Dấu hiệu quốc gia quốc kỳ không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

dấu hiệu quốc gia quốc kỳ không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đối với mỗi một quốc gia thì dấu hiệu quốc gia hay quốc kỳ là hình ảnh đại diện đặc trưng cho mỗi đất nước. Những hình ảnh, biểu tượng được thể hiện trên dấu hiệu quốc gia, quốc kỳ đều mang đậm bản sắc dân tộc của đất nước đó. Theo đó, dấu hiệu quốc gia, quốc kỳ là những hình ảnh không thể sử dụng với mục đích như thương mại để phân biệt hàng hóa, dịch vụ. Các cơ quan chức năng Sở hữu trí tuệ quốc gia được yêu cầu để bảo vệ một cách mặc nhiên các dấu hiệu và biểu tượng đã được thông báo để chống lại việc đăng ký trái phép như một nhãn hiệu hay một phần của nhãn hiệu (trừ khi chúng có thông báo về việc từ chối theo cách thức quy định riêng). Quốc kỳ không cần phải được thông báo để hưởng lợi từ sự bảo vệ này.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Do đặc thù của thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thời gian cấp văn bằng (trả kết quả) là khá dài so với một số quy trình thủ tục xin cấp phép, thủ tục hành chính khác.

Ví dụ : Thời hạn để cấp Giấy chứng nhận đăng ký Quyền tác giả, Giấy chứng nhận Đăng ký quyền liên quan theo quy định tại Điều 52 Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký Quyền tác giả, Giấy chứng nhận Đăng ký quyền liên quan của Luật Sở hữu Trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009 là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.

Trong khi đó, thời gian để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của Pháp luật Sở hữu Trí tuệ là 9 tháng, trong đó cần trải qua 3 giai đoạn thì Chủ đơn (Khách hàng) mới nhận được kết quả, cụ thể là:

Bốn giai đoạn để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Giai đoạn 1 : Giai đoạn chấp nhận hình thức. Khi Chủ đơn (Khách hàng) nộp đơn thì trong thời hạn là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn, đơn đăng ký được thẩm định hình thức, tức là thời điểm đó Chủ đơn được nhận Quyết định chấp nhận hình thức của đơn đã nộp (căn cứ theo Điều 119. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009).

Giai đoạn 2 : Giai đoạn đăng công bố đơn. Khi Chủ đơn nhận được Quyết định chấp nhận hình thức của đơn, thì trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ đó, đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp (căn cứ theo Điều 110. Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009).

Giai đoạn 3: Giai đoạn thẩm định nội dung. Khi Đơn đăng ký của Chủ đơn (Khách hàng) được công bố trên Công báo của Cục Sở hữu Trí tuệ thì khoảng thời gian để thẩm định nội dung của Đơn đăng ký là không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Giai đoạn 4 : Giai đoạn cấp văn bằng. Kết thúc quá trình thẩm định, cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho chủ đơn, đại diện của Chủ đơn về việc đơn đơn được cấp văn bằng, thể hiện thông qua Thông báo cấp văn bằng kèm theo số tiền phí và lệ phí cấp văn bằng cho phạm vi đăng ký mà chủ đơn đã nộp.

Khoảng thời gian diễn ra trong vòng 01 tháng kể từ ngày cấp văn bằng.

Lưu ý: Thời hạn giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu nêu trên không bao gồm thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn. Khi có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn thì thời hạn thẩm định các yêu cầu này cũng không vượt quá 1/3 khoảng thời gian thẩm định của từng giai đoạn

Như vậy, theo quy định thông thường thì thời gian để được cấp văn bằng là khoảng 12 tháng theo quy định của Luật. Tuy nhiên, khoảng thời gian thực tế có thể kéo dài do các lý do: giai đoạn 1 hình thức của đơn đăng ký chưa đạt, đơn chưa được chấp nhận hình thức ngay sau nộp và cần phải bổ sung hoặc sửa chữa những nộp dung của đơn để được chấp nhận hình thức ; giai đoạn 3 trong quá trình thẩm định nội dung phát sinh các phản đối đơn, và các phản biện, phúc đáp cho đơn đó để bảo vệ quan điểm đăng ký ban đầu ; đồng thời không loại trừ lý do, số lượng đơn nhiều, tồn đọng và tính phức tạp của đơn, sự thay đổi phân công công tác, điều động luân chuyển công tác của các bộ trong Cục Sở hữu Trí tuệ dẫn đến thời gian thực tế được cấp Văn bằng ( Kết quả của thủ tục hành chính) có thể kéo dài hơn dự kiến.

Tuy nhiên, điều đặc biệt cần lưu ý là: Thời gian hiệu lực của văn bằng (kết quả) được tính từ ngày ưu tiên (ngày nộp đơn đầu tiên). Chính vì lẽ đó, cho nên việc thực hiện bước 1 – tra cứu nhãn hiệu, xác định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu là cực kỳ quan trọng. Việc này giúp tiết kiệm chi phí, và yên tâm hơn sau khoảng thời gian chờ đợi, Khách hàng (Chủ đơn) thường sẽ nhận được kết quả như mong đợi ngay từ thời điểm nộp đơn đăng ký hoặc ít nhất cũng tương tự sự mong đợi của Khách hàng (Chủ đơn ) hoặc và biết trước những ưu nhược điểm mà có nhãn hiệu ban đầu, ý tưởng hoặc và dự định của mình có tính khả thi hay không.

Hai bước để đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Bước 1 : Tra cứu nhãn hiệu

Để tra cứu nhãn hiệu tức là cần xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu mới so với nhãn hiệu đã được nộp vào cục Sở hữu Trí tuệ trước đó và xem xem nhãn hiệu này có khả năng đăng ký được hay không và khả năng đăng ký được bao nhiêu phần trăm?

Việc tra cứu này được Luật Trần và Liên Danh tra cứu, thẩm định kỹ trước khi đưa ra lời khuyên, hay khuyến nghị khách hàng thực hiện việc đăng ký ngay hay cần phải chỉnh sửa nhãn hiệu trước khi thực hiện việc đăng ký.

Công tác 1 : Triển khai việc tra cứu, xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu mà Khách hàng dự định muốn đăng ký bằng việc tra cứu, đối chiếu nhãn hiệu đó trên nguồn thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ.

Để tra cứu được bước này, Nhân viên Luật Trần và Liên Danh cần xác định được pham vi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền mà Khách hàng muốn hướng tới. Tức là cần phân nhóm cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mà Nhãn hiệu muốn được bảo hộ độc quyền.

Tài liệu để đối chiếu thực hiện việc phân nhóm tính đến thời điểm hiện tại năm 2019 đã được cập nhật là bản Phụ lục 11. Bản Phân loại Nice 11- 2019 làm tài liệu cơ bản để xác định các nhóm sản phẩm và ngành nghề dịch vụ bảo hộ độc quyền.

Dấu hiệu quốc gia, quốc kỳ không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ như sau đối với nhãn hiệu có chứa dấu hiệu quốc gia, quốc kỳ:

“Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.

…”

Theo quy định này, đây là một trong những dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu. Trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân có chứa hình ảnh là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu hiệu quốc gia hay quốc kỳ sẽ bị Cục sở hữu trí tuệ từ chối cấp Văn bằng bảo hộ. Do đó, để tránh mất thời gian, quý khách không nên sử dụng nhãn hiệu có chứa dấu hiệu quốc gia hay quốc kỳ của bất cứ quốc gia nào.

Đăng ký nhãn hiệu tại đâu?

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục pháp lý được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Theo đó, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ hoặc nộp trực tiếp tại một trong 3 cơ sở của Cục Sở hữu trí tuệ.

dấu hiệu quốc gia quốc kỳ không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
dấu hiệu quốc gia quốc kỳ không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua tổ chức Đại diện Sở hữu trí

Quý khách hàng cũng có thể lựa chọn đăng ký nhãn hiệu tại Công ty Luật Trần và Liên Danh là một Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ. Khi quý khách hàng lựa chọn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua Luật Trần và Liên Danh quý khách hàng chỉ cần chuẩn bị duy nhất là mẫu nhãn hiệu, nhóm hàng hóa sản phẩm mang nhãn hiệu và ký ủy quyền. Toàn bộ các công việc đăng ký nhãn hiệu còn lại sẽ do Luật Trần và Liên Danh hỗ trợ khách hàng trọn gói nhằm đảm bảo cao nhất việc nhãn hiệu sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.

Nộp đơn trực tiếp tại các cơ sở của Cục Sở hữu trí tuệ

Đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội

Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội là đơn vị trực tiếp thực hiện thẩm định đơn và các thủ tục liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Các văn phòng đại điện chỉ là nơi tiếp nhận đơn còn toàn bộ thủ tục đăng ký, xét nghiệm, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đều thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội.

Đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Phó trưởng phụ trách Văn phòng: Ông Trần Giang Khuê

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Cục Sở hữu trí tuệ, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2004. Là nơi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam sau đó chuyển đơn ra Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội để thực hiện thẩm định đơn và các thủ tục liên quan.

Đăng ký nhãn hiệu tại văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Phó trưởng Văn phòng, Phụ trách Văn phòng: Nguyễn Thị Thuý

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng (gọi tắt là Văn phòng Miền Trung – Tây Nguyên) được thành lập theo Quyết định số 547/QĐ-BKHCN ngày 25/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và chính thức đi vào hoạt động ngày 26 tháng 5 năm 2005, là đơn vị trực thuộc Cục Sở hữu trí tuệ cũng như văn phòng Hồ Chí Minh là nơi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu tại khu vực Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên sau đó chuyển đơn ra Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội để thực hiện thẩm định đơn và các thủ tục liên quan.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về dấu hiệu quốc gia quốc kỳ không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139