Thủ tục ly hôn thuận tình

Đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Thủ tục ly hôn thuận tình là trường hợp hai vợ chồng cùng tự nguyện ly hôn, cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình; hai bên cùng thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung; việc trông nom, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con;  có đơn Yêu cầu kèm hồ sơ hợp lệ gửi ra tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu giải quyết việc ly hôn.

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì thủ tục ly hôn thuận tình được áp dụng cho trường hợp hai vợ chồng cùng tự nguyện ly hôn, đã thỏa thuận giải quyết được với nhau về tất cả các vấn đề và không có tranh chấp gì.

Thủ tục công nhận thuận tình ly hôn theo quy định pháp luật là như thế nào? Để được công nhận thuận tình ly hôn thì trong hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại đâu? Và việc công nhận thuận tình ly hôn sẽ được tiến hành theo trình tự nào? Bài viết bên dưới sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.

Ly hôn thuận tình là gì

Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, ly hôn được xem là thuận tình khi:

Vợ, chồng cùng yêu cầu ly hôn một cách tự nguyện;

Đã thỏa thuận được tất cả vấn đề về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

Thỏa thuận phải dựa trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Hồ sơ ly hôn thuận tình gồm những gì

Các cặp vợ chống muốn tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn thì cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

  • Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
  • Bản sao công chứng căn cước công dân của hai vợ chồng.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính.
  • Bản sao công chứng giấy khai sinh của con nếu có con chung.
  • Các giấy tờ về tài sản chủng, nợ chung trong trường hợp có yêu cầu Tòa án ghi nhận thỏa thuận của vợ, chồng về việc phân chia vào quyết định công nhận thuận tình ly hôn (nếu có).

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ yêu cầu ly hôn, vợ chồng có thể nộp trực tiếp tại Tòa án cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc chồng (nếu hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì nôp tại Tòa án cấp tỉnh) hoặc gửi qua đường bưu điện.

Thủ tục ly hôn thuận tình

Bước 1: Làm đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Tại Điều 396 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn như sau:

– Vợ, chồng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn phải có đơn yêu cầu.

Đơn phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể:

– Ngày, tháng, năm làm đơn;

– Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;

– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;

– Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;

– Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);

– Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;

– Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn;

Trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

– Vợ, chồng cùng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu.

Trong trường hợp này vợ, chồng cùng được xác định là người yêu cầu.

– Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ chứng minh thỏa thuận về thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là có căn cứ và hợp pháp.

Bước 2: Tiến hành hòa giải

Căn cứ Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn như sau:

– Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết;

Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.

– Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ;

Giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

– Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.

(Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

Bước 3: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn

Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;

– Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

– Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

Lưu ý: Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì:

Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết.

Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. (Khoản 4, khoản 5 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Mẫu Đơn ly hôn thuận tình

Đơn ly hôn thuận tình là mẫu đơn được sử dụng để vợ chồng ly hôn sau khi đã thống nhất với nhau về các nội dung: Chấm dứt quan hệ hôn nhân, phân chia tài sản chung vợ chồng, giành quyền nuôi con…

Đơn ly hôn thuận tình thực chất chính là mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP).

Dưới đây là mẫu ly hôn thuận tình:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….., ngày ….. tháng …. năm ………

ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: Công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận về con cái, tài sản)

Kính gửi: Tòa án nhân dân ……………………………………………………..

Họ tên người yêu cầu:

Tên chồng: ………………………………….. Sinh năm: …………………….

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Tên vợ: ………………………………….. Sinh năm: ………………………….

Địa chỉ……………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Chúng tôi xin trình bày với Tòa án nhân dân……………….. việc như sau:

Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:

– Về quan hệ hôn nhân: ………………………………………………………….

– Về con chung:………………………………………………………………………………………….

– Về tài sản chung: ……………………………………………………………………………………

– Về công nợ:…………………………………………………………………………………………….

Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên: ………….

Căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên:…………..

Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyế:………….…………………………………………………………..

Thông tin khác:……………………………………………………………

Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn gồm có:

Chứng minh nhân dân (bản chứng thực)

Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực)

Giấy khai sinh (Bản chứng thực)

Đăng ký kết hôn

Một số giấy tờ khác có liên quan

Tôi cam kết những lời khai trong đơn là hoàn toàn đúng sự thực.

NGƯỜI YÊU CẦU

Vợ                                                        Chồng

Thủ tục ly hôn thuận tình
thủ tục ly hôn thuận tình

Chi phí ly hôn thuận tình

Căn cứ theo quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì mức án phí ly hôn thuận tình hoặc đơn phương được quy định như sau:

– Án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng (nếu không tranh chấp về tài sản);

– Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:

1

Án phí dân sự sơ thẩm (áp dụng đối với cả việc ly hôn)

1.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch

300.000 đồng

1.2

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch

3.000.000 đồng

1.3

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

 

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000. 000 đồng + 4% của phầngiá trị tài sản có tranh chấp vượtquá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Dịch vụ ly hôn thuận tình của Luật Trần và Liên danh

Nếu khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ ly hôn nhanh tại Hà Nội, các luật sư sẽ giúp đỡ khách hàng trong các lĩnh vực sau: Luật sư lắng nghe và chia sẻ; và đồng cảm với quyết định ly hôn của thân chủ. Nhưng luật sư cũng sẽ cung cấp kiến ​​thức pháp lý cơ bản về các vấn đề ly hôn. Giải đáp các thắc mắc của khách hàng về các vấn đề liên quan.

Luật sư sau đó sẽ đánh giá tình trạng hôn nhân; và các yêu cầu ly hôn đối với trường hợp của thân chủ (xác định rằng một số yêu cầu nhất định được pháp luật đáp ứng). Dựa trên thông tin và dữ liệu do khách hàng cung cấp; Luật sư sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ ly hôn hoàn chỉnh và khép kín, phù hợp với hoàn cảnh của từng khách hàng.

Đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng. Luật sư cũng sẽ đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ tại Tòa án quận, huyện Hà Nội. Đóng vai trò kết nối giữa khách hàng và Tòa án. Định hướng và thu hút khách hàng tham gia các phiên hòa giải.

Luật sư tư vấn ly hôn thuận tình

Ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn khi hai vợ chồng đã thống nhất được tất cả các vấn đề về tình cảm, con cái, tài sản, nghĩa vụ khác. Do vậy, khi tìm đến Luật sư chuyên về Ly hôn các khách hàng trong trường hợp này thường đều có chung yêu cầu Luật sư tư vấn ly hôn thuận tình sao cho nhanh gọn nhất và đỡ phải đi lại nhiều lần. Các câu hỏi mà chúng tôi thường nhận được khi tư vấn ly hôn thuận tình là:

  • Hồ sơ ly hôn thuận tình gồm những giấy tờ gì?
  • Thủ tục ly hôn thuận tình như thế nào?
  • Ly hôn thuận tình mất bao bao lâu, hòa giải mấy lần?
  • Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt có được không?

Luật sư tư vấn ly hôn miễn phí

Hiện nay bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ pháp lý tính phí cho khách hàng có nhu cầu, Luật Trần và Liên Danh cũng là một trong những Công ty Luật, Văn phòng Luật sư chuyên về Hôn nhân gia đình cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn ly hôn miễn phí cho rất nhiều trường hợp khách hàng thuộc các đối tượng cần được trợ giúp pháp lý như: Người cao tuổi, người tàn tật, người nghèo, người có công với cách mạng,…

Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên hoặc gặp khó khăn cần được hỗ trợ về pháp lý thì có thể liên hệ Luật sư tư vấn ly hôn miễn phí của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp các vướng mắc liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình.

Khi thuê Luật sư giải quyết ly hôn bạn có thể yên tâm thủ tục của mình sẽ được xử lý một cách nhanh gọn nhất và quyền lợi sẽ luôn được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Nếu đang gặp vấn đề khó giải quyết về hôn nhân gia đình cần được hỗ trợ, bạn có thể liên hệ tới hotline Công ty luật  của Luật Trần và Liên Danh để được giải đáp sớm nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139