Nhãn hiệu khi hết thời hạn sử dụng sẽ dễ bị sao chéo mà không vi phạm pháp luật. Để tránh trường hợp bị sử dụng nhãn hiệu trái phép, chủ nhãn hiệu phải tiến hành thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ra sao?
Nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức sau khi đăng ký bảo hộ thành công và được cấp văn bằng sẽ được bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ. Chủ văn bằng bảo hộ cần nắm được những quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ cũng như về việc gia hạn hiệu lực của văn bằng khi có nhu cầu tiếp tục sử dụng để thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
Căn cứ quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thời hạn kể từ ngày được cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
Thời hạn của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, bài viết văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là gì? cũng đề cập tới những trường hợp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể bị chấm dứt hiệu lực. Cụ thể những trường hợp đó là:
Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu;
Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh nhưng không có người kế thừa hợp pháp;
Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn 05 năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
Chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
Chủ của văn bằng bảo hộ với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Hồ sơ gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Theo điểm a khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ.
Lưu ý khi tiến hành nộp đơn xin gia hạn:
– Trong vòng 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ nhãn hiệu phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ đơn yêu cầu gia hạn và các loại phí như: phí thẩm định yêu cầu gia hạn; lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ; phí sử dụng văn bằng bảo hộ; phí đăng bạ và phí công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.
– Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn hiệu lực muộn cho mỗi tháng nộp muộn.
Căn cứ điểm c khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, đơn đăng ký gia hạn nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau:
* Thành phần hồ sơ
Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ theo Mẫu 02-GH/DTVB quy tại Phụ lục C Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;
Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);
Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Trình tự thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ theo các địa chỉ sau:
Nơi nộp |
Địa chỉ |
Cục Sở hữu trí tuệ |
384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội |
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng |
Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng |
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh |
Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh |
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn yêu cầu gia hạn trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đơn.
Trường hợp đơn không có thiếu sót:
– Ra quyết định gia hạn, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ (nếu có yêu cầu);
– Tiến hành đăng bạ và công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định;
– Sau khi thủ tục gia hạn đã hoàn tất, trường hợp chủ văn bằng bảo hộ yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận quyết định gia hạn hiệu lực vào văn bằng bảo hộ, chủ văn bằng bảo hộ phải thực hiện thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ và nộp phí, lệ phí theo quy định.
Trường hợp đơn có thiếu sót:
– Các trường hợp đơn thiếu sót bao gồm:
+ Đơn yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định;
+ Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ văn bằng bảo hộ tương ứng.
– Ra thông báo dự định từ chối gia hạn, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đố;
– Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Bước 3: Nhận kết quả
Nhận kết quả và nộp phí địa chỉ của Cục Sở hữu trí tuệ như trên.
Chi phí gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Theo Thông tư 263/2016/TT-BTC, chi phí gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bao gồm các khoản sau:
Nội dung |
Mức thu (Nghìn đồng) |
Lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ |
100 |
Phí thẩm định gia hạn văn bằng bảo hộ |
160 |
Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp |
120 |
Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp |
120 |
Phí sử dụng văn bằng bảo hộ |
700 |
Lệ phí duy trì/gia hạn hiệu lực muộn (cho mỗi tháng nộp muộn) |
10% lệ phí gia hạn |
Như vậy, cứ sau 10 năm kể từ ngày được cấp, chủ sử dụng nhãn hiệu phải gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nếu muốn sử dụng tiếp. Lưu ý, nếu nộp lệ phí gia muộn thì chủ sử dụng nhãn hiệu sẽ bị nộp thêm 10% lệ phí gia hạn muộn cho mỗi tháng.
Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở đâu?
1.1 Địa điểm nộp hồ sơ
Giải đáp cho câu hỏi: Đăng ký nhãn hiệu ở đâu thì căn cứ vào thủ tục đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Quyết định 3675/QĐ-BKHCN, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ theo các địa chỉ sau:
Nơi nộp |
Địa chỉ |
Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hà Nội |
384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội |
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng |
Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng |
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh |
Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh |
Có đăng ký nhãn hiệu online được không?
Ngoài việc nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở đâu, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là các hình thức nộp đơn và có thực hiện nộp đơn online được không? Theo Quyết định 3675 nêu trên, tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo 02 cách thức:
Cách 1: Nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại một trong hai thành phố là TP. Hồ Chí Minh hoặc TP. Đà Nẵng. Sau khi nộp xong hồ sơ, tổ chức, cá nhân tiến hành nộp phí tại bộ phận thu phí.
Cách 2: Nộp hồ sơ bằng cách gửi qua đường bưu điện. Tổ chức, cá nhân có thể nộp phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
Như vậy, hiện nay có hai cách nộp như trên mà không nộp online được. Tuy nhiên, thực tế, bên đại diện sở hữu trí tuệ có thể nộp online thông qua chứng thư số và chữ ký số.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?
Vẫn căn cứ Quyết định 3675/QĐ-BKHCN, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được quy định như sau:
* Thành phần hồ sơ:
– Tờ khai đăng ký (02 bản).
– Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
– Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận:
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
Văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ).
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (ví dụ như hợp đồng).
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thời hạn giải quyết:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn;
– Công bố đơn: Trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
– Thẩm định nội dung đơn: Không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Chi phí đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?
Căn cứ biểu phí ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC, chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:
STT |
Danh mục phí, lệ phí |
Mức thu (đồng) |
1 |
Lệ phí nộp đơn |
150.000 |
2 |
Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên |
600.000 |
3 |
Phí công bố đơn |
120.000 |
4 |
Phí thẩm định nội dung cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ |
550.000 |
4.1 |
Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm và tính 01 sản phẩm/dịch vụ |
120.000 |
5 |
Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ |
180.000 |
5.1 |
Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi cho 01 sản phẩm/dịch vụ |
30.000 |
6 |
Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ |
100.000 |
6.1 |
Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi cho 01 sản phẩm/dịch vụ |
20.000 |
7 |
Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên |
120.000 |
7.1 |
Từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi |
100.000 |
8 |
Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ |
120.000 |
9 |
Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ |
120.000 |
Lưu ý: Ngoài chi phí trên, việc đăng ký sáng chế có thể mất thêm phí “dịch vụ” nếu cá nhân, tổ chức không thể tự thực hiện đăng ký. |
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.