Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng Luật Trần và Liên danh tìm hiểu về thành lập văn phòng đại diện công ty tại Gia Lai.
Hướng dẫn soạn quyết định thành lập văn phòng đại diện công ty tại Gia Lai
Để thành lập văn phòng đại diện thì công ty, doanh nghiệp cần phải ra quyết định thành lập văn phòng đại diện. Khi soạn thảo quyết định thành lập văn phòng đại diện cần lưu ý một số nội dung dưới đây:
– Đầu tiên là phần quốc hiệu tiêu ngữ: quốc hiệu và tiêu ngữ ở phía bên phải của văn bản; dưới quốc hiệu, tiêu ngữ là ngày tháng năm ra quyết định. Phía bên trái là tên công ty, số quyết định;
– Tên quyết định: chữ QUYẾT ĐỊNH phải viết in hoa, dưới quyết định là nội dung (Về việc thành lập văn phòng đại diện);
– Căn cứ để ra quyết định: Căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020; Căn cứ vào Điều lệ của công ty…..; Xét tình hình kinh doanh của công ty;
– Tiếp theo là phần nội dung quyết định:
Quyết định về việc thành lập văn phòng đại diện; thông tin về tên của văn phòng đại diện; địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện; ngành, nghề đăng ký hoạt động;
Bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện: Thông tin người đứng đầu văn phòng đại diện như họ và tên; số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, ngày tháng năm cấp; nơi đăng ký hộ khẩu hường trú;…
Tiếp theo là họ và tên người có trách nhiệm tiến hành các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
Những người có trách nhiệm thi hành quyết định thành lập văn phòng đại diện của công ty doanh nghiệp (Ví dụ: người đại diện theo pháp luật của công ty; người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty);
– Thời gian quyết định thành lập văn phòng đại diện có hiệu lực;
– Người có thẩm quyền ra quyết định ký, ghi rõ họ và tên.
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty tại Gia Lai
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ thành lập văn phòng đại diện:
+ 02 bản CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu sao y công chứng không quá 03 tháng của người đứng đầu văn phòng đại diện (giám đốc văn phòng đại diện).
Bước 2: Chuẩn bị thông tin thành lập văn phòng đại diện:
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, Tên văn phòng đại diện dự định thành lập, tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với đăng ký thành lập văn phòng đại diện;
- Địa chỉ dự tính đặt văn phòng đại diện.
- Ngành nghề kinh doanh của văn phòng đại diện là: Giao dịch và tiếp thị.
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ thành lập văn phòng đại diện:
-TH1: Các bạn tự thực hiện thủ tục thì tự soạn thảo hồ sơ.
-TH2: Các bạn nhờ Luật Trần và Liên danh thực hiện thủ tục thì Luật Trần và Liên danh thực hiện toàn bộ thủ tục này, thành phần hồ sơ như sau:
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập văn phòng đại diện;
- Quyết định của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị về việc thành lập văn phòng đại diện;
- Quyết định bổ nhiệm của giám đốc đối với người đứng đầu văn phòng đại diện.
- Thông báo thành lập văn phòng đại diện.
Bước 4: Nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện tại cơ quan đăng ký kinh doanh và chờ nhận kết quả.
– TH1: Các bạn tự thực hiện thủ tục thì nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc tỉnh/ thành phố dự định mở văn phòng đại diện hoặc đăng ký thành lập văn phòng đại diện công ty qua mạng điện tử trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
– TH2: Các bạn nhờ Luật Trần và Liên danh thực hiện thủ tục thì sẽ được Luật Trần và Liên danh thực hiện toàn bộ thủ tục này.
>>> Lưu ý:
- Doanh nghiệp có quyền mở văn phòng đại diện trong nước và cà nước ngoài. Và có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo giới hạn hành chính. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị hồ sơ thành lập, điều kiện thành lập và chế độ báo cáo, thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài phức tạp hơn so với thủ tục thành lập văn phòng đại diện trong nước. Để biết rõ chi tiết hơn đăng ký giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài, hãy liên hệ Luật Trần và Liên danh để được tư vấn và hướng dẫn làm thủ tục miễn phí.
- Đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ trên cổng điện tử với doanh nghiệp không sử dụng chữ ký số, nếu qua 30 ngày không mang bản cứng tới nhận Giấy phép thành lập văn phòng đại diện thì hồ sơ điện tử của doanh nghiệp sẽ bị hủy bỏ.
- Ngoài ra, sau khi nhận Giấy chứng nhận, doanh nghiệp cần thực hiện kê khai thuế môn bài và thực hiện nộp thuế, mức thuế là 1.000.000 VNĐ/năm đối với văn phòng đại diện.
Văn phòng đại diện là gì?
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó, Doanh nghiệp có quyền lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài để thực hiện chức năng và đáp ứng nhu cầu công việc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Theo khái niệm trên, văn phòng đại diện có 1 số ưu và nhược điểm sau:
- – Văn phòng đại diện công ty không có chức năng kinh doanh. Do đó, không được thực hiện hoạt động ký kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, hàng hóa cho khách hàng, không được trực tiếp thu tiền từ khách hàng.
- – Văn phòng đại diện có chứng năng chính là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới.
- – Văn phòng đại diện công ty được phép đăng ký sử dụng con dấu để phục vụ hoạt động của văn phòng như ký kết hợp đồng lao động với người lao động.
- – Mục đích chính của việc thành lập văn phòng đại diện là doanh nghiệp muốn thực hiện thăm dò thị trường, hoặc quảng bá thương hiệu tới các tỉnh thành ngoài tỉnh.
Lưu ý quan trọng: Từ quy định trên có thể thấy rằng, doanh nghiệp khi thành lập văn phòng đại diện ở tỉnh khác rất bị hạn chế về điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, có 1 điểm mới theo quy định từ năm 2019, doanh nghiệp được phép thành lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh/thành phố khác nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính. Do đó, hết sức thuận lợi cho doanh nghiệp khi muốn kinh doanh trực tiếp với khách hàng (theo quy định cũ Doanh nghiệp chỉ được thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính)
Lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện công ty tại Gia Lai
Trước khi thực hiện thành lập Văn phòng đại diện công ty Quý khách hàng cần lưu ý các nội dung liên quan đến:
– Tên Văn phòng đại diện công ty
Tên Văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
+ Tên Văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với Văn phòng đại diện
+ Tên Văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở Văn phòng đại diện. Tên Văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do Văn phòng đại diện phát hành.
– Địa chỉ trụ sở Văn phòng đại diện
là địa điểm liên lạc của Văn phòng đại diện trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Công ty cổ phần có quyền thành lập Văn phòng đại diện công ty cùng tỉnh với nơi đăng ký trụ sở chính hoặc ở các địa bàn khác trên lãnh thổ Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều Văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.
– Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện có chức năng đại diện công ty giao dịch với khách hàng
– Người đứng đầu Văn phòng đại diện
Người đứng đầu Văn phòng đại diện là cá nhân thường trú trên lãnh thổ Việt Nam và không thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Luật Trần và Liên danh cung cấp dịch vụ hướng dẫn thành lập văn phòng đại diện công ty tại Gia Lai
Với mục tiêu xuyên suốt trong quá trình hoạt động là “mang lại lợi ích lớn nhất cho khách hàng”, Công ty Luật Trần và Liên danh luôn nỗ lực hết mình để làm hài lòng mọi khách hàng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Về thời gian đăng ký thành lập Văn phòng đại diện công ty, chúng tôi sẽ tiến hành đăng ký thành lập Văn phòng đại diện nhanh nhất cho Quý khách hàng. Hơn nữa, Luật Trần và Liên danh có đội ngũ chuyên viên đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này nên hồ sơ được soạn chính xác nên khả năng đăng ký thành công rất cao, tiết kiệm công sức và thời gian đăng ký.
Khi cần hướng dẫn về thủ tục thành lập Văn phòng đại diện công ty cổ phần khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Trần và Liên danh để được tư vấn các vấn đề liên quan như:
– Tư vấn quy trình thủ tục thành lập Văn phòng đại diện công ty;
– Hướng dẫn hoặc hỗ trợ doanh nghiệp soạn thảo thành lập Văn phòng đại diện theo đúng quy định;
– Hỗ trợ các thủ tục cần thiết sau khi thành lập Văn phòng đại diện công ty như: khắc mẫu con dấu Văn phòng đại diện công ty; Công bố mẫu dấu Văn phòng đại diện công ty; mở tài khoản Văn phòng đại diện công ty;
– Nhận ủy quyền và thay khách hàng làm thủ tục đăng ký thành lập Văn phòng đại diện công ty với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
– Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng
– Ưu đãi cho khách hàng dịch vụ tiếp theo
Khách hàng sẽ nhận được kết quả như sau khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi
– Bản gốc giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện
– Dấu tròn văn phòng đại diện;
– Hồ sơ nội bộ khi thành lập văn phòng đại diện;
– Tặng 1 dấu chức danh trưởng văn phòng đại diện;
Lưu ý 1 số việc cần làm sau khi thành lập văn phòng đại diện công ty
– Nộp thuế môn bài cho văn phòng đại diện: 1.000.000 VND/1 năm
– Treo biển tại trụ sở văn phòng đại diện;
– Ký hợp đồng lao động với người lao động làm tại văn phòng;
– Đăng ký bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động
Trên đây là bài viết tư vấn về thành lập văn phòng đại diện công ty tại Gia Lai của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.