Ly hôn hay còn gọi là ly dị – thuật ngữ rất phổ biến hiện nay, thể hiện việc vợ chồng không còn tình cảm và chấm dứt mối quan hệ hôn nhân, không còn sống chung nữa. Để đi đến quyết định ly dị, có rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục ly dị theo quy định mới nhất hiện nay mà các cặp vợ chồng cần phải biết.
Hồ sơ ly dị gồm những gì?
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ cho việc ly dị trước khi nộp ra Tòa án. Hồ sơ ly dị gồm những tài liệu sau: (Kể cả thuận tình hay đơn phương, về cơ bản gồm có):
Đơn khởi kiện (Về việc ly dị) – đối với ly dị đơn phương; hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly dị – đối với ly dị thuận tình.
Căn cước công dân/chứng minh nhân dân của 2 vợ chồng (bản sao y chứng thực);
Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao y chứng thực);
Giấy khai sinh của các con (Bản sao y chứng thực);
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ( Bản chính);
Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, giấy tờ xe, sổ tiết kiệm…(nếu có và có yêu cầu giải quyết).
Giấy tờ liên quan đến tài sản khác (nếu có).
Thời gian giải quyết việc ly dị hiện nay
Thời gian giải quyết ly dị đơn phương: thông thường khoảng từ 02-04 tháng.
Việc giải quyết thủ tục ly dị đơn phương nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thái độ thiện chí của các bên, có tranh chấp quyền nuôi con hay số lượng và độ phức tạp của các tài sản tranh chấp. Trên thực tế, việc ly dị đơn phương có thể diễn ra nhanh hơn thông thường nếu 2 bên đạt được các thỏa thuận tại tòa hoặc kéo dài hơn đối với các trường hợp có tranh chấp về con chung, tài sản chung, đặc biệt là những tài sản có tính chất phức tạp.
Khi ly dị, vì việc mâu thuẫn đã trở nên trầm trọng và kéo dài nên có rất nhiều trường hợp hai vợ chồng không thể nói chuyện với nhau để giải quyết các mâu thuẫn. Tuy nhiên, khi có bên tư vấn trung gian thì quan điểm của 2 bên có thể sẽ thay đổi sau khi được phân tích pháp lý giải đáp các thắc mắc của nhau. Vì vậy, nếu bạn thuộc trường hợp này hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn phương án.
Thời gian giải quyết ly dị thuận tình: khoảng 01-03 tháng (Thời gian giải quyết thực tế có thể được tiến hành nhanh hơn, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn hỗ trợ).
Thủ tục giải quyết ly dị
Bước 1: Bên vợ/chồng muốn ly dị hoặc cả 2 vợ chồng nộp Đơn kèm hồ sơ ly dị đến Tòa án có thẩm quyền.
Bước 2: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, tòa án ra thông báo nộp tạm ứng án phí. Trường hợp hồ sơ chưa đủ, tòa án sẽ hướng dẫn các bên cần hoàn thiện hồ sơ khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Khi hồ sơ hợp lệ, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Bên vợ/chồng nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án ra thông báo thụ ly vụ án.
Bước 4: Tòa án tiến hành các thủ tục tố tụng để ra Bản án/quyết định về việc giải quyết vụ án theo quy định.
Đơn ly dị viết tay có được Tòa án chấp nhận không?
Hiện nay, theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự cũng như Luật Hôn nhân và Gia đình, khi hai vợ chồng quyết định ly dị thì tùy theo hình thức ly dị đơn phương hay thuận tình mà chọn mẫu khác nhau.
Mặc dù các mẫu đơn ly dị hiện đang được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân tối cao ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Tuy nhiên, pháp luật không bắt buộc phải thực hiện theo các mẫu này.
Điều đó đồng nghĩa, dù thuận tình hay đơn phương thì đơn ly dị viết tay vẫn sẽ được Tòa án chấp nhận nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hình thức gồm các nội dung:
– Ngày, tháng, năm làm đơn.
– Tên Tòa án nhận đơn.
– Họ tên, nơi cư trú, số CMND (hộ chiếu) của vợ, chồng.
– Nội dung xin ly dị gồm: Về con chung; Về tài sản chung;
– Họ tên và chữ ký của người viết đơn…
Ai có quyền yêu cầu ly dị?
Như chúng ta đã biết, ly dị là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Do đó, để được ly dị, các cặp vợ, chồng phải xác định được ai là người có quyền yêu cầu ly dị.
Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly dị gồm:
Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly dị.
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly dị khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Đáng lưu ý là, chồng không được ly dị khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nhưng nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người vợ có quyền được yêu cầu Tòa án cho ly dị.
Như vậy, người có quyền yêu cầu ly dị có thể là chồng, là vợ hoặc người thứ ba như quy định nêu trên.
Điều kiện để được yêu cầu ly dị
Theo phân tích ở trên, có hai hình thức ly dị là ly dị thuận tình và một bên gửi yêu cầu đơn phương ly dị. Do đó, với mỗi loại hình thì sẽ yêu cầu điều kiện khác nhau. Cụ thể như sau:
Điều kiện để ly dị thuận tình
– Hai bên thật sự tự nguyện ly dị
– Hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…
Điều kiện để đơn phương ly dị
– Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình
– Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài;
– Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;
– Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên.
Giải đáp một số thắc mắc thủ tục ly dị
Đơn ly dị mua ở đâu?
Pháp luật hiện hành không bắt buộc người dân phải mua đơn có sẵn tại Tòa án. Về nguyên tắc mẫu Đơn xin ly dị có thể được viết tay, đánh máy hoặc mua tại Tòa án (bản có dấu). Đơn chỉ cần có đầy đủ các nội dung thông tin cần thiết theo mẫu là Tòa án phải chấp nhận.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều Tòa án vẫn yêu cầu người dân phải mua mẫu đơn ly dị có dấu treo tại Tòa.
Nộp đơn xin ly dị ở đâu?
Trường hợp ly dị đơn phương, người có yêu cầu xin ly dị đơn phương phải gửi đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, tức là nếu vợ đơn phương ly dị chồng, thì phải nộp đơn đến Tòa án nơi chồng đang tạm trú, thường trú, làm việc.
Đối với thuận tình ly dị, nộp đơn tại nơi cư trú của hai vợ chồng. Nếu nơi cư trú khác nhau, hai vợ chồng có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.
Nộp đơn ly dị cùng giấy tờ gì?
Nộp kèm đơn ly dị gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn thì có thể nộp bản sao chứng thực đăng ký kết hôn; Bản sao từ sổ gốc (trích lục) đăng ký kết hôn; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã được đăng ký lại…
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực). Trường hợp không có, vợ/chồng thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.
– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực) như Sổ đỏ; hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế chung…
Đơn xin ly dị có bắt buộc 2 vợ chồng cùng ký?
Khi ly dị có 02 cách: Thuận tình và đơn phương. Trong đó, thuận tình là việc cả hai vợ chồng cùng đồng ý và thỏa thuận được việc ly dị. Ngược lại, đơn phương ly dị là khi một bên có yêu cầu ly dị.
Do đó, trong đơn ly dị thuận tình, bắt buộc phải có chữ ký của cả hai vợ chồng còn đơn ly dị đơn phương thì không bắt buộc.
Đơn ly dị viết tay có được chấp nhận không?
Hiện nay, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân tối cao ban hành đơn ly dị kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Tuy nhiên, tại văn bản này cũng như các văn bản liên quan cũng không yêu cầu vợ, chồng bắt buộc phải sử dụng hai mẫu này để gửi Tòa án ly dị.
Người muốn ly dị có thể gửi đơn theo mẫu hoặc viết tay với đầy đủ nội dung về: Tên Tòa án nhận đơn, họ tên người yêu cầu ly dị, những nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết về quan hệ hôn nhân, con chung, tài sản (nếu có)…
Nộp đơn ly dị có mất tiền không?
Hiện nay, đối với trường hợp không có tranh chấp về tài sản, án phí ly dị là 300.000 đồng. Trong đó, nếu đơn phương ly dị thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc đơn yêu cầu có được chấp thuận hay không.
Nếu ly dị thuận tình, mỗi bên chịu một nửa án phí hoặc 02 bên tự thỏa thuận.
Đối với trường hợp ly dị có tranh chấp về tài sản, 02 bên phải chịu án phí theo giá trị tài sản.
Có được bổ sung yêu cầu chia tài sản sau khi đã nộp đơn ly dị không?
Đây có lẽ là vấn đề mà rất nhiều cặp vợ chồng khi ly dị thắc mắc. Theo đó, bên cạnh việc yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng, tại đơn xin ly dị, vợ, chồng có thể yêu cầu chia tài sản, cấp dưỡng, nuôi con, chăm sóc con, phân định nợ chung…
Đặc biệt, sau khi đã nộp đơn ly dị, hai vợ chồng hoàn toàn có quyền bổ sung yêu cầu chia tài sản. Tuy nhiên, lưu ý thời điểm bổ sung phải trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Căn cứ Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC).
Mỗi khó khăn, vướng mắc đều có cách giải quyết, khắc phục. Nếu bạn cũng gặp khó khăn và cần hỗ trợ, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn.