Thuế vat khách sạn

thuế vat khách sạn

Thuế suất thuế giá trị gia tăng là mức thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Thuế suất thuế giá trị gia tăng gồm 03 mức khác nhau: 0%, 5% và 10%. Vậy hiện nay thuế vat khách sạn là bao nhiêu? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thuế VAT là gì?

Khái niệm

VAT là cụm từ viết tắt của Value Addex Tax, dịch ra có ý nghĩa là thuế giá trị gia tăng (GTGT).

Đây là một loại thuế gián thu và được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quy trình sản xuất, lưu thông cho đến khi chuyển tới tay người tiêu dùng. 

Thuế GTGT được áp dụng đầu tiên tại Pháp vào năm 1954. Cho đến thời điểm hiện tại, thuế GTGT đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới (khoảng 130 quốc gia).

Đặc điểm

Thuế VAT sở hữu một số đặc điểm căn bản sau đây:

Thuộc loại thuế gián thu.

Đối tượng chịu thuế lớn.

Chỉ tính dựa trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ.

Số tiền nộp thuế phụ thuộc vào giai đoạn đánh thuế.

Thuế suất thuế GTGT

Hiện nay, “thuế VAT bao nhiêu phần trăm và thuế giá trị gia tăng bao nhiêu phần trăm?” cũng là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người. Tại Việt Nam, tùy theo từng ngành mà thuế suất GTGT được quy định như sau:

+ Thuế suất GTGT 0%: hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hay vận tải quốc tế

Hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu là: Hoạt động chuyển giao công nghệ hay chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, các dịch vụ bưu chính viễn thông tại nước ngoài, các sản phẩm xuất khẩu là nguồn tài nguyên hay khoáng sản khai thác chưa trải qua chế biến.

+ Thuế suất GTGT 5%: nước sạch để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Phân bón: Các loại quặng dùng để sản xuất ra phân bón, các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, các chất kích thích tăng trưởng cho vật nuôi cây trồng

Các sản phẩm, và dịch vụ nông lâm ngư nghiệp là: Thức ăn cho chăn nuôi gia súc và gia cầm; các sản phẩm trong trồng trọt chăn nuôi thủy sản, các thực phẩm tươi sống chưa trải qua chế biến; các dịch vụ đào đắp hay nạo vét kênh, mương và ao hồ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; nguyên liệu mủ cao su sơ chế; nguyên liệu nhựa thông sơ chế; các sản phẩm bằng chất liệu đay, cói, tre, nứa, lá và rơm; các sản phẩm thủ công khác.

Phụ phẩm trong ngành mía đường như: Gỉ đường hay bã mía và bã bùn.

Máy móc và thiết bị phục vụ cho một số ngành nghề như là:

Ngành nông nghiệp: Các máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Ngành y tế: các thiết bị và dụng cụ y tế.

Ngành giáo dục: Các dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và học tập.

Ngành văn hóa: Triển lãm và thể dục thể thao hay nghệ thuật, phim ảnh.

Ngành giải trí: Đồ chơi cho trẻ em

+ Thuế suất GTGT 10%: áp dụng đối với các đối tượng chịu thuế không được áp dụng loại thuế suất GTGT 0% và thuế suất GTGT 5%.

Ai là người phải nộp thuế VAT?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:

– Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.

– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.

– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

– Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.

– Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng.

Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

– Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Ví dụ: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.

Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Lưu ý: Người nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:

– Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

– Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

– Hợp tác kinh doanh với tổ chức.

– Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế.

Người nộp thuế là cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống. Hay nói cách khác, cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chỉ phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân nếu có doanh thu trong một năm dương lịch > 100 triệu đồng.

Nghị định 15/2022/NĐ-CP giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8%

Theo đó, giảm thuế GTGT xuống 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022.

thuế vat khách sạn
thuế vat khách sạn

Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2022

Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022.

Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.

Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế GTGT.

Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Chính sách giảm thuế GTGT nêu trên được áp dụng kể từ ngày 01/02/2022 đến ngày 31/12/2022.

Mức giảm thuế giá trị gia tăng

Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định mức giảm thuế giá trị gia tăng như sau:

– Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định ở trên.

– Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định trên.

Áp dụng mức thuế VAT cho khách sạn như thế nào?

Điều 3 Nghị quyết 43/2022/QH15 quy định chính sách miễn, giảm thuế như sau:

Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 

Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC, thuế suất thuế GTGT 10% được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc mức thuế suất 0% và 5%.

Mà dịch vụ khách sạn không thuộc mức thuế suất 0% và 5%. Trước đây, dịch vụ khách sạn có thuế VAT là 10% mà dịch vụ khách sạn cũng không thuộc trường hợp không được giảm thuế. Nên mức thuế VAT được áp dụng với khách sạn trong năm 2022 là 8%.

Danh mục hàng hóa và dịch vụ không được giảm thuế GTGT xuống 8%?

Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB không được giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% năm 2022 bao gồm:

Hàng hóa không được giảm thuế GTGT xuống 8%

– Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

– Rượu;

– Bia;

– Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

– Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

– Tàu bay, du thuyền;

– Xăng các loại;

– Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

– Bài lá;

– Vàng mã, hàng mã.

Dịch vụ không được giảm thuế GTGT xuống 8%

– Kinh doanh vũ trường;

– Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

– Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

– Kinh doanh đặt cược;

– Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

– Kinh doanh xổ số.

Các quy định trên được áp dụng từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thuế vat khách sạn Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139