Hướng dẫn làm báo cáo thuế gtgt theo quý

hướng dẫn làm báo cáo thuế gtgt theo quý

Để phản ánh thực tế tình hình kinh doanh hoạt động của một doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải làm các báo cáo thuế theo quý theo tháng để nộp cho cơ quan thuế. Nhưng để làm các báo cáo thuế kế toán cần làm những gì? Sau đây là các hướng dẫn làm báo cáo thuế gtgt theo quý cho các doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Định nghĩa thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tiêu dùng nhằm độnviên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hoá, nhận dịch vụ.

Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định: “Thuế giá trị gia tăng và thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Như vậy, xét về bản chất, thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu. Các nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ là người nộp thuế nhưng người tiêu dùng lại thực chất là người chịu thuế thông qua giá cả hàng hoá dịch vụ.

Điều này giúp cho cơ quan quản lí, thu thuế giá trị gia tăng tránh được sự phản ánh gay gắt về thuế. Bên cạnh đó, thuế giá trị gia tăng cũng có thể ảnh hưởng tới sức mua của công chúng do phần thuế này đã được cấu thành trong giá bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng. Những phân tích này cho thấy việc áp dụng thuế giá trị gia tăng tại một quốc gia cần phải cân nhắc tính phù hợp, những yếu tố ảnh hưởng của loại thuế này cho nền kinh tế.

Thực hiện thuế giá trị gia tăng, có thể làm ảnh hưởng tới các vấn đề tiêu dùng, mức độ lạm phát.

Thuế giá trị gia tăng có thể ảnh hưởng tới sức tiêu dùng của công chúng. Xuất phát từ chỗ thuế giá trị gia tăng cấu thành trong giá bán (giá thanh toán), sức tiêu dùng của công chúng phụ thuộc vào quan hệ giữa thu nhập với giá cả hàng hoá dịch vụ.

Tỉ trọng giữa giá cả và thu nhập của người chịu thuế càng cao, càng làm giảm cơ hội tiêu dùng trong công chúng.

Phân tích yếu tố này giúp cho cơ quan lập pháp tìm ra phương án tối ưu về cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trong những giai đoạn nhất định. Nếu xét theo khía cạnh thuế với các chỉ số giá cả, đương nhiên cũng có mối liên quan nhất định. Số tiền thuế giá trị giá tăng trong giá bán làm thay đổi chỉ số giá cả, lạm phát trong những giai đoạn có sự thay đổi về thuế.

Xác định mối liên quan giữa loại thuế này với chỉ số giá cả, lạm phát có ý nghĩa đối với nhà lập pháp khi quyết định chính sách thuế suất hợp lí trong những giai đoạn nhất định để đảm bảo khi thực hiện thuế giá trị gia tăng không gây ra những xáo trộn lớn trong dân chúng.

Việc áp dụng thành công thuế giá trị gia tăng tại Pháp được đánh giá là nhờ chính sách thuế suất hợp lí qua các giai đoạn cụ thể.

Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thuế giá trị gia tăng có bao gồm những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu. Thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng cuối cùng chịu. Cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu.

Thứ hai, thuế giá trị gia tăng là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp. Thuế giá trị gia tăng đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển từ sản xuất tới lưu thông, tiêu dùng.

Ở từng giai đoạn, thuế chỉ tính trên phần giá trị gia tăng của giai đoạn đó, không tính trùng phần giá trị gia tăng đã tính thuế ở các giai đoạn luân chuyển trước. Xét trên một hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, tổng số thuế giá trị gia tăng thu được qua tất cả các giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, thuế giá trị gia tăng là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp.

Thứ ba, thuế giá trị gia tăng được đánh thuế theo nguyên tắc điểm đến. Thuế giá trị gia tăng được áp dụng theo nguyên tắc điểm đến. Thuế giá trị gia tăng đánh vào hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nội địa, bất kể hàng hóa dịch vụ đó được tạo ra ở trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài.

Thứ tư, thuế giá trị gia tăng có phạm vi điều tiết rộng. Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế tiêu dùng thông thường, đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ nên thuế giá trị gia tăng có phạm vi điều tiết rộng.

Báo cáo thuế GTGT gồm những gì?

Trước tiên, khi tiến hành lập báo cáo thuế GTGT, các doanh nghiệp sẽ cần phải chuẩn bị và xác định rõ các điều sau:
– Tờ khai thuế. Việc sử dụng loại tờ khai nào sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào phương pháp khai thuế mà doanh nghiệp áp dụng: Phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp. Cụ thể:

Nếu doanh nghiệp sử dụng khai thuế theo phương pháp khấu trừ thì sẽ sử dụng Tờ khai thuế giá trị gia tăng Mẫu số 01/GTGT.

Nếu doanh nghiệp sử dụng khai thuế theo phương pháp trực tiếp thì sẽ sử dụng tờ khai thuế giá trị gia tăng Mẫu số 04/GTGT.

– Hình thức khai thuế doanh nghiệp sẽ sử dụng: Khai thuế theo tháng hay khai thuế theo quý.

Hình thức kê khai thuế GTGT theo quý hiện sẽ được áp dụng với những trường hợp sau:

– Các doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, dưới một năm.

– Các doanh nghiệp có mức doanh thu năm trước liền kề dưới 50 tỷ.

Còn hình thức kê khai thuế GTGT theo tháng sẽ được áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động khoảng một năm trở lên, có tổng doanh thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề lớn hơn 50 tỷ đồng.

Đối với việc lựa chọn phương pháp kê khai thuế GTGT:

– Các doanh nghiệp có doanh thu 1 tỷ trở lên bắt buộc phải kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ nếu muốn vẫn có thể đăng ký để được kê khai theo phương pháp này.

– Các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ sẽ kê khai theo phương pháp trực tiếp, trừ những doanh nghiệp đăng ký tự nguyên theo phương pháp khấu trừ.

Hướng dẫn lập tờ khai thuế GTGT trên HTKK

Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều đang sử dụng hình thức báo cáo thuế GTGT theo tháng. Dưới đấy là cách kê khai thuế GTGT theo tháng trên phần mềm hỗ trợ kê khai (HTKK).

hướng dẫn làm báo cáo thuế gtgt theo quý
hướng dẫn làm báo cáo thuế gtgt theo quý

Bước 1: Truy cập phần mềm HTKK

Để có thể tiến hành lập tờ khai thuế GTGT trên HTKK, bước đầu tiên bạn cần mở phần mềm lên và đăng nhập bằng tài khoản của doanh nghiệp mình.

Với những trường hợp chưa có phần mềm HTKK, bạn cần tải về máy rồi đăng ký để kích hoạt tài khoản và sử dụng.

Bước 2: Chọn chức năng “Thuế Giá Trị Gia Tăng”

Trên giao diện trang chủ của phần mềm HTKK, bạn nhấn chọn chức năng “Thuế Giá Trị Gia Tăng”, chọn tiếp “Tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT).

Bước 3: Chọn kỳ tính thuế

Ngay khi giao diện “Chọn kỳ tính thuế” hiển thị, bạn cần hoàn tất những thông tin được yêu cầu:

– Nhấn tích chọn “Tờ khai tháng”.

– Điền thông tin kỳ khai thuế. Ví dị bạn khai thuế tháng 07/2019 thì sẽ điền mục “Tháng” là 07; mục “Năm” là 2019.

– Chọn “Danh mục ngành nghề” phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

– Chọn “Phụ lục kê khai” nếu doanh nghiệp bạn có khai thêm các phụ lục đi kèm. Trường hợp không khai thêm thì bạn bỏ qua mục này.
– Cuối cùng, bạn nhấn ô “Đồng ý” để chuyển sang bước 4.

Bước 4: Kê Khai thuế trên “Tờ khai thuế GTGT”

Khi hệ thống HTKK hiển thị “TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (Mẫu số 01/GTGT), bạn cần nhập chính xác các số liệu vào các chỉ tiêu trên tờ khai:

– Chỉ tiêu 21: Bạn nhấn dấu tích nếu trong kỳ khai thuế không phát sinh hóa đơn đầu ra/vào.

– Chỉ tiêu 22: Bạn lấy số GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước chuyển sang. Chỉ tiêu này tương ứng với số thuế đã ghi trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ trước tại chỉ tiêu 43.

– Chỉ tiêu 23: Là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ đã mua vào trong kỳ kê khai nhưng chưa có thuế GTGT.

– Chỉ tiêu 24: Là tổng số tiền thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đã mua vào (kể cả được khấu trừ hay không được khấu trừ).

-Chỉ tiêu 25: Là tổng số tiền thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ đã mua vào được khấu trừ.

– Chỉ tiêu 26: Là tổng doanh thu của việc bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT.

– Chỉ tiêu 27, 28, 34, 35, 36, 39, 40, 41, 42, 43: Phần mềm sẽ tự động cập nhật.

– Chỉ tiêu 29: Là tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất là 0%

– Chỉ tiêu 30 và 31: Là tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất là 5% và tiền thuế GTGT.

– Chỉ tiêu 32 và 33: Là tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 10% và tiền thuế GTGT.

– Chỉ tiêu 32a: Là tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không phải kê khai và tiền nộp thuế GTGT.

– Chỉ tiêu 37 và 38: Bạn chỉ thực hiện khi kê khai bổ sung, điều chỉnh kỳ trước hoặc được cơ quan thuế yêu cầu. Theo đó chỉ tiêu 37 là điều chỉnh giảm và chỉ tiêu 38 là điều chỉnh tăng.

Tới đây, sau khi đã điền xong hết các chỉ tiêu thì bạn đã kê khai xong và cần kết xuất XML qua mạng để hoàn tất quy trình khai thuế GTGT cho doanh nghiệp của mình.

Hướng dẫn nộp tờ khai thuế GTGT lên cơ quan thuế nhanh chóng

Sau khi đã hoàn thành tờ khai thuế GTGT, bạn cần nộp báo cáo thuế GTGT lên cơ quan thuế. Cách nộp đơn giản, nhanh chóng nhất hiện nay mà các doanh nghiệp đều sử dụng đó chính là nộp qua trang thuedientu.gdt.gov.vn:

– Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống cổng thông tin của Tổng cục Thuế tại website: https://thuedientu.gdt.gov.vn/.

– Bước 2: Bạn tải tờ khai XML đã kết xuất lên hệ thống.

– Bước 3: Bạn nhấn ký điện tử.

– Bước 4: Bạn nhấn lệnh nộp tờ khai để gửi tờ khai thuế GTGT lên cơ quan thuế.

– Bước 5: Bạn chọn chức năng “Tra cứu” để kiểm tra xem báo cáo này đã chắc chắn được gửi đi hay chưa.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn hướng dẫn làm báo cáo thuế gtgt theo quý một cách chi tiết và đầy đủ hơn Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139