Tiêu lệnh chữa cháy

tieu lenh chua chay

Bộ nội quy, tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy là một phần quan trọng nằm trong các thiết bị phòng cháy chữa cháy cần thiết. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về nội dung này.

Tiêu lệnh chữa cháy là gì?

Tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy là những quy định về an toàn trong phòng cháy chữa cháy và những chỉ dẫn, những hướng dẫn bước đầu để khắc phục ngọn lửa tránh cho nó lan ra rộng đồng thời giữ an toàn tính mạng cho mọi người mỗi khi có hỏa hoạn xảy ra. Bộ tiêu lệnh chữa cháy gồm hai tấm và được dán ở những nơi thuận tiện, nhiều người qua lại giúp mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy và hiểu về công tác phòng cháy chữa cháy.

Tiêu lệnh chữa cháy là một trong những thiết bị trong phòng cháy chữa cháy có mục đích để cảnh báo, cảnh giác, giúp đề phòng ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra ở những khu dân cư, tòa nhà, cơ sở kinh doanh, sản xuất.

Nội dung của tiêu lệnh chữa cháy

Trong nội dung tiêu lệnh chữa cháy đúng tiêu chuẩn sẽ gồm có 4 bước như sau:

– Khi có xảy ra cháy nổ thì cần phải hoạt động gấp

– Cúp cầu dao điện ngay khi gặp cháy nổ

– Dùng bình chữa cháy, cát, nước để dập lửa

– Gọi điện 114 đến đội phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp

Ngoài bốn tiêu lệnh trong phòng cháy chữa cháy quy định còn có bảng nội quy phòng cháy chữa cháy để mọi người dân được biết và làm theo. Nội quy được quy định cụ thể như sau:

Điều 1: Phòng cháy chữa cháy chính là nghĩa vụ của mỗi công dân

Điều 2: Mỗi công dân cần phải tích cực đề phòng không để cháy nổ xảy ra, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để kịp thời chữa cháy khi cần.

Điều 3: Cần phải thận trọng trong việc dùng lửa, các nguồn nhiệt, hóa chất và các chất dễ cháy, nổ độc hại, đồng thời tuân theo các quy định về phòng cháy chữa cháy.

Điều 4: Cấm câu mắc và sử dụng điện tùy tiện. Sau giờ làm việc phải tắt các thiết bị điện khi không dùng đến, chú ý đèn điện, quạt điện, bếp điện trước khi ra về. Chú ý không để hàng hóa, vật tư áp sát vào bóng đèn, bếp điện. Tuân thủ nghiêm ngặt những quy định kỹ thuật, an toàn trong sử dụng điện.

Điều 5: Vật tư hàng hóa phải được sắp xếp gọn gàng, đảm bảo khoảng cách an toàn trong phòng cháy, chữa cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ, kiểm tra và cứu chữa khi cần thiết. Không nên dùng khóa mở nắp bình xăng và các chất dung môi dễ cháy bằng sắt, thép.

Điều 6: Khi giao nhận hàng, xe không được nổ máy trong kho, hay ở những nơi chứa nhiều chất dễ cháy, khi đậu phải hướng đầu xe ra ngoài.

Điều 7: Trên các lối đi lại, đặc biệt là tại các lối thoát hiểm không để các chướng ngại vật.

Điều 8: Đơn vị hoặc cá nhân nào có thành tích phòng cháy chữa cháy sẽ được khen thưởng. Đối với những người nào vi phạm các quy định trên thì tùy trách nhiệm nặng nhẹ mà bị xử lý từ thi hành kỷ luật hành chính đến truy tố theo quy định của pháp luật hiện hành

Tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy là thiết bị báo cháy mang tính cảnh báo, giúp ngăn ngừa những nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ khi nào. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy thì mỗi cá nhân, mỗi tập thể cần phải ý thức và làm tốt những nội quy trong bảng tiêu lệnh.

Đặt bảng tiêu lệnh chữa cháy ở đâu?

Dưới đây là những địa điểm cần phải đặt bảng tiêu lệnh chữa cháy mà bạn nên biết:

– Khu vực đông dân cư

– Khu vực dễ cháy nổ

– Các công ty, xí nghiệp vừa và nhỏ

– Những khu vực xung đường quanh rừng

Mỗi công ty, tổ chức nên sở hữu cho mình một đến nhiều bộ tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy tùy thuộc vào mức độ quy mô làm việc của công ty. Điều này giúp người lao động hiểu rõ và làm theo các nội quy, giảm thiểu rủi ro cháy nổ, cũng như bảo vệ tính mạng và tài sản.

Tiêu lệnh chữa cháy cần được treo ở độ cao vừa phải, không thấp quá hoặc cao quá sẽ không thuận tiện để mọi người quan sát. Bảng tiêu lệnh chữa cháy này tương đối gọn nhẹ nên có thể di chuyển, treo hay móc một cách dễ dàng. Chúng ta có thể sử dụng băng dính để dính hoặc dùng đinh nhỏ để đóng bảng lên tường. Ngoài ra, để tốt nhất thì tiêu lệnh phải treo cạnh các thiết bị phòng cháy chữa cháy như: bình cứu hỏa, bảng nội quy, chuông báo cháy…

Việc lắp đặt những tấm tiêu lệnh ở những nơi đông người giúp mọi người dễ dàng nhìn thấy, quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân. Vì vậy, cần phải nâng cao ý thức người dân bằng cách tuyên truyền, tăng mức phạt, hướng dẫn người dân thực hiện tốt những quy định để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

Thực trạng và nguy cơ tiềm ẩn

Nhiều nhà liền kề, phía trước dùng để kinh doanh, phía sau là nơi sinh hoạt gia đình nên đa dạng về chất cháy và nhiều nguyên nhân gây cháy. Ngoài ra, các ngôi nhà này chỉ có một lối thoát nạn duy nhất, do đó nguy cơ xảy ra cháy và để lại hậu quả nghiêm trọng là rất cao. Đa số nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và các nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh đều có hàng hóa xếp lấn chiếm lối đi; thiết bị phòng cháy, chữa cháy (PCCC) không có hoặc luôn trong tình trạng tạm bợ, toàn bộ phương tiện PCCC không đúng với tiêu chuẩn; ngoài ra vì phần lớn các nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh nằm trong khu vực các ngõ, ngách xen kẽ với khu dân cư, nhà dân nên tình trạng giao thông và khoảng cách an toàn PCCC không đảm bảo, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, Công an quận Bắc Từ Liêm khuyến cáo các cơ sở, loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh chấp hành nghiêm túc các quy định về PCCC.

Chủ gia đình cần chủ động tìm hiểu để có kiến thức và kỹ năng cơ bản về PCCC; đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong hộ gia đình thực hiện quy định của pháp luật về PCCC và nắm vững kiến thức cơ bản về PCCC, thoát nạn, cứu người trong đám cháy, sơ cứu ban đầu.

Đối với nhà ở gia đình, nhà dạng ống, nhà liền kế, chia lô: Không sắp xếp vật dụng che chắn, cản trở lối thoát nạn; không lắp đặt biển quảng cáo, lồng sắt, lưới sắt tại các ban công, lô gia của nhà; tầng sân thượng, mái cần bố trí thông thoáng và có lối lên từ tầng dưới qua các thang cố định và cửa đi, không khóa cửa lối lên mái, trường hợp cửa có khóa, cần quy định vị trí để chìa khóa trong nhà. Đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, chứa hàng hóa, chất nguy hiểm về cháy, nổ nên bố trí tách biệt với nơi ở, sinh hoạt; không sản xuất, kinh doanh chất, hàng hóa dễ cháy, nổ trong ngôi nhà (xăng, dầu, hóa chất dễ cháy, nổ…).

Sắp xếp vật dụng, hàng hóa, vật liệu dễ cháy ngăn nắp, gọn gàng, cách xa nơi phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt (tủ điện, ổ cắm điện…) tối thiểu 0,5m. Không tích trữ, chứa xăng, dầu, khí đốt, chất lỏng dễ cháy ở trong nhà; không bảo quản, sử dụng chất khí, chất lỏng dễ cháy, nổ trong tầng hầm, cùng với khu vực có nhiều vật dụng, hàng hóa dễ cháy và trong phòng ngủ….

Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt: Khi đun nấu, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã…, khi sử dụng các thiết bị đốt nóng, sửa chữa, thi công, hàn cắt…(gây phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt) phải có người trông coi. Tại nơi đun nấu, không nên để hàng hóa, chất dễ cháy.

Đối với bếp gas cần tắt bếp và đóng van bình gas khi không sử dụng; thường xuyên kiểm tra ống dẫn gas, van khóa, van an toàn để kịp thời thay thế khi bị hư hỏng. Vị trí đặt bình gas, bếp gas cần bảo đảm thông thoáng và không để gần các thiết bị điện, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt; nên lắp đặt đầu báo dò khí gas tại khu vực đặt bình gas, bếp gas. Trường hợp sử dụng hệ thống cấp khí đốt trung tâm, cần thiết kế, lắp đặt, nghiệm thu theo đúng quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Đối với bếp điện (bếp từ, hồng ngoại…), cần bố trí đường dây điện phù hợp với công suất của bếp và có thiết bị đóng, ngắt, bảo vệ (cầu dao, aptomat…);

Khu vực thờ cúng: Vách, trần nhà nên sử dụng vật liệu không cháy hoặc khó cháy; đèn, bát hương, nến khi thắp cần đặt chắc chắn trên mặt phẳng để tránh bị đổ vỡ, trường hợp đặt trên vật dụng khác thì nên sử dụng vật dụng là loại không cháy hoặc khó cháy (miếng lót bằng kim loại, bát, đĩa, cốc…); không nên thắp đèn hương, nến, đèn cầy khi đi ngủ hoặc không có người ở nhà.

tieu lenh chua chay
tiêu lệnh chữa cháy

Lắp đặt, sử dụng hệ thống thiết bị điện bảo đảm an toàn PCCC

Thiết kế, lắp đặt bảo đảm đủ công suất cấp cho các thiết bị sử dụng, có thiết bị đóng, ngắt, bảo vệ (cầu dao, cầu chì, aptomat…) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, nhánh và thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn (điều hòa, bình nóng lạnh…), cầu dao, aptomat nên lắp đặt tại vị trí thuận tiện cho việc ngắt điện.

Khi lắp đặt thêm thiết bị tiêu thụ điện, cần tính toán tránh gây quá tải; không nên sử dụng nhiều thiết bị điện trên cùng một ổ cắm; khi lắp đặt các thiết bị điện sinh nhiệt lớn (đèn sưởi, quạt sưởi, lò nướng…), cần có khoảng cách an toàn đến các vật dụng dễ cháy. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng trước khi đi ngủ hoặc ra khỏi nhà. Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, thay thế thiết bị điện bị hư hỏng hoặc không bảo đảm an toàn.

Đối với nhà có 1 lối thoát nạn, cần hướng dẫn bố trí thêm phương án thoát nạn thứ hai (có thể là cầu thang sắt ngoài nhà, ống tụt hoặc thang dây, dây thả chậm đặt tại ban công, lô gia, sân thượng; lối sang mái của nhà bên cạnh để thoát nạn trong trường hợp khẩn cấp).

Không để phương tiện, hàng hóa, đồ dùng, vật liệu dễ cháy hoặc nguồn lửa, nguồn nhiệt trên hành lang, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn của nhà; không để các thiết bị, vật dụng nhô ra khỏi mặt tường ở độ cao dưới 2m. Cầu thang bộ thoát nạn trong nhà nên sử dụng vật liệu không cháy hoặc khó cháy; hạn chế cầu thang xoắn ốc.

Đối với nhà ở có ban công, lô gia hoặc cửa sổ ở mặt tiếp giáp với đường giao thông, cần bảo đảm thông thoáng để thoát nạn khi cần thiết; trường hợp lắp đặt lồng sắt, lưới sắt thì nên bố trí ô cửa để thoát nạn khi có cháy, nổ. Việc lắp đặt biển quảng cáo bên ngoài nhà cần bảo đảm an toàn PCCC và thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đối với tầng mái (sân thượng), nên có lối lên từ tầng dưới qua cầu thang hoặc ô cửa có kích thước đủ rộng để có thể di chuyển lên tầng mái và tính toán đến khả năng thoát nạn sang nhà liền kề. Chủ động đầu tư lắp đặt các thiết bị cảnh báo cháy sớm như đầu báo cháy tự động, camera; trang bị, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy tại chỗ như: Nước, chăn, bình chữa cháy xách tay… để dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh; trang bị dụng cụ phá dỡ (xà beng, kìm cộng lực…), đèn pin, mặt nạ phòng độc, khăn mềm để phòng chống ngạt khói… để mở cửa và thoát nạn. Quy định rõ vị trí đặt phương tiện này, bảo đảm yêu cầu dễ thấy, dễ lấy và gần lối thoát nạn.

Thành viên hộ gia đình cần nắm rõ lối ra thoát nạn tại tầng 1, lối ra khẩn cấp (lối ra thứ 2), vị trí để chìa khóa, dụng cụ phá dỡ trong nhà; tại khu vực sản xuất, kinh doanh, cần phổ biến cho người lao động, sinh sống trong nhà về nội quy, biện pháp thoát nạn, nhận biết chỉ dẫn thoát nạn (biển chỉ dẫn hay đèn chỉ dẫn thoát nạn), sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn để kịp thời thoát nạn, CNCH khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

Hy vọng sau khi đọc bài viết này của Luật Trần, bạn đọc đã có thêm những thông tin về tiêu lệnh chữa cháy, cũng như hiểu được tầm quan trọng của bảng tiêu lệnh này.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139