai trò của văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng có những vài trò sau đây:
Vai trò đối với các bên khi tham gia giao dịch:
Văn phòng công chứng đã giúp cho việc thực hiện các giao dịch của những cá nhân, tổ chức trở nên nhanh chóng, thuận lợi, đúng pháp luật; qua đó những quyền và lợi ích hợp pháp của họ được đảm bảo một cách tối ưu.
Vai trò đối với nhà nước:
Văn phòng công chứng ra đời đã giảm bớt được gánh nặng về số lượng công việc phải là của cơ quan nhà nước liên quan đến vấn đề này; không những thế văn phòng công chứng còn góp phần đẩy mạnh quá trình pháp chế chủ nghĩa xã hội cũng như phát huy tối đa các nguồn lực pháp lý trong toàn xã hội.
Vai trò đối với chính bản thân văn phòng công chức:
Văn phòng công chứng được phép thu các khoản phí, thù lao khi thực hiên các hoạt động công chứng theo như đã quy định.
Chức năng của công chứng gần nhất?
Bên cạnh việc cung cấp thông tin về văn phòng công chứng là gì, chúng tôi còn giúp bạn hiểu hơn về chức năng của văn phòng công chứng.
Theo đó, chức năng cơ bản của các văn phòng công chứng bao gồm:
+ Văn phòng công chứng có chức năng là xác thực, chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch dân sự dưới dạng là văn bản hoặc một số giấy tờ khác, v.v …
+ Bên cạnh đó, văn phòng công chứng nói chung và công chứng viên nói riêng có chức năng đảm bảo sự an toàn cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng và thực hiện giao dịch.
Qua đây, sẽ giảm thiểu cũng như phòng ngừa những tranh chấp có thể xảy ra ở mức thấp nhất; đồng thời các quyền và lợi ích hợp pháp của những tổ chức, cá nhân cũng được hỗ trợ bảo vệ; góp phần xây dựng nền kinh tế – xã hội phát triển một cách ổn định và bền vững.
Những trường hợp nào cần được công chứng?
Trường hợp 1: Những hợp đồng dân sự, giấy tờ cần phải công chứng theo quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề đó. Cụ thể:
Đối với các hợp đồng tặng cho tài sản là nhà ở, bất động sản trừ trường hợp tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì phải thực hiện công chứng theo quy định theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở và Khoản 1 Điều 459 Bộ luật dân sự 2015.
Các hợp đồng tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản và có công chứng theo quy định tại Khoản 1 Điều 459 Bộ Luật Dân sự 2015.
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 167 của Luật Đất đai 2013.
Ngoài ra di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ phải được công chứng được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015.
Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài bắt buộc phải thực hiện công chứng theo quy định tại Khoản 5 Điều 647 của Bộ Luật Dân sự 2015.
Văn bản về lựa chọn người giám hộ bắt buộc phải công chứng theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015.
Trường hợp 2: Do các bên cá nhân hay tổ chức có tham gia giao kết hợp đồng hay có nhu cầu yêu cầu công chứng một cách tự nguyện.
Cơ cấu tổ chức của văn phòng công chứng
Cơ cấu tổ chức của văn phòng công chứng được pháp luật quy định cụ thể như sau:
– Văn phòng công chứng để được phép đi vào hoạt động thì cần có từ 02 công chứng viên hợp danh trở lên.
– Trưởng văn phòng công chứng sẽ đồng thời là người đại diện theo pháp luật của văn phòng công chứng đó.
Điều kiện để trở thành Trưởng văn phòng công chứng là bạn phải là một trong những công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã có từ hai năm kinh nghiệm, hành nghề trong lĩnh vực công chứng trở lên.
Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7, chủ nhật hoặc ngoài giờ hành chính không?
Hiện nay theo quy định chung của Luật, tất cả các văn phòng công chứng đều làm việc theo giờ hành chính trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Buổi sáng bắt đầu từ 8h sáng đến 12 giờ trưa và chiều thứ 1h – 5h chiều.
Tuy nhiên, một số văn phòng công chứng có cung cấp dịch vụ thêm vào sáng thứ 7. Trường hợp vì nhiều lý do khách quan, khách hàng muốn được sử dụng dịch vụ công chứng vào ngày thứ 7, chủ nhật hoặc ngoài giờ hành chính, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với văn phòng để được cung cấp dịch vụ ngoài giờ và sẽ phải trả thêm 1 khoản phí cho dịch vụ ngoài giờ.
Điều 7 Luật công chứng 2014 đã liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công chứng, cụ thể:
Đối với công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng
Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:
– Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
– Sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
– Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;
– Xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;
– Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
– Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
– Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận;
– Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan;
– Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình;
– Cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;
– Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng;
– Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;
– Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký;
– Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
– Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng;
– Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
Đối với tổ chức, cá nhân khác
Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau đây:
– Giả mạo người yêu cầu công chứng. Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật công chứng.
– Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng;
– Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực
+ Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
+ Người phiên dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng.
– Cản trở hoạt động công chứng.