Tội cố ý làm hư hỏng tài sản

tội cố ý làm hư hỏng tài sản

Hiện nay, các tệ nạn xã hội có xu hướng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Những tội xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác như: cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,… xảy ra rất nhiều với thủ đoạn ngày càng nguy hiểm, có tính chất côn đồ,…

Bộ luật Hình sự có 1 chương quy định về nhóm tội xâm phạm sở hữu. Trong đó, tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác được quy định rất cụ thể về tính chất hành vi, về giá trị tài sản bị hủy hoại. Mặc dù vậy, khi áp dụng pháp luật, không ít trường hợp nhận định nhầm lẫn với tội khác hoặc hành vi chưa đủ điều kiện cấu thành tội phạm hình sự.

Quy định pháp luật về tội cố ý làm hư hỏng tài sản

Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Gây thiệt hại tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

tội cố ý làm hư hỏng tài sản
tội cố ý làm hư hỏng tài sản

Cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản

Đối với tội cố ý làm hư hỏng tài sản, khi xác định các yếu tố cấu thành của tội phạm của tội này cần xem xét quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể, cấu thành tội phạm của tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác được xác định cụ thể như sau:

  • Về mặt khách quan của tội cố ý làm hư hỏng tài sản

Mặt khách quan của tội cố ý làm hư hỏng tài sản được thể hiện qua hành vi phạm tội là hành vi “cố ý làm hư hỏng tài sản”. Đây được hiểu là hành vi tác động đến tài sản làm cho tài sản bị tan nát, hư hỏng đến mức làm mất hẳn giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được nguyên gốc tài sản này. Việc này có thể thực hiện thông qua các hành vi đập phá, hay dùng các vật dụng, nguyên liệu khác để tác động đến tài sản của người khác. Ví dụ: Dùng xăng đốt cháy nhà ở, xe ô tô đến thành tro bụi, không thể khắc phục được hoặc dùng búa đập vỡ bình hoa cổ đến mức tan nát không thể khôi phục được.

Hành vi khách quan này là nguyên nhân dẫn đến hậu quả là làm cho tài sản bị biến dạng, tan nát, hư hỏng hoàn toàn, làm mất hẳn giá trị sử dụng. Hậu quả xảy ra được xác định là yếu tố bắt buộc là căn cứ để xác định tội này, nếu hành vi phạm tội nhưng chưa ra gây ra hậu quả gây thiệt hại cho tài sản thì chưa thể cấu thành nên tội Hủy hoại tài sản của người khác. Trong đó, nếu căn cứ quy định của pháp luật thì hậu quả là yếu tố cấu thành mặt khách quan của tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác được xác định là thuộc một trong hai trường hợp:

– Giá trị của tài sản bị thiệt hại từ 2.000.000 đồng trở lên.

– Hoặc giá trị của tài sản bị thiệt hại dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp như đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích, hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ hoặc là di vật, cổ vật.

–  Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

–  Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại

  • Về mặt chủ quan của tội cố ý làm hư hỏng tài sản

Người phạm tội hoàn toàn biết và nhận thức được về hậu quả mà hành vi của mình sẽ gây ra nhưng vẫn cố ý để mặc cho hậu quả đó xảy ra, với mục đích hủy hoại đi tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người khác.

Hành vi phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có thể xuất phát từ mục đích nhằm thỏa mãn cảm xúc giận dữ hoặc do tư thù cá nhân, mâu thuẫn, ghen tuông…. Mặc dù yếu tố động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc trong việc xác định tội Hủy hoại tài sản của người khác, nhưng ít nhiều động cơ phạm tội có thể cho thấy rõ những diễn biến tâm lý của người phạm tội, là cơ sở để xác định tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội.

  • Về mặt khách thể của tội cố ý làm hư hỏng tài sản

Về mặt khách thể, tội cố ý làm hư hỏng tài sản đến quan hệ sở hữu của chủ tài sản với tài sản bị hủy hoại, mà không ảnh hưởng gì đến quan hệ nhân thân của chủ sở hữu tài sản.

  • Về mặt chủ thể của tội cố ý làm hư hỏng tài sản

Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội được xác định là người từ đủ 14 tuổi trở lên. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015,  người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác nếu khung hình phạt được quy định tại  khoản 3, 4 Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015, vì đây là những trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Còn người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm hư hỏng tài sản trong tất cả các trường hợp khi có hành vi cố ý.

Qua phân tích ở trên, có thể hiểu, một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 nếu như đồng thời đáp ứng đủ cả 04 yếu tố cấu thành tội phạm được xác định ở trên.

Phân biệt cố ý làm hư hỏng tài sản và huỷ hoại tài sản

Cố ý làm hư hỏng tài sản và hủy hoại tài sản là hai hành vi có đặc điểm khá tương đồng và được quy định chung trong một điều luật thành Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tại sản tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung 2017. Tuy vậy, đây là 2 hành vi độc lập và dễ gây nhầm lẫn trong khi xác định tội danh và trong quá trình xét xử với nhiều quan điểm khác nhau.

Để phân biệt tội cố ý làm hư hỏng tài sản và tội hủy hoại tài sản, ta có thể căn cứ vào một số tiêu chí sau đây:

Tiêu chí

Hủy hoại tài sản

Cố ý làm hư hỏng tài sản

Khái niệm

Hành vi làm cho tài sản của người khác bị thiệt hại đến mức làm mất hẳn giá trị hoặc mất hẳn công năng, giá trị sử dụng hoặc bị tiêu hủy hoàn toàn.

Hành vi làm tài sản của người khác bị mất một phần hoặc giảm giá trị hoặc giảm giá trị sử dụng nhưng ở mức độ có thể khôi phục, sửa chữa lại được.

Mục đích

Làm cho tài sản bị hư hỏng, tiêu hủy hoàn toàn hoặc làm cho tài sản không còn giá trị sử dụng.

Làm hư hỏng một phần của tài sản hoặc làm cho tài sản bị mất một phần, giảm giá trị sử dụng nhưng có thể khôi phục, sửa chữa được.

Đối tượng

Tài sản trị giá từ 2.000.000 đến dưới 500.000.000 đồng hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp: Đã bị xử phạt VPHC mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình; tài sản là di vật, cổ vật.

Thiệt hại của tài sản bị xâm phạm

Hành vi phạm tội làm cho tài sản bị hư hỏng toàn bộ hoặc không còn sử dụng được.

Hành vi chỉ làm hư hỏng một phần của tài sản hoặc làm giảm một phần giá trị tài sản.

Cơ sở pháp lý

Điều 178 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Trên đây là một số vấn đề Luật Trần và Liên Danh gửi tới quý khách, nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc gì vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139