Theo quy định của Bộ Luật Hình sự, chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Như vậy, chủ thể của tội phạm và nhân thân người phạm tội sẽ là 2 vấn đề khác nhau bởi nhân thân người phạm tội chỉ đặt ra với chủ thể của tội phạm là cá nhân. Theo quy định của Bộ Luật Hình sự, chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
Cơ sở pháp lý
Bộ Luật hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung 2017)
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
Chủ thể của tội phạm là cá nhân: phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể chủ thể của tội phạm còn có một số dấu hiệu bổ sung đặc biệt do quy phạm pháp luật hình sự tương ứng quy định)
– Có năng lực trách nhiệm hình sự – có trạng thái bình thường để hoàn toàn có khả năng nhận thức được tính chất thực tế, tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện và điều khiển được hành vi ấy.
Với trường hợp người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, trong trường này, người sử dụng rượu, bia vẫn được coi là có năng lực trách nhiệm hình sự, vì bản chất của quy định này được hiểu là người sử dụng rượu, bia có quyền lựa chọn việc sử dụng hay không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích mạnh khác và người sử dụng những chất kích tích này có nghĩa vụ phải biết rằng việc sử dụng các chất kích thích này có thể làm cho họ rơi vào tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi dẫn đến phạm tội, Luật sư hình sự giỏi.
Do đó xét cho cùng thì việc họ bị mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi khi sử dụng chất kích thích dẫn đến phạm tội là do ý chí chủ quan của người đó, nên trường hợp này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bình thường. Ngoài ra việc sử dụng chất kích thích để phạm tội trong một số trường hợp sẽ được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Với trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, đối với trường hợp này, người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình thì được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự.
– Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự – đủ tuổi do pháp luật hình sự quy định tại thời điểm thực hiện tội phạm, Điều 12 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về độ tuổi chịu TNHS:
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng qu định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142,143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289,290,299, 303 và 304 của Bộ Luật Hình sự.
=> Như vậy, có thể hiểu đơn giản là độ tuổi để bị truy cứu trách nhiệm hình sự là từ 14 tuổi, trong đó, từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều trên.
* Chủ thể đặc biệt của tội phạm
+ Chủ thể đặc biệt là người mà ngoài các dấu hiệu bắt buộc chung có ở bất kỳ người nào bị coi là chủ thể của tội phạm, thì còn phải có các dấu hiệu riêng bổ sung. Ví dụ, đối với một số tội phạm pháp luật có yêu cầu chủ thể là cá nhân phải có thêm các dấu hiệu khác như chủ thể có chức vụ, quyền hạn, là chủ thể xác định như điều tra viên, kiểm sát viên,… gọi là chủ thể đặc biệt.
Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại: Pháp nhân thương mại được coi là chủ thể của tội phạm khi có đủ các điều kiện sau: Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại; hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Phân biệt chủ thể của tội phạm với nhân thân người phạm tội
Tiêu chí |
Chủ thể của tội phạm |
Nhân thân người phạm tội |
Định nghĩa |
Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. – Chủ thể của tội phạm là cá nhân: phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể chủ thể của tội phạm còn có một số dấu hiệu bổ sung đặc biệt do quy phạm pháp luật hình sự tương ứng quy định) – Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại: Pháp nhân thương mại được coi là chủ thể của tội phạm khi có đủ các điều kiện sau: Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại; hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). |
Chỉ liên quan đến chủ thể phạm tội là cá nhân. Nhân thân của người phạm tội là tổng hợp tất cả các khía cạnh xã hội đặc trưng của người phạm tội tạo thành cá nhân bao gồm các đặc điểm về mặt pháp lý hình sự, xã hội – nhân khẩu học, xã hội – sinh học và đạo đức – tâm lý học của người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, mà các đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của người đó một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật, đồng thời góp phần đấu tranh chống tình trạng phạm tội. |
Đặc điểm/ Dấu hiệu |
– Có năng lực trách nhiệm hình sự (với cá nhân) – Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (với cá nhân) – Thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội – Trái với quy định của BLHS, tư vấn luật hình sự chi tiết – Có lỗi trong việc thực hiện hành vi (Với pháp nhân thương mại thì phải thỏa mãn các điều kiện đã được nêu ra ở phần khái niệm) |
– Tính chất của tội phạm được thực hiện. – Cơ chế thực hiện tội phạm (đơn nhất phức tạp hay đa tội phạm) – Động cơ, mục đích phạm tội – Hình thức phạm tội (đơn lẻ hay đồng phạm) – Người phạm tội là người có tiền án, tái phạm hay chưa có tiền án tiền sự. – Những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan đến nhân thân. |
Chủ thể đặc biệt của tội phạm
Chủ thể của tội phạm thông thường đòi hỏi phải đáp ứng dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự. Với những tội phạm cụ thể cần phải có thêm những dấu hiệu đặc trưng khác mà không có nó thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể trở thành là chủ thể của tội phạm đó được. Những chủ thể đòi hỏi dấu hiệu đặc biệt như vậy gọi là chủ thể đặc biệt. Như vậy, việc quy định chủ thể đặc biệt không nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự người có đặc điểm nhất định về nhân thân mà vẫn nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi đó chỉ có thể được thực hiện bởi người có những đặc điểm nhất định.
Dấu hiệu của chủ thể đặc biệt của tội phạm
Các dấu hiệu liên quan đến chức vụ, quyền hạn
Ví dụ, tội tham ô tài sản đòi hỏi dấu hiệu đặc biệt của chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp quản lý tài sản.
Các dấu hiệu liên quan đến nghề nghiệp, công việc
Ví dụ, tội cung cấp tài liệu sai sự thật, tội khai báo gian dối yêu cầu chủ thể phải là người giám định, người phiên dịch hoặc người làm chứng.
Các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ
Ví dụ, tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự yêu cầu chủ thể phải là người đang ở tuổi mà theo quy định của pháp luật phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, Luật sư bào chữa hình sự chi tiết.
Các dấu hiệu liên quan đến tuổi
Ví dụ, tội giao cấu với trẻ em đòi hỏi chủ thể phải là người đã thành niên (đủ 18 tuổi).
Các dấu hiệu liên quan đến quan hệ, họ hàng
Ví dụ, tội ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ cha mẹ, vợ chồng, con cái đòi hỏi chủ thể phải là cha mẹ, vợ chồng, con cái.
Các dấu hiệu liên quan đến quốc tịch
Ví dụ, tội phản bội tổ quốc, chủ thể ngoài có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định thì còn phải là công dân nước Việt Nam.
Các dấu hiệu khác
Ví dụ, tội giết con mới đẻ đòi hỏi chủ thể phải là bà mẹ mới sinh (từ khi sinh con đến ngày thứ 7).
Vấn đề thân nhân người phạm tội trong luật hình sự
Chủ thể của tội phạm và nhân thân người phạm tội tuy không đồng nhất với nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chủ thể của tội phạm là khái niệm dùng để chỉ con người cụ thể khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định (dấu hiệu của chủ thể). Còn nhân thân người phạm tội là nhân cách xã hội, là đặc điểm của chủ thể bao trùm lên khái niệm chủ thể của tội phạm.
Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội để phân biệt với những người khác, chúng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực hiện tội phạm.
Việc xác định nhân thân người phạm tội có ý nghĩa pháp lý quan trọng:
– Về phương diện định tội: Một số tội phạm đòi hỏi chủ thể đặc biệt thì hầu hết các dấu hiệu chủ thể đặc biệt phản ánh đặc điểm nhân thân người phạm tội.
– Về phương diện định khung hình phạt và quyết định hình phạt: Nhiều tình tiết định khung và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình phạt là các tình tiết được phản ánh bởi các dấu hiệu thuộc về nhân thân người phạm tội.
– Về phương diện thực tiễn: Việc xác định nhân thân người phạm tội giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ một số tình tiết liên quan đến vụ án, từ đó giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ.
Như vậy, nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội để phân biệt với những người khác và ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực hiện tội phạm.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn mà Công ty luật Luật Trần và Liên Danh muốn gửi đến đến bạn đọc. Hy vọng bài viết cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý độc giả.