Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Để tạo được uy tín và tin dùng từ phía khách hàng, đồng thời tuân thủ pháp luật thì cá cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Trừ những cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn thì không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định, những người bán hàng rong).

Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh đã nhận được rất nhiều lời đề nghị tư vấn và dịch vụ pháp lý liên quan về vấn đề xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, cũng như các thủ tục pháp lý cần thiết để cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của quý khách có được giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, Luật Trần và Liên Danh cung cấp cho quý khách những kiến thức pháp lý cơ bản nhất về thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy phép vsattp) là gì?

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (giấy chứng nhận vsattp hoặc giấy vsattp) là giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống để đảm bảo cơ sở đủ điều kiện vệ sinh attp theo quy định của pháp luật.

Khái niệm về vệ sinh thực phẩm:

Vệ sinh an toàn thực phẩm có thể được hiểu là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.

Hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm:

Theo quy định tại điều 4 Thông tư 43/2018/TT-BTC Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:

Trường hợp đề nghị cấp lần đầu

  1.  Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
  2.  Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
  3. Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
  4. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
  5. Trường hợp đề nghị cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏngĐơn đề nghị theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
  6. Trường hợp đề nghị cấp lại do cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; b) Hồ sơ theo quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
  7. Trường hợp đề nghị cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
  8. Trường hợp đề nghị cấp lại do thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);c) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);d) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở (bản sao có xác nhận của cơ sở).

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ y tế: Cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm: Thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, yến sào, nấm linh chi, sâm, đông trùng hạ thảo.

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở y tế cấp cho các cơ sở : Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình, nước đá; sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Thủ tục và quy trình cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có quyền hủy hồ sơ.

Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở:

Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi kết quả thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận;

Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 (ba) đến 05 (năm) thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên làm công tác chuyên môn hoặc quản lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định, thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.

Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở:

Đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở;

Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định

Cấp Giấy chứng nhận:

Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu 5a (đối với cơ sở sản xuất do Bộ Công Thương thẩm định), Mẫu 5b (đối với cơ sở kinh doanh do Bộ Công Thương thẩm định), Mẫu 5c (đối với cơ sở sản xuất do Sở Công Thương thẩm định) hoặc Mẫu 5d đối với cơ sở kinh doanh do Sở Công Thương thẩm định.

Về mức thu phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ vào Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư số 279/2016/TT-BTC thì mức phí cấp Giấy chứng nhận như sau: Lệ phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

– Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm: 1.000.000 đồng /lần/cơ sở

– Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Phục vụ dưới 200 suất ăn : 700.000 đồng /lần/cơ sở. Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên 1.000.000 đồng /lần/cơ sở.

– Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe) 3.000.000 đồng /lần/cơ sở.

– Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) 22.500.000 đồng /lần/cơ sở.

Mức phạt khi không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với hành vi kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Điểm c Khoản 1 Điều 24 Nghị định 178/2013/NĐ-CP:

” Điều 24. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  1. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp xã theo một trong các mức sau đây:

  1. c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;”

Như vậy của hàng bạn mở dịch vụ điểm tâm ăn sáng, cơm trưa bình dân là địa điểm cố định, cần phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay qua Hotline của chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139