Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2018, số vốn đầu tư FDI đạt 22,33 tỷ USD. Trong đó, có 1.366 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới là 11,8 tỷ USD, bằng 99,7% so với cùng kỳ năm 2017; Đã có 2.749 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn gần 4,1 tỷ USD, 507 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 4,43 tỷ USD.
Theo đó, thủ tục thành lập doanh nghiệp fdi tại Việt Nam ngày càng được đơn giản hóa với các hình thức đầu tư linh hoạt để các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiếp cận trong quá trình đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập một công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thông qua hai cách: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Thế nào là một doanh nghiệp FDI theo luật Việt Nam
FDI là gì?
FDI là viết tắt của “Foreign Direct Investment” được dịch sang tiếng Việt Nam với sát nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự rõ ràng.
Doanh nghiệp FDI là gì?
Luật Đầu tư 2020 không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 22 Điều 3 như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”
Như vậy, theo quy định này, ta có thể hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:
– Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
– Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).
Đặc điểm
Các hình thức đầu tư để được công nhận là doanh nghiệp FDI:
Đầu tư thành lập doanh nghiệp sở hữu 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác
Đầu tư thành lập chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (còn gọi là hợp đồng BCC)
Lưu ý rằng, hợp đồng hợp tác kinh doanh (còn gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, tiến hành phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không phải thành lập tổ chức kinh tế.
Các hình thức doanh nghiệp:
Doanh nghiệp TNHH 1 thành viên
Doanh nghiệp TNHH 2 thành viên trở lên
Doanh nghiệp cổ phần
Doanh nghiệp hợp danh
Quyền lợi và nghĩa vụ
Doanh nghiệp FDI nói chung thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam và được hưởng các chính sách ưu đãi riêng biệt cho doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các ưu đãi về thuế suất.
Mục đích hoạt động
Doanh nghiệp FDI gắn với các mục tiêu hợp tác kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh rộng khắp trên thế giới và tạo ra dòng chảy tiền tệ quốc tế nhằm đạt được nguồn lợi nhuận và lợi ích dài hạn.
Điều kiện cần thiết để trở thành doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp được thành lập hoặc có vốn đầu tư sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
Tại Khoản 19 Điều 3 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI phải thỏa điều kiện có ít nhất một trong những đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài để thành lập hoặc góp vốn như quy định nêu trên, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hợp lệ
Tại Điều 25 của Luật Đầu tư 2020 có quy định rõ đối với Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào doanh nghiệp theo các hình thức sau:
– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của doanh nghiệp cổ phần
– Góp vốn vào các doanh nghiệp TNHH, doanh nghiệp hợp danh
– Góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp quy định trên
Không tổ chức kinh doanh các ngành nghề bị cấm
Doanh nghiệp FDI không được phép kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020. Gồm có những hoạt động sau:
– Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục I của Luật này
– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật theo quy định tại Phụ lục II của Luật này
– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục III của Luật này
– Kinh doanh mại dâm
– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người
– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người
– Kinh doanh pháo nổ
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hợp pháp
Tại điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020 có nếu rõ: Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ngoại trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bên cạnh đó, theo khoản 1, 2 Điều 39 Luật Đầu tư 2020, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau:
– Ban Quản lý khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế cấp cho Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều này.
– Sở Kế hoạch – Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Theo Luật đầu tư 2020, phụ thuộc vào sự lựa chọn hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tiến hành với thủ tục khác nhau:
Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp/ công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Điều kiện: Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục theo các bước sau:
– Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy;
– Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập công ty để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.
Với hình thức này, Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Nhà đầu tư nước ngoài ngoài quyền đầu tư thành lập doanh nghiệp còn có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động.
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty theo các hình thức dưới đây:
– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
– Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
– Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của công ty doanh nghiệp theo các hình thức sau:
– Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư;
– Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.
– Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
– Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định trên.
Điều kiện để đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp Việt Nam
Không thuộc trường hợp bị hạn chế về:
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:
– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.
– Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.
Cách tránh những thủ tục phức tạp khi thành lập doanh nghiệp FDI
Sự phức tạp khi thành lập doanh nghiệp FDI phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
– Lựa chọn, mục đích của nhà đầu tư nước ngoài;
– Nguồn vốn để thực hiện dự án;
– Quy mô dự án;
– Lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh;
– Pháp luật chuyên ngành cho từng lĩnh vực đầu tư;
– Hiệp định thương mại giữa quốc gia của nhà đầu tư và Việt Nam; Các công ước quốc tế mà hai bên cùng ký kết.
Các vấn đề này phải theo từng vụ việc chi tiết Luật Trần và Liên Danh mới tư vấn rõ được vì phạm vi pháp lý rất rộng đòi hỏi chuyên môn sâu.
Tuy nhiên, với những ngành nghề kinh doanh đơn thuần, vốn đầu tư không quá lớn, nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn phương án đầu tư: Thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam sau đó nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, vốn góp.
Ưu điểm của phương án này ở chỗ thời gian thực hiện nhanh chóng; nhà đầu tư tận dụng được phần đất đai, nhà xưởng, công nhân, thị trường… sẵn có của tổ chức kinh tế đã được thành lập.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thủ tục thành lập doanh nghiệp fdi Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.