Thành lập công ty fdi

thành lập công ty fdi

Nền kinh tế càng phát triển là một nền kinh tế thu hút nhiều đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Ở Việt Nam, một số điều kiện về thành lập công ty FDI rất được các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài quan tâm. Để thành lập doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư cần lưu ý những gì? Luật Trần và Liên Danh sẽ phân tích để bạn hiểu rõ hơn về các quy định và điều kiện để thành lập công ty fdi

Doanh nghiệp FDI là gì?

Theo quy định tại khoản 19, 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, doanh nghiệp fdi là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài.

Theo đó, hiểu một cách đơn giản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.

Phân loại doanh nghiệp FDI

Dựa theo tỉ lệ vốn góp, tỉ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài sẽ bao gồm các loại sau:

Doanh nghiệp vốn nước ngoài 100%;

Doanh nghiệp có cá nhân là người nước ngoài, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư. (tỉ lệ vốn góp <100%)

Các hình thức đầu tư để trở thành doanh nghiệp FDI

Hình thức đầu tư để trở thành doanh nghiệp FDI:

Thành lập doanh nghiệp có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;

 Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác;

Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;

Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

Lợi ích, hạn chế của công ty FDI

Lợi ích

Tăng trưởng kinh tế

Tiếp cận công nghệ và bí quyết quản lý của nước ngoài

Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu

Tạo cơ hội việc làm 

Hạn chế

Có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Làm tăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hóa giữa các tầng lớp trong xã hội, tăng mức độ chênh lệch phát triển giữa các vùng với nhau.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, cổ phần bằng các thiết bị, vật tư, dây chuyền lạc hậu, gây thiệt hại cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư

Điều kiện thành lập doanh nghiệp fdi

Về cơ bản, nhà nước đã có khá nhiều chính sách để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, để cân bằng với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI cần tuân thủ một số điều kiện sau:

Đăng ký kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực không bị pháp luật cấm;

Nhà đầu tư nước ngoài nếu là cá nhân thì phải có quốc tịch nước ngoài, nếu là tổ chức thì phải thành lập theo luật pháp nước ngoài, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Phải có dự án đầu tư cụ thể và hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi tiến hành thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – đây cũng là một trong các điều kiện để doanh nghiệp FDI nhận được các chính sách ưu đãi từ nhà nước.

Vai trò và đặc điểm của fdi – doanh nghiệp có vốn nước ngoài

Vai trò của doanh nghiệp FDI

Sự tồn tại của các doanh nghiệp FDI có vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế chung của cả nước, chẳng hạn một số lợi ích từ doanh nghiệp FDI như:

Bổ sung nguồn vốn cho việc đầu tư và phát triển kinh tế;

Đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và năng suất lao động;

Góp phần vào việc tăng trưởng GDP và các khoản thu ngân sách nhà nước;

Góp phần nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ chuyển dịch cơ cấu lao động;

Nâng cao trình độ công nghệ và đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước;

Tạo ra việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho nhóm lao động có trình độ phổ thông; 

Mang đến sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, góp phần cải thiện bộ máy vận hành, cải tiến công nghệ và nâng cao năng lực kinh doanh;

Mô hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI khá chuyên nghiệp và hiệu quả, dẫn đến giá trị cộng hưởng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác kinh doanh.

thành lập công ty fdi
thành lập công ty fdi

Đặc điểm của FDI

Nếu như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… đều có những điểm đặc trưng của từng loại hình, thì mô hình đầu tư doanh nghiệp có vốn nước ngoài cũng có những điểm riêng biệt, cụ thể:

Mục đích chính của FDI là tối ưu lợi nhuận cho nhà đầu tư nước ngoài;

Chủ đầu tư giữ quyền quyết định trong quá trình kinh doanh, sản xuất;

Nguồn vốn đầu tư FDI thông thường sẽ bị thu hút bởi các quốc gia có nền tảng, hành lang pháp lý chắc chắn, rõ ràng;

Hầu hết các doanh nghiệp FDI được thành lập mới hoặc mua lại công ty đang hoạt động theo hình thức chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp…

Thủ tục thành lập doanh nghiệp fdi, công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Hiện nay, để thành lập công ty FDI tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể tham khảo 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Đầu tư trực tiếp;

Cách 2: Đầu tư gián tiếp.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp FDI có thể chọn lựa hình thức thành lập hoặc bắt buộc phải chọn hình thức này thay vì hình thức kia.

Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước thành lập doanh nghiệp FDI theo từng cách.

Thành lập doanh nghiệp FDI trực tiếp từ đầu (đầu tư trực tiếp)

Đây là hình thức bắt buộc nếu doanh nghiệp thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Có kế hoạch sử dụng tư cách pháp nhân tại Việt Nam để đầu tư vốn;

Trường hợp 2: Có kế hoạch thực hiện dự án liên quan nhà nước hoặc dự án có quy mô lớn.

Khi đó, quy trình thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tiến hành như sau:

Bước 1: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

Bước 2: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

Chi tiết hồ sơ

Thời gian thực hiện

Bước 1

1.     Văn bản đề nghị thực hiện dự án

2.     Văn bản xác minh số dư tài khoản ≥ vốn đầu tư

3.     Đề xuất thực hiện dự án đầu tư

4.     Hợp đồng thuê nhà/văn phòng làm dự án

5.     BSCC CMND/CCCD/hộ chiếu người Việt Nam góp vốn (nếu có)

6.     BSCC hộ chiếu nhà đầu tư nước ngoài

7.     BCTC trong 2 năm gần nhất có kiểm toán của tổ chức nước ngoài

Từ 35 ngày làm việc, Phòng Đăng ký đầu tư sẽ xem xét & cấp giấy phép đầu tư

Bước 2

1.     Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

2.     Điều lệ công ty có vốn nước ngoài

3.     Danh sách thành viên/cổ đông

4.     BSCC hộ chiếu của các thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn và người đại diện pháp luật

Trong 7 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ

Lưu ý:

Tùy vào trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hay tổ chức mà chi tiết hồ sơ sẽ thay đổi.

Các văn bản sao y công chứng tại nước ngoài cần phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật sang tiếng Việt.

Thành lập công ty Việt Nam rồi chuyển nhượng (đầu tư gián tiếp)

Với hình thức này, doanh nghiệp cần tiến hành 3 bước như sau:

Bước 1: Thủ tục thành lập công ty với 100% vốn Việt Nam;

Bước 2: Thủ tục xin cấp văn bằng đủ điều kiện góp vốn cho nhà đầu tư nước ngoài;

Bước 3: Thủ tục chuyển nhượng vốn góp cho nước ngoài (thay đổi giấy chứng nhận ĐKKD).

 

Chi tiết hồ sơ

Thời gian thực hiện

Bước 1

1.     Điều lệ công ty Việt Nam

2.     Đơn đăng ký thành lập

3.     DS thành viên/cổ đông

4.     BSCC CMND/CCCD/hộ chiếu đại diện pháp luật

5.     BSCC CMND/CCCD/hộ chiếu các thành viên

Trong 5 ngày, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ & cấp giấy chứng nhận ĐKKD 

Bước 2

1.     Văn bản xin góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

2.     BSCC hộ chiếu người nước ngoài góp vốn (đối với cá nhân)

3.     BSCC giấy chứng nhận ĐKKD (đối với tổ chức)

Trong 10 ngày, Phòng Đăng ký đầu tư sẽ ra thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Bước 3

1.     Thông báo v/v đáp ứng đủ điều kiện góp vốn

2.     Biên bản họp v/v chuyển nhượng cổ phần, vốn góp

3.     Quyết định v/v chuyển nhượng cổ phần, vốn góp

4.     Hợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh lý

5.     Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu người nước ngoài

6.     BSCC giấy ĐKKD

Từ 5 – 7 ngày, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận ĐKKD mới

Lưu ý:

Tùy vào trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hay tổ chức mà chi tiết hồ sơ sẽ thay đổi.

Các văn bản sao y công chứng tại nước ngoài cần phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật sang tiếng Việt.

Những câu hỏi thường gặp về doanh nghiệp FDI

Câu hỏi 1: Các công việc phải thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp FDI là gì?

Sau khi doanh nghiệp được thành lập, một số công việc cần thực hiện như:

Mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư;

Mua chữ số,

Kê khai và nộp lệ phí môn bài, 

Phát hành hóa đơn điện tử….

Câu hỏi 2: Sau khi nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, có thể theo dõi tình hình xử lý hồ sơ không?

Có thể. Sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.

Câu hỏi 3: Doanh nghiệp FDI có được hưởng các ưu đãi gì không?

Doanh nghiệp FDI được hưởng các chính sách ưu đãi hơn về thuế DN cũng như thuế xuất nhập khẩu so với doanh nghiệp trong nước. Điều này nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư.

Câu hỏi 4: Có được thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trực tuyến hay không?

Có thể. Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật đầu tư 2020, đối với các dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư được lựa chọn nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng bản giấy hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư theo một trong hai hình thức: sử dụng chữ ký số hoặc không sử dụng chữ ký số.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về điều kiện, thủ tục thành lập công ty fdi Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139