Bảo đảm đầu tư

Bảo đảm đầu tư

Các biện pháp bảo đảm đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư và cũng là điều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi tiến hành đầu tư vào nước ta. Các biện pháp bảo đảm đầu tư là những biện pháp được quy định nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho tất cả các nhà đầu tư trong suốt quá trình đầu tư. Các biện pháp bảo đảm đầu tư chính là những cam kết từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư với các chủ đầu tư về trách nhiệm của nhà nước tiếp nhận đầu tư trước một số quyền lợi cụ thể của nhà đầu tư.

Cơ sở pháp lý quy định các biện pháp bảo đảm đầu tư

Các biện pháp bảo đảm đầu tư được quy định cụ thể từ Điều 10 đến Điều 14 Luật Đầu tư 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021). Theo Luật Đầu tư 2020, các biện pháp bảo đảm đầu tư bao gồm các biện pháp sau đây:

  • Bảo đảm quyền sở hữu tài sản;
  • Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài;
  • Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật;
  • Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Đối tượng áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư

Các biện pháp bảo đảm đầu tư được áp dụng cho mọi nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam, không phân biệt quy mô, loại hình đầu tư và được áp dụng mà không cần có sự yêu cầu từ phía nhà đầu tư.

Các biện pháp bảo đảm đầu tư theo Luật Đầu tư 2020

Bảo đảm quyền sở hữu tài sản

Theo quy định tại Điều 10 Luật Đầu tư 2020, Nhà nước bảo đảm quyền sở hữu tài sản đối với các nhà đầu tư như sau:

    • Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính;
    • Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh

Điều 11 Luật Đầu tư 2020 quy định Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:

  • Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;
  • Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;
  • Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
  • Đạt được một tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;
  • Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;
  • Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;
  • Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu thu hút đầu tư trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các hình thức bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.

Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài

Biện pháp bảo đảm đầu tư này được áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Theo Điều 12 Luật Đầu tư 2020, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:

  • Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
  • Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

Sự thay đổi của pháp luật có tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư, trong nhiều trường hợp làm mất đi sự ổn định, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Do vậy, Nhà nước cam kết bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật, cụ thể:

  • Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư, trừ ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành;
  • Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư. Tuy nhiên nhà đầu tư không được tiếp tục hưởng mức ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ được xem xét, giải quyết khi có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành bằng một hoặc một số biện pháp sau:
  • Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế; xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
  • Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.

Bảo đảm đầu tư trong trường hợp không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư

– Bước 1: Nhà đầu tư gửi yêu cầu bằng văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản 4 Điều 13 Luật đầu tư tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả gửi phiếu hẹn trả kết quả cho cá nhân/tổ chức.

– Bước 2: Ban quản lý quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư theo đề xuất của nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của nhà đầu tư và chuyển kết quả cho Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế. Trường hợp vượt thẩm quyền thì trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

– Bước 3: Ban Quản lý chuyển kết quả cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế.

– Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ban Quản lý tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế trả kết quả cho cá nhân/tổ chức.

Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh;

– Thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định.

– Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của tỉnh.

 Hồ sơ

Văn bản đề nghị áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư gồm các nội dung sau: + Tên và địa chỉ của nhà đầu tư; + Ưu đãi đầu tư theo quy định tại văn bản pháp luật trước thời điểm văn bản pháp luật mới có hiệu lực gồm: Loại ưu đãi, điều kiện hưởng ưu đãi, mức ưu đãi (nếu có); + Nội dung văn bản pháp luật mới có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư; + Đề xuất của nhà đầu tư về áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư.
Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định về ưu đãi đầu tư (nếu có một trong các loại giấy tờ đó).

Quy định về việc phản ánh, kiến nghị thủ tục hành chính

Cá nhân, tổ chức phản ảnh, kiến nghị về quy định hành chính theo các nội dung sau:

– Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước như: từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính; tự ý yêu cầu, bổ sung, đặt thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật; sánh nhiễu , gây phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm; không niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính hoặc niêm yết công khai không đầy đủ các thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được niêm yết công khai đã hết hiệu lực thi hành hoặc trái với nội dung thủ tục hành chính được đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính…

– Quy định hành chính không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, thiếu thống nhất; không hợp pháp hoặc trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; những vấn đề khác liên quan đến thủ tục hành chính,  Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.

– Đề xuất phương án xử lý những phản ánh nêu trên hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Lưu ý:

– Phản ánh, kiến nghị phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; ghi rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.

– Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị;

Bảo đảm đầu tư
bảo đảm đầu tư

– Không tiếp nhận phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Giải quyết tranh chấp đầu tư

Một trong những chính sách đảm bảo đầu tư là đảm bảo cơ chế giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm 4 phương thức: thương lượng, hòa giải, Trọng tài và Tòa án. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp mà các bên không thể giải quyết được thông qua con đường thương lượng, hòa giải thì các tranh chấp được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam là các tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam giữa các chủ thể:

  • Giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Trường hợp tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 (tổ chức kinh tế có trên 50% vốn điều lệ là vốn đầu tư nước ngoài) thì được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:

  • Tòa án Việt Nam;
  • Trọng tài Việt Nam;
  • Trọng tài nước ngoài;
  • Trọng tài quốc tế;
  • Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Công ty luật để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139