Vốn là toàn bộ các giá trị của cải, vật chất được doanh nghiệp đầu tư để tiến hành hoạt động kinh doanh. Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các giá trị tài sản của doanh nghiệp đưa vào sử dụng cho hoạt động kinh doanh để nhằm mục đích sinh lời. Khi thành lập công ty, các nhà đầu tư phải xác định được phạm vi, qui mô, ngành nghề kinh doanh để trên cơ sở đó xác định nguồn vốn góp cho doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, ngoài việc xác định mức vốn kinh doanh thì việc đưa nguồn vốn vào Việt Nam như thế nào cho đúng các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam cũng là vấn đề nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Trong đó, hình thức góp vốn như thế nào là một trong những vấn đề mà nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý trong quá trình đầu tư. Sau đây, Luật Trần và Liên Danh đưa ra một số ý kiến về nhà đầu tư nước ngoài góp vốn bằng tiền mặt như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16/ 6/2010;
- Luật các tổ chức tín dụng ngày 16/6/2010;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20/11/2017;
- Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13/12/2005;
- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18/3/ 2013;
- Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/ 2014;
- Thông tư 06/2019/TT-NHNN ngày 26/6/2019.
Thế nào là nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoàiở đây được hiểu là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài.
Theo Luật đầu tư 2020: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Về tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài, Điều 22 Luật đầu tư 2020 quy định:
– Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:
+ Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế; thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
+ Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật đầu tư.
Điều 9. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
b) Hình thức đầu tư;
c) Phạm vi hoạt động đầu tư;
d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
– Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Vốn của công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Theo khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong liên doanh được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam theo mức vốn góp của nhà đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành), Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, hợp đồng PPP đã ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tài liệu khác chứng minh việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty
Theo khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Căn cứ Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn được quy định như sau:
“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.” xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
Như vậy, vốn góp phải là tài sản được liệt kê theo quy định trên hoặc tài sản khác được định giá bằng Đồng Việt Nam. Lưu ý, việc góp vốn bằng “công sức” hay đóng góp bằng “trí tuệ” không được coi là một hình thức góp vốn vì đây là những đối tượng không được coi là tài sản.
Hiện nay, pháp luật doanh nghiệp không quy định số vốn tối thiểu phải góp vào công ty là bao nhiêu mà sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu của mỗi công ty. Tuy nhiên, một số ngành, nghề kinh doanh có yêu cầu phạt đạt đủ số vốn góp tối thiểu (vốn pháp định) mới được phép hoạt động kinh doanh, ví dụ:
– Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng
– Dịch vụ xuất khẩu lao động: 05 tỷ đồng
Nhà đầu tư nước ngoài có được góp vốn tiền mặt vào công ty hay không?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định “nhà đầu tư nước ngoài” bao gồm: cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Hoạt động đầu tư trực tiếp được xác định như sau:
- Đầu tư thành lập theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Đầu tư thành lập không thuộc trường hợp được thành lập theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư mà có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp, bao gồm:
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp (hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc không có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài) dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;
- Đầu tư vào doanh nghiệp được thành lập sau khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;
- Đầu tư thành lập Doanh nghiệp mới theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Khoản 3 Điều 4 Thông tư 06/2019/TT-NHNH quy định
“3. Việc góp vốn đầu tư bằng tiền của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Vệt Nam phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.”
Như vậy, khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty tại Việt Nam để tiến hành hoạt động đầu tư, kinh doanh thì bắt buộc phải góp theo hình thức chuyển khoản chứ không được góp vón bằng tiền mặt.
Điều 13 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về Vi phạm các quy định về hoạt động đầu tư tại Việt Nam như sau:
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung trong hồ sơ đăng ký đầu tư (đối với trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư;
b) Không đáp ứng các điều kiện đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
c) Không đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi chuyển nhượng dự án đầu tư;
d) Đầu tư kinh doanh các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không tuân thủ quy định về hình thức góp vốn, cụ thể là góp vốn bằng tiền mặt thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng (điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).
Lưu ý, cá nhân, tổ chức phải góp đủ vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu không góp đủ vốn thì doanh nghiệp đó phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ.
Trường hợp công ty không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký có thể bị phạt tiền từ10 – 20 triệu đồng (khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP):
Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động khi đã kết thúc thời hạn ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn.
Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài của Luật Trần và Liên Danh
- Tư vấn điều kiện thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài: tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; điều kiện kinh doanh các ngành nghề; địa điểm thực hiện dự án; lưu ý các thủ tục trước và sau thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài;
- Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp cho nhà đầu tư: Công ty TNHH hay Công ty cổ phần;
- Tư vấn mở tài khoản chuyển vốn, thời hạn góp vốn;
- Tư vấn hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho nhà đầu tư;
- Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập công ty cho nhà đầu tư (Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép theo yêu cầu chuyên ngành, làm dấu pháp nhân, công bố mẫu dấu, thủ tục sau thành lập công ty,…;
- Tư vấn toàn diện, thường xuyên, dịch vụ kế toán, pháp luật thuế trọn gói các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cho nhà đầu tư.
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Công ty luật để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!