Dịch vụ làm căn cước công dân gắn chip

dịch vụ làm căn cước công dân gắn chip

Thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (e-ID) là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Dưới đây là dịch vụ làm căn cước công dân gắn chip, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đối tượng được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chip

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014). Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21).

Ngoài ra, những ai đã có chứng minh nhân dân (9 số và 12 số), thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn.

Các giấy tờ cần chuẩn bị để xin cấp thẻ căn cước:

Bạn làm trực tiếp tại nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi bạn có sổ KT3:

– Bản gốc sổ hộ khẩu và kèm theo 02 bản photo.

– Chứng minh thư nhân dân cũ (nếu có): Bởi nếu bạn đã có CMTND, khi xin cấp CCCD, cơ quan Công an sẽ xác nhận số CMTND cũ và CCCD mới là của cùng một người.

– Bản khai theo mẫu (có xác nhận của UBND phường nơi bạn thường trú hoặc tạm trú).

Thủ tục làm Căn cước công dân gắn chip mới lần đầu

(áp dụng với công dân từ đủ 14 tuổi chưa từng được cấp CMND và CCCD).

Căn cứ: Luật Căn cước công dân, Thông tư 59/2021/TT-BCA, Thông tư 60/2021/TT-BCA.

Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ CCCD

Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp công dân đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.

Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp CCCD

Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ:

+ Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ;

+ Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp thẻ;

+ Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp thẻ (như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh…).

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay

Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD cho công dân kiểm tra, ký tên.

Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự. Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

Bước 4: Trả kết quả

Công dân nộp lệ phí, sau đó nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân. Người dân đi nhận CCCD tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trả qua đường bưu điện (công dân tự trả phí).

Lệ phí: Miễn phí (khoản 2 Điều 32 Luật Căn cước công dân).

Thời hạn giải quyết

Tối đa 8 ngày làm việc (Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA).

Lưu ý: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến việc nhập khẩu chip nên việc trả Căn cước công dân không được thực hiện đúng tiến độ. Bộ Công an cho biết, sẽ cố gắng sản xuất, trả thẻ cho người dân trong thời gian sớm nhất, đặt mục tiêu đến tháng 9/2021 sẽ in và trả toàn bộ số thẻ Căn cước công dân đã thu nhận hồ sơ. 

 Đóng lệ phí đổi thẻ CCCD gắn chip

Công dân đóng lệ phí cấp CCCD theo quy định tại Thông tư 112/2020/TT-BTC và Thông tư 59/2019/TT-BTC. Cụ thể như sau:

Từ ngày 1/1/2021-30/6/2021 lệ phí làm căn cước công dân được giảm 50% so với quy định.

Từ ngày 1/7/2021 lệ phí sẽ được tính về mức thu lệ phí thông thường theo quy định tại Điều 4, Thông tư 59/2019/TT-BTC. 

dịch vụ làm căn cước công dân gắn chip
dịch vụ làm căn cước công dân gắn chip

Cụ thể lệ phí làm căn cước công dân như sau:

Đơn vị: đồng/thẻ

STT

Loại lệ phí

Mức thu từ 01/01/2021 – 30/6/2021

Mức thu từ 01/7/2021

1

Chuyển từ Chứng minh nhân dân 09 số, 12 số sang cấp thẻ CCCD

15.000

30.000

2

– Đổi thẻ CCCD khi:

– Bị hư hỏng không dùng được;

– Thay đổi họ, tên, chữ đệm; Đặc điểm nhận dạng;

– Xác định lại giới tính, quê quán;

– Có sai sót về thông tin trên thẻ;

– Khi công dân yêu cầu.

25.000

50.000

3

Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất; khi trở lại quốc tịch Việt Nam

35.000

70.000

Thẻ căn cước điện tử tại các nước trên thế giới

Thổ Nhĩ Kỳ là nước đầu tiên trên thế giới triển khai e-ID trên bằng lái vào năm 1987. Nhằm giảm tình trạng chạy quá tốc độ, chính phủ nước này quyết định phát triển và sử dụng máy đo tốc độ điện tử trên phương tiện vận tải thay cho thiết bị cơ khí. Thẻ e-ID sẽ được cắm vào máy đo trước khi xe xuất phát. Thời gian chạy xe và tình trạng chạy quá tốc độ sẽ được thiết bị lưu lại, sau đó in báo cáo cho giới chức.

Năm 1995, bằng lái điện tử cũng được áp dụng tại tỉnh Mendoza ở Argentina do tình trạng tai nạn và vi phạm giao thông cao, tỷ lệ nộp phạt lại quá thấp. Bằng lái điện tử tại Mendoza lưu trữ thông tin định danh, loại bằng lái, ảnh chân dung và liên tục cập nhật dữ liệu về vi phạm và tiền phạt chưa nộp của tài xế.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể lưu trữ thông tin y tế khẩn cấp như nhóm máu, nguy cơ dị ứng và dấu vân tay trên bằng lái xe điện tử. Theo ước tính, hệ thống e-ID giúp chính phủ Argentina có thể giúp thu về hơn 10 triệu USD tiền phạt vi phạm giao thông mỗi năm.

Năm 1999, hệ thống bằng lái xe thông minh được ứng dụng tại bang Gujarat, Ấn Độ.

Năm 2002, Estonia là nước đầu tiên chính thức phát hành thẻ căn cước thông minh mang tên ID Kaart. Tại đất nước này, ID Kaart được sử dụng để làm phương tiện nhận dạng chủ đạo, giúp người dân mua vé giao thông công cộng, sử dụng Internet banking, xác thực trên nhiều website và thay thế cho hộ chiếu khi đi lại trong nước hoặc Liên minh châu Âu (EU).

Năm 2003, Phần Lan chính thức sử dụng thẻ căn cước điện tử, cho phép người dân truy cập vào một số dịch vụ nhất định trên Internet, mã hóa một số nội dung được chuyển qua mạng và bổ sung chữ ký điện tử vào tài liệu hành chính.

Năm 2006, Tây Ban Nha bắt đầu cấp căn cước quốc gia (DNI) dưới dạng thẻ thông minh thay thế dần những loại giấy tờ trước đó.

Từ năm 1977 đến nay, đã có gần 70 quốc gia ở các châu lục phát hành thẻ căn cước công dân tích hợp chip điện tử để sử dụng trong xác thực danh tính, chữ ký điện tử, cấp quyền ra vào những địa điểm bảo mật và tích hợp thông tin như số an sinh xã hội, bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, vé tàu xe, thẻ thanh toán và cả thẻ ngân hàng…

Có sổ tạm trú KT3 có được cấp thẻ căn cước công dân không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi là hiện tại tôi có KT3 ở trong thành phố Hồ Chí Minh và chứng minh nhân dân (chứng minh nhân dân bị hư 1/2 ảnh và đã bị mờ hết số) thì muốn làm thẻ căn cước công dân tại thành phố Hồ Chí Minh thì có được không? Và thẻ căn cước công dân có làm được hộ chiếu không? Xin cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 22 Luật căn cước công dân 2014 quy định trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân như sau:

– Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;

– Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật căn cước công dân 2014 kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.

+ Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;

– Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật căn cước công dân 2014; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Nơi cấp thẻ căn cước công dân theo quy định tại Điều 26 Luật căn cước công dân 2014 gồm:

Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

“1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.”

Như vậy, theo quy định, khi cấp thẻ căn cước công dân, không cần phải mang theo sổ hộ khẩu gia đình do đó, không cần bạn phải có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh bạn vẫn cấp được thẻ căn cước công dân tại thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 20 Luật căn cước công dân 2014 quy định giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân

Theo đó, theo quy định trên thì thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Bạn có thể sử dụng thẻ căn cước công dân để làm hộ chiếu.

Ngoài ra tại những nước Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau thì bạn có thể sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho hộ chiếu.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về dịch vụ làm căn cước công dân gắn chip Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139