Chuẩn bị và nộp hồ sơ khai thuế ban đầu là việc các doanh nghiệp mới thành lập cần phải thực hiện. Dưới đây, bài viết sẽ hướng dẫn bạn những yêu cầu cơ bản của hồ sơ khai thuế và nộp hồ sơ thuế ban đầu qua mạng. Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu nhé!
Quy định về hồ sơ khai thuế ban đầu
Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì các đơn vị kinh doanh bắt buộc phải thực hiện các thủ tục khai thuế ban đầu, trong đó có hồ sơ khai thuế ban đầu.
Thông thường, các doanh nghiệp mới thành lập sẽ phải lập một bộ hồ sơ khai thuế lần đầu để gửi lên cơ quan có thẩm quyền, bao gồm các yêu cầu sau:
– Tờ khai đăng ký hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị 02 bản tờ khai đăng ký hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. Nội dung của tờ khai này sẽ bao gồm các thông tin cơ bản sau: Hình thức kế toán, hình thức nhập xuất hàng hóa, hình thức ghi sổ kế toán, phương pháp kế toán, chế độ kế toán áp dụng và loại hóa đơn sử dụng.
– Công văn đăng ký chế độ kế toán áp dụng
Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị 02 bản công văn đăng ký chế độ kế toán doanh nghiệp chọn áp dụng.
Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC. Hoặc, các doanh nghiệp có thể chọn áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC.
Bởi, tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã chỉ định Thông tư này được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
– Đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
Căn cứ vào Thông tư số 45/2013/TT-BTC, các doanh nghiệp phải lập bản đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định với cơ quan thuế.
Theo đó, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị 02 bản đăng ký bổ sung vào hồ sơ khai thuế lần đầu.
– Giấy ủy quyền
Với những trường hợp người nộp hồ sơ khai thuế lần đầu không phải là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp thì cần chuẩn bị thêm 01 bản giấy ủy quyền để có thể nộp hồ sơ thành công.
Trên đây là 04 yêu cầu cơ bản đối với một bộ hồ sơ khai thuế lần đầu cho các doanh nghiệp mới thành lập.
Tuy nhiên, tùy từng chi cục thuế sẽ có những yêu cầu thêm khác đối với hồ sơ khai thuế như: Quyết định bổ nhiệm kế toán, Quyết định bổ nhiệm giám đốc, Thông tin doanh nghiệp, Hợp đồng thuê nhà,… Do đó, để đảm bảo hồ sơ đã được chuẩn bị đầy đủ, đúng quy định, người nộp hồ sơ nên liên hệ trước với chi cục thuế trực thuộc để được giải đáp chi tiết nhất.
Nộp hồ sơ thuế ban đầu qua mạng
Bước 1: Mở Tài khoản ngân hàng + Mua Chữ ký số:
– Khi nhận được Giấy phép đăng ký kinh doanh -> Tức là có MST DN rồi, các bạn đi đăng ký ngay 1 Tài khoản ngân hàng + Mua chữ ký số (Token).
Giải thích: Hiện tại hầu như tất cả các Chi cục thuế đều nhận hồ sơ khai thuế điện tử và Tiền thuế điện tử -> Nếu muốn nộp được thì DN phải chữ ký số (để kê khai qua mạng)
+ Tài khoản ngân hàng (để nộp tiền thuế điện tử)
-> Thủ tục mở TK ngân hàng như nào, các bạn liên hệ trực tiếp với Ngân hàng mà DN các bạn muốn mở để làm việc nhé.
-> Mua Chữ ký số (Có rất nhiều hãng, đủ mọi các loại giá khác nhau) ... Các bạn nên chọn những bên uy tín như: Viettel, VNPT, FPT, BKAV …(nói chung là những hãng lớn, tuy chi phí nhiều hơn nhưng các vấn đề về kỹ thuật, hỗ trợ sẽ đảm bảo hơn).
Bước 2: Kê khai + Nộp Tiền thuế môn bài:
– Sau khi đã có Chữ ký số + TK Ngân hàng -> Các bạn kê khai thuế môn bài + Nộp tiền thuế môn bài (Hạn chậm nhất là ngày 30/1 năm sau năm thành lập), chậm nộp là bị phạt.
Ví dụ: DN bạn thành lập ngày 12/6/2021 thì hạn nộp Tờ khai + Tiền thuế môn bài là ngày 30/1/2022.
-> Các bạn có thể kê khai trên phần mềm HTKK rồi kết xuất XML để nộp qua mạng hoặc Kê khai trực truyến trên trang thuedientu.
– Sau khi đã nộp Tờ khai thuế môn bài thành công -> Thì các bạn phải nộp Tiền thuế môn bài nhé (Ko nộp phạt chậm nộp đó nhé)
Chú ý: Muốn nộp được tiền điện tử thì các bạn phải đăng ký nộp tiền thuế điện tử (Tức là sau khi đã mở xong TKNH thì phải đăng ký Tài khoản ngân hàng trên trang thuedientu).
Bước 3: Lựa chọn phương pháp kê khai thuế GTGT + TNCN + Hóa đơn
– Có 2 phương pháp kê khai thuế GTGT là khấu trừ và Trực tiếp.
– Có 2 kỳ kê khai là theo tháng và theo quý (Những DN mới thành lập kê khai theo Qúy)
-> Điều kiện để lựa chọn phương pháp kê khai thuế GTGT và cách kê khai thuế GTGT như thế nào …
– Hạn nộp Tờ khai thuế GTGT theo quý là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo.
Ví dụ: DN bạn thành lập ngày 12/6/2021 (tức là quý 2/2021) => Thì hạn nộp Tờ khai thuế GTGT quý 2/2021 chậm nhất là ngày 31/7/2021
Tiếp đó: Bạn phải xác định được DN lựa chọn kê khai thuế GTGT theo pp nào -> Thì tiếp đó mới lựa chọn được loại hóa đơn sử dụng.
Ví dụ:
– Bạn lựa chọn DN kê khai thuế GTGT theo pp khấu trừ thì sẽ sử dụng hóa đơn GTGT (Hiện tại sử dụng hóa đơn điện tử).
-> Các bạn liên hệ với bên cung cấp hóa đơn điện tử (Cũng giống như phần Chữ ký số), các bạn nên chọn những bên uy tín như: Viettel, VNPT, FPT, BKAV, Misa …Tuy chi phí cao hơn nhưng hỗ trợ và đảm bảo an toàn.
– Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo pp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng -> Hóa đơn bán hàng (Hiện tại có 2 cách là: Các bạn lên Chi cục thuế quản lý ND để làm thủ mua hóa đơn hoặc làm thủ tục phát hành hoá đơn điện tử).
Bước 4: Lựa chọn hình thức kế toán + Khấu hao TSCĐ:
– Bạn phải xác định được quy mô của DN m để lựa chọn chế độ kế toán cho phù hợp.
Ví dụ: DN vừa và nhỏ có thể sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 hoặc 200 (Thường sẽ chọn 133), DN lớn chỉ được áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200.
– Trường hợp bạn muốn thay đổi: VD như DN vừa và nhỏ có thể áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế và thực hiện nhất quán trong năm tài chính. – Trường hợp bạn muốn thay đổi: VD như DN vừa và nhỏ có thể áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế và thực hiện nhất quán trong năm tài chính.
– Đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ (nếu DN bạn có TSCĐ):
Theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC:
“Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.”
Một số lưu ý khi nộp hồ sơ khai thuế lần đầu
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp của mình, người nộp hồ sơ cần quan tâm đến thời hạn nộp hồ sơ sao cho đúng.
Thời hạn nộp hồ sơ này sẽ là ngày cuối cùng của tháng ghi trên giấy phép kinh doanh, áp dụng với trường hợp doanh nghiệp bắt đầu sản xuất ngay khi nhận được giấy phép kinh doanh.
Hoặc, thời hạn sẽ là 30 ngày, tính từ ngày ghi trên giấy phép kinh doanh, áp dụng với trường hợp doanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh nhưng chưa đi vào hoạt động.
– Nơi nộp hồ sơ khai thuế
Hiện nay, cơ quan thuế mà doanh nghiệp trực thuộc sẽ có trách nhiệm tiếp quản hồ sơ khai thuế lần đầu của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp vẫn thắc mắc về cơ quan thuế này thì thông tin đã có trên phiếu Thông báo về cơ quan thuế quản lý, người nộp hồ sơ chỉ cần xem lại thông báo này và kiểm tra thông tin là xong.
– Một số hồ sơ khác cần nộp song song với hồ sơ thuế lần đầu
Khi tiến hành nộp hồ sơ thuế ban đầu cho doanh nghiệp, người nộp thuế cũng nên chú ý chuẩn bị đầy đủ và nộp luôn những hồ sơ sau để đảm bảo tính hoàn chỉnh cho hồ sơ ban đầu của doanh nghiệp mình:
+ Tờ khi đăng ký thông tin sử dụng hóa đơn điện tử. Người nộp thuế cần chuẩn bị 02 bản tờ khai này và nộp tại chi cục thuế trực thuộc.
+ Tờ khai lệ phí môn bài. Tờ khai này người nộp thuế có thể nộp online ngay trên cổng thông tin của Tổng cục thuế. Và cần nộp trước khi nộp hồ sơ khai thuế lần đầu.
+ Nộp tiền lệ phí môn bài. Người nộp hồ sơ có thể dễ dàng nộp lệ phí này qua tài khoản ngân hàng.
Trên đây, bài viết đã hướng dẫn bạn một cách chi tiết nhất về hồ sơ khai thuế lần đầu mà các doanh nghiệp mới thành lập cần phải nộp lên cơ quan thuế trực thuộc.
Địa điểm và thời gian nộp hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp
Tùy thuộc vào từng loại hình đầu tư của doanh nghiệp, Sở Kế hoạch & Đầu tư sẽ có các phiếu chuyển tương ứng về Chi cục thuế để doanh nghiệp có thể dễ dàng liên hệ trực tiếp và làm việc.
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế cho doanh nghiệp
Chi cục thuế tại các quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính sẽ là đơn vị cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Cơ quan quản lý này sẽ được ghi cụ thể trong phiếu Thông báo về cơ quan Thuế quản lý gửi về doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoàn thành các quy trình và thủ tục thành lập, Sở Kế hoạch & Đầu tư sẽ gửi thông báo và giấy phép kinh doanh về cho doanh nghiệp.
Thời gian nộp hồ sơ khai thuế cho doanh nghiệp
Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, nếu doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh ngay sau đó thì ngày cuối cùng của tháng ghi trên giấy phép kinh doanh chính là thời hạn doanh nghiệp đó phải nộp hồ sơ khai thuế ban đầu.
Trong trường hợp doanh nghiệp đã nhận được giấy phép kinh doanh nhưng chưa đi vào hoạt động ngay thì thời hạn nộp hồ sơ thuế ban đầu sẽ là 30 ngày tính từ ngày được ghi trên giấy phép kinh doanh.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên cố gắng hoàn thiện các thủ tục và hồ sơ kê khai thuế ban đầu càng sớm càng tốt.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về nộp hồ sơ thuế ban đầu qua mạng Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.