Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không được phép

doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không được phép

Thưa luật sư, cho tôi hỏi là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức nào? Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Bộ phận tư vấn pháp luật của Công ty Luật Trần và Liên Danh. Câu hỏi của bạn được chúng tôi nghiên cứu và trả lời cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

– Luật kinh doanh bảo hiểm;

– Nghị định 73/2016/NĐ-CP;

Hình thức hoạt đồng của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam

Điều 105 Luật kinh doanh bảo hiểm có quy định:

Điều 105. Hình thức hoạt động

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn môi giới bảo hiểm;

b) Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới theo quy định của Chính phủ.

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện không được kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.

==> Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm.

– Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam

Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

– Các điều kiện quy định tại Điều 63 của Luật kinh doanh bảo hiểm:

Điều 63. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động

Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:

Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;

Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luật này;

Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;

Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.

Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.

– Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp và trong tình trạng tài chính bình thường;

– Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành ở Việt Nam.

Thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam

* Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động

– Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;

– Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;

– Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;

– Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;

– Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;

– Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.

* Ngoài các nội dung trên, hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh còn bao gồm:

– Điều lệ, giấy phép thành lập và hoạt động của các bên tham gia liên doanh;

– Hợp đồng liên doanh;

– Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về tình hình hoạt động của các bên tham gia liên doanh trong ba năm gần nhất.

* Ngoài các nội dung quy định trên, hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài còn bao gồm:

– Điều lệ, giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính;

– Giấy ủy quyền cho Tổng giám đốc (Giám đốc) tại Việt Nam;

– Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về tình hình hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính trong ba năm gần nhất.

* Thẩm quyền cấp phép:

Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

* Thời gian cấp phép:

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Bộ Tài chính phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.

Giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải nộp lệ phí cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.

* Các trường hợp bị thu hồi giấy phép:

Ngoài các quy định tại Điều 68 của Luật kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.

Điều 68. Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động

Doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:

a) Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin cố ý làm sai sự thật;

b) Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động mà không bắt đầu hoạt động;

c) Giải thể theo quy định tại Điều 82 của Luật này;

d) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;

đ) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động;

e) Không bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết với bên mua bảo hiểm.

Điều kiện để được cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam

Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài.

Điều kiện để được cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

– Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đã hoạt động năm năm trở lên;

– Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức Việt Nam.

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam

* Hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện:

Hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

– Đơn xin đặt văn phòng đại diện;

– Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính;

doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không được phép
doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không được phép

– Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về tình hình hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài trong ba năm gần nhất;

– Họ, tên, lý lịch của Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam;

– Bản giới thiệu về doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và hoạt động hợp tác với các cơ quan, tổ chức Việt Nam.

* Thẩm quyền cấp giấy phép:

Bộ Tài chính giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.

* Thời hạn cấp giấy phép:

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.

* Thu hồi giấy phép:

Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài bị thu hồi giấy phép đặt văn phòng đại diện khi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.

Chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam

Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:

– Theo đề nghị của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài;

– Khi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài chấm dứt hoạt động;

– Sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn hoạt động mà không đề nghị gia hạn hoặc không được Bộ Tài chính gia hạn;

– Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài bị thu hồi Giấy phép;

– Văn phòng đại diện hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong giấy phép đặt văn phòng đại diện.

Hồ sơ chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện:

Để chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

– Văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;

– Các bằng chứng chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ với người lao động và các nghĩa vụ với các tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam;

– Bản gốc Giấy phép đặt văn phòng đại diện;

– Các giấy phép, quyết định có liên quan trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện.

Trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện.

Khi chấm dứt hoạt động, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải thực hiện đầy đủ thủ tục và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không được phép. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139