Xác nhận chữ ký trong sơ yếu lý lịch

xác nhận chữ ký trong sơ yếu lý lịch

Bản Sơ yếu lý lịch là một loại giấy tờ có vai trò hết sức quan trọng cần dùng trong nhiều trường hợp. Bởi vậy mà việc tìm hiểu thật thông tin quy định của pháp luật về việc xác nhận chữ ký trong sơ yếu lý lịch rất cần thiết. Luật Trần và Liên Danh sẽ chia sẻ đến bạn những nội dung hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Quy định của Pháp luật về việc xác nhận chữ ký trong Sơ yếu lý lịch

Quy định chứng thực chữ ký Sơ yếu lý lịch

Trước thời gian ngày 20/04/2020, Nhà nước quy định chỉ chứng thực chữ ký cho bản Sơ yếu lý lịch. Việc chứng thực chữ ký này được quy định rất rõ ràng tại Nghị định số 23 ban hành 2015 bởi Chính Phủ. Đồng thời với việc chứng thực chữ ký thì Cơ quan pháp luật khi xác nhận sơ yếu lý lịch cho công dân sẽ không được phép ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật của họ vào trong nội dung sơ yếu. 

Cập nhật quy định mới về xác nhận chữ ký Sơ yếu lý lịch

Bắt đầu từ ngày 20/04/2020, Nhà nước đưa ra quy định về việc chứng nhận bản sơ yếu lý lịch cho công dân sẽ cần bao gồm chứng thực cả chữ kỹ và nội dung văn bản. Căn cứ cụ thể vào quy định ban hành ở Điều 15 thuộc Thông tư số 01/2020 của Ban Thường Vụ thì việc chứng thực chữ ký trong bản Sơ yếu lý lịch sẽ được thực hiện kể từ ngày 20/04/2020 tuân thủ các yêu cầu như sau:

Áp dụng những quy định chứng thực chữ ký các giấy tờ văn bản cho cả Sơ yếu lý lịch cá nhân. Người chứng thực ngoài việc chứng thực chữ ký thì không ghi bất cứ nhận xét nào khác vào bản sơ yếu xin chứng thực, chỉ ghi nội dung chứng thực dựa theo mẫu quy định sẵn mà Nghị định 23/2015 của Chính Phủ đã đưa ra.

Nếu như ở một vài chuyên ngành đặc biệt, nếu pháp luật chuyên ngành có đưa ra những yêu cầu khác đối với vấn đề ghi nội dung nhận xét vào sơ yếu lý lịch thì người chứng thực sẽ tuân thủ và thực hiện đúng quy định.

Công dân yêu cầu chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với tất cả những nội dung đã viết trong bản sơ yếu. Mục nào không trình bày nội dung, bạn cần gạch chéo mục đó trước khi gửi đến cơ quan thẩm quyền để xin chứng thực.

Khi nào có thể ghi nhận xét khi chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch?

Như đã nêu ra ở trên, kể từ 20/04/2020 thì một số trường hợp xin xác nhận chữ ký trong sơ yếu lý lịch được quy định bởi pháp luật chuyên ngành nếu cho phép người chứng thực ghi nhận xét thì họ hoàn toàn có thẩm quyền ghi nhận xét vào bản Sơ yếu lý lịch của bạn.

Có thể nhắc đến một vài trường hợp cụ thể như sau:

Thứ nhất là trường hợp lý lịch học sinh, sinh viên: Đối tượng này luôn được Bộ giáo dục và Đào tạo đưa ra quy định nghiêm ngặt về việc chấp hành nghiêm túc pháp luật thì khi Ủy ban Nhân dân cấp xã tiếp nhận chứng thực sơ yếu lý lịch cho học sinh, sinh viên sẽ ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật của đối tượng này. 

Thứ hai, trường hợp cá nhân cần khai lý lịch để nhằm mục đích đăng ký kinh doanh. Nghị định số 96 cũng có quy định rõ về các yêu cầu đối với người làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Vậy nên Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận chứng thực bản sơ yếu lý lịch của cá nhân đó sẽ có quyền ghi nhận xét vào trong lý lịch.

Với mẫu Sơ yếu lý lịch tự thuật phục vụ khi đi xin việc đa phần không có quy định chuyên ngành kèm theo. Khi đó người chứng thực không được phép chứng thực nội dung vào sơ yếu lý lịch. Trường hợp này chỉ chứng thực chữ ký là đủ, đúng theo hướng dẫn cụ thể được ban hành ở Điều số 15, Thông tư 01/2020 của Bộ Tư Pháp. 

Hướng dẫn chi tiết về việc chứng thực chữ ký Sơ yếu lý lịch

Chứng thực chữ ký Sơ yếu lý lịch có bắt buộc hay không?

Bởi vì bản Sơ yếu lý lịch như đã bàn luận tới ở trên được sử dụng trong rất nhiều trường hợp. Chính vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu rõ ràng có quy định đặc biệt nào đối với việc xin xác nhận cho từng trường hợp hay không mới có thể tuân thủ đúng pháp luật.

Cụ thể, trong thực tế, luật pháp không hề đưa ra quy định cụ thể về vấn đề xác nhận đối với riêng bản sơ yếu lý lịch tự thuật. Theo đó, các Ủy ban Nhân dân các cấp xã/phường mỗi nơi thực hiện một cách, có nơi sẽ thực hiện chứng thực chữ ký cho người xin chứng thực nhưng có nơi lại chỉ đóng con dấu xác nhận.

Thậm chí có nơi còn đi quá giới hạn thẩm quyền cho phép khi chứng thực cả nội dung trong bản Sơ yếu lý lịch cá nhân chỉ vì cá nhân đó chưa thực hiện đầy đủ một số khoản đóng góp chẳng hạn.

Điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vậy nên để tránh các cơ quan đại diện nhà nước có quyền chứng thực chưa hiểu đúng dẫn đến việc thực hiện sai quy định về chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch thì vào ngày 20/03/2014, Cục hộ Tịch, quốc tịch, chứng thực đã đưa ra hướng dẫn cụ thể về việc xác nhận sơ yếu lý lịch tại Công văn số 1520.

Đồng thời thực hiện cụ thể hóa đối với thủ tục chứng thực chữ ký Sơ yếu lý lịch thông qua các bước tiêu chuẩn. 

Hướng dẫn quy trình chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch

Các bước thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch

Bước 1: Người cần chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch sẽ phải xuất trình được bản chính/bản sao chứng minh thư/hộ chiếu đã được chứng thực kèm theo bản sơ yếu lý lịch. 

Bước 2: Người đưa yêu cầu chứng thực sẽ ký vào sơ yếu lý lịch trước mặt người chứng thực. Sau đó, người chứng thực sẽ tiến hành các thủ tục sau đây để chứng thực chữ ký cho sơ yếu lý lịch của người yêu cầu:

– Ghi nội dung chứng thực theo mẫu

– Ký và ghi đầy đủ họ tên, sau đó đóng dấu và ghi xác nhận vào sổ chứng thực. 

– Đóng dấu giáp lai cho sơ yếu lý lịch.

Trường hợp từ chối chứng thực chữ ký trong Sơ yếu lý lịch

Người chứng thực có quyền từ chối việc tiếp nhận sơ yếu lý lịch nếu như phát hiện ra các vấn đề sau:

– Ở thời điểm yêu cầu chứng thực, người yêu cầu không làm chủ được hành vi của bản thân.

– Xuất trình các giấy tờ kèm theo không đáp ứng yêu cầu: chứng minh thư, hộ chiếu hết giá trị sử dụng hoặc là giấy tờ giả mạo.

Quy định về thời gian chứng thực

Khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận được yêu cầu chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch thì cơ quan đó cần tiến hành hoàn tất việc chứng thực ngay trong ngày tiếp nhận hoặc trả kết quả vào ngay ngày tiếp theo nếu như công dân đưa yêu cầu sau 15h. Nếu rơi vào trường hợp thứ hai, người yêu cầu chứng thực gửi yêu cầu sau 15h thì cơ quan tiếp nhận nếu như không thể giải quyết kịp và sẽ hẹn trả kết quả vào hôm sau thì phía cơ quan sẽ cần có phiếu hẹn ghi rõ ràng thời gian và ngày trả kết quả cho người cần chứng thực chữ ký.

xác nhận chữ ký trong sơ yếu lý lịch
xác nhận chữ ký trong sơ yếu lý lịch

Trường hợp không được chứng thực chữ ký

Trường hợp không được chứng thực chữ ký

Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.

Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.

Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 26. Áp dụng trong trường hợp đặc biệt

Việc chứng thực chữ ký quy định tại các Điều 23, 24 và trường hợp không được chứng thực chữ ký tại Điều 25 của Nghị định này cũng được áp dụng trong trường hợp chứng thực điểm chỉ khi người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký được và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được.

Nơi chứng thực chữ ký ?

Bên cạnh đó, Khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định : Việc chứng thực chữ ký không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực. Như vậy, để chứng thực chữ ký trên Sơ yếu lý lịch/Tờ khai lý lịch cá nhân, người có yêu cầu có thể lựa chọn 01 trong 03 cách sau:

Ra UBND phường, xã nơi có hộ khẩu thường trú để xác nhận

Ra bất kỳ UBND phường, xã hoặc Phòng Tư pháp nào để xác nhận

Ra bất kỳ Văn phòng công chứng nào để xác nhận

Đối với trường hợp của bạn, bạn có thể yêu cầu xác nhận chữ ký trên sơ yếu lý lịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường nơi tạm trú hoặc bất kỳ Văn phòng công chứng nào mà không cần phải về nơi thường trú.

Chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu ?

Vì vậy, người có yêu cầu chứng thực có thể lựa chọn những nơi sau để yêu cầu chứng thực chữ ký trên Sơ yếu lý lịch theo quy định về thẩm quyền chứng thực chữ ký tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP miễn thuận tiện :

Ra bất kỳ UBND phường, xã nào (không bắt buộc phải là nơi có hộ khẩu thường trú).

Ra bất kỳ Phòng công chứng/Văn phòng công chứng nào.

Ra Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (đối với người đang ở nước ngoài).

Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã trong xác nhận sơ yếu lý lịch?

Căn cứ Công văn 1520/HTQTCT-CT năm 2014 hướng dẫn xác nhận Sơ yếu lý lịch như sau:

“UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong Sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung Sơ yếu lý lịch là đúng. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã không ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân”

Do đó bạn phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong sơ yếu lý lịch, việc xác nhận Sơ yếu lý lịch thì Ủy ban nhân dân xã chỉ chứng thực chữ ký.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về xác nhận chữ ký trong sơ yếu lý lịch Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139