Học ở mỹ có khó không

hoc o my co kho khong

Nền giáo dục Mỹ luôn được xếp hàng đầu thế giới. Đó là điểm đến khao khát của nhiều du học sinh không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới. Nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam mong muốn được tiếp cận nền tri thức tiên tiến. Thế nhưng họ cũng e ngại về sự khác biệt trong chương trình và phương pháp giảng dạy ở Mỹ. Nhiều bạn cũng lo sợ vỡ mộng du học khi không thể đuổi kịp chương trình. Đồng thời cũng khó thích nghi với cách học của người Mỹ. Vậy chương trình học ở mỹ có khó không? Ngay sau đây, Du học Luật Trần và Liên Danh xin giải đáp chi tiết thắc mắc của các bạn.

Chương trình học phổ thông ở Mỹ

Tổng quan về chương trình trung học Mỹ

Bậc trung học Mỹ bắt đầu từ lớp 9 và kết thúc lớp 12. Thông thường có 2 kì nhập học: kì mùa thu (tháng 7 & 8) và kì mùa xuân (tháng 1 & 2). Mỗi bang sẽ tự thiết kế chương trình học và yêu cầu tốt nghiệp riêng. Mỗi học sinh có lịch học khác nhau, miễn hoàn thành đủ số tín chỉ được yêu cầu. Khi đó bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp mà không phải thi như học sinh Việt Nam. Học sinh quốc tế buộc phải học tối thiểu 2 năm trung học để được cấp bằng. Ngoài học trên lớp, học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa được tổ chức bởi các câu lạc bộ như thể thao, ngoại ngữ, khoa học, âm nhạc, kịch,…

Sự khác nhau giữa chương trình học phổ thông Mỹ và Việt Nam

Học trung học ở Việt Nam, học sinh phải học 12 hay 13 môn, với cùng một bộ sách giáo khoa. Trong khi đó, học sinh trung học Mỹ được học nhiều môn tùy theo sở thích và khả năng của mỗi bạn. Các môn bắt buộc bao gồm Tiếng Anh, Toán, Khoa học, Mỹ thuật, Xã hội và Thể dục. Ngoài ra, học sinh sẽ học các môn tự chọn liên quan đến môn học chính. Qua đó giúp học sinh phát triển khả năng và thế mạnh riêng.

Ví dụ, đối với môn tiếng Anh, học sinh có thể học Văn học Mỹ, Văn học Anh và môn tự chọn có thể là Kịch, Âm nhạc, Nghệ thuật thị giác,… Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khóa đóng vai trò khá quan trọng đối với học sinh trung học. Bởi nó không chỉ giúp học sinh nâng cao tư duy học hỏi mà còn là yêu cầu tuyển sinh của các trường cao đẳng, đại học. Vì vậy, học sinh trung học Mỹ thường xuyên tham gia các câu lạc bộ thể thao, khoa học, ngoại ngữ, sản xuất nhạc kịch,…

Phương pháp dạy học của Mỹ cũng rất khác Việt Nam. Thay vì thụ động thầy giảng trò nghe và ghi chép, phương pháp dạy học của Mỹ chủ yếu kích thích sự tư duy sáng tạo, suy nghĩ độc lập. Từ đó học sinh tự động tìm tòi khám phá đúc kết bài học cho bản thân. Phương pháp dạy ở Mỹ lấy học sinh làm trọng tâm. Các em không quá dựa dẫm vào giáo viên. Nói cách khác, đây là cách rèn luyện tính tự lập cho học sinh ngay còn nhỏ.

Chương trình đại học ở Mỹ

Chương trình học đại học ở Mỹ như thế nào?

Nhìn chung, chương trình cao đẳng, đại học ở Mỹ có nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam. Sinh viên ở Mỹ thường sẽ chọn ngành học khi đăng kí ghi danh nhập học tại một trường cụ thể. Tuy nhiên trong 2 năm đầu đại học, sinh viên hoàn toàn có thể chuyển ngành nếu thấy bản thân không phù hợp với lựa chọn ban đầu. Điều này không hề ảnh hưởng đến thời gian tốt nghiệp.

Với chương trình học tín chỉ, nhiều sinh viên thậm chí có thể tốt nghiệp sớm hơn khi đăng kí nhiều hơn số tín chỉ được yêu cầu trong mỗi kì, hoặc đăng kí học hè. Trong 2 năm đầu, sinh viên sẽ học những môn chung cho tất cả các chuyên ngành. Từ nhóm tự nhiên như Toán, Lí, Hóa, Sinh đến các môn xã hội như Triết học, Nghệ thuật. Dĩ nhiên là sinh viên được quyền lựa chọn các môn mình mong muốn học. Chương trình học ở Mỹ có khó không? Một phần do bản thân người học quyết định đấy.

Sự khác nhau giữa học đại học ở Mỹ và Việt Nam

Khác với sinh viên ở đại học Việt Nam học theo phương pháp thầy giảng trò nghe và ghi chép, sinh viên ở Mỹ thường sẽ tự tìm nhóm, viết luận văn theo chủ đề mà giáo sư cho. Họ cũng tự tìm tài liệu và nguồn tham khảo tại thư viện, diễn thuyết, trình bày trước đám đông. Nói chung tự học sẽ là cốt lõi khi theo học tại quốc gia có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới. Chương trình học nghiêng về thực tế và áp dụng nhiều hơn lí thuyết. Vì vậy sinh viên có môi trường cọ xát, thực hành, dễ dàng hòa nhập công việc sau tốt nghiệp.

Học sinh Việt Nam được đánh giá thông minh và chăm chỉ. Nhưng họ lại không biết cách áp dụng và phát huy khả năng của bản thân. Một phần là do chưa được đào tạo với phương pháp đổi mới và tiên tiến. Đó là lí do vì sao nhiều bạn chọn du học làm con đường thực hiện hoài bão và phát triển bản thân. Du học Mỹ bậc đại học sẽ là bước đệm cho tương lai tươi sáng sau này.

Chương trình học ở Mỹ có khó không?

Mỗi ngành học đều có cái khó riêng. Quan trọng là bản thân người học có ý chí và sự kiên trì để vượt qua hay không.

Nhiều học sinh Việt Nam có điểm đầu vào khá cao nhưng lại không theo kịp chương trình của Mỹ. Một phần cũng là do việc kém thích ứng với phương pháp giảng dạy tại đây. Ngược lại có những bạn học lực chỉ ở mức trung bình nhưng khi sang Mỹ lại theo học rất tốt. Bởi họ tìm ra cách học đúng đắn, đồng thời năng nổ kết bạn quốc tế để hỗ trợ cho việc học.

Nếu biết cách tận dụng thời gian ở Mỹ để trau dồi kiến thức, học ngoại ngữ và phương pháp giáo dục tiên tiến thì cơ hội nghề nghiệp trong tương lai là vô cùng rộng mở. Ngược lại, sự lạc lõng, rối bời, không định hướng và thiếu cố gắng khi du học sẽ khiến du học sinh vừa lãng phí thời gian, vừa gây tốn kém tài chính cho ba mẹ.

hoc o my co kho khong
học ở mỹ có khó không

Lưu ý khi đi du học tự túc Mỹ là gì?

Tài chính

Nếu muốn duy trì quá trình học tập tại Mỹ, điều kiện tài chính là vấn đề đầu tiên cần bàn đến. Gia đình du học sinh phải có đủ khả năng tài chính để chi trả cho các loại kinh phí trong suốt quá trình du học như: học phí, phí nhà ở, phí sinh hoạt và các chi phí khác.

Theo khảo sát, mức chi phí trung bình khi du học tự túc Mỹ rơi vào khoảng 20.000 – 80.000 USD/năm tùy trường, chương trình học và tiểu bang mà du học sinh sinh sống. Mức phí này dự kiến có mức tăng mỗi năm khoảng 5% và việc chi trả cho các chi phí du học sẽ không ngừng lại cho đến khi du học sinh hoàn thành công trình học của mình.

Visa

Đậu visa là điều kiện bắt buộc dù là du học theo học bổng hay du học tự túc. Những du học sinh có kinh nghiệm phỏng vấn xin visa Mỹ sẽ liệt kê chi tiết về khả năng tài chính của gia đình hoặc cá nhân, chứng minh gia đình có khả năng tài chính để du học sinh theo đuổi việc học tập tại Mỹ.

Bên cạnh đó, người muốn xin visa du học phải thể hiện khao khát được học tập tại Mỹ, đồng thời chứng minh bản thân sẽ quay về Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình học.

Đối tượng có thể xin visa đi du học Mỹ:

– Độ tuổi: từ 12 – 34 tuổi

– Học lực: từ trung bình khá trở lên

– Có quá trình làm việc hoặc học tập liên tục

– Có tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản tiết kiệm từ 25.000 USD trở lên

– Chứng minh thu nhập và khả năng tài chính của gia đình hoặc người bảo trợ tài chính

Khả năng tiếng Anh

Để có thể nhập học trường Mỹ, học sinh có dự định du học Mỹ cần phải đạt được chứng chỉ chứng minh năng lực tiếng Anh đủ để được trường cấp thư nhập học I-20. Thông thường, các trường đại học Mỹ đều yêu cầu điểm TOEFL từ 79 – 90 đối với du học sinh quốc tế. Chương trình sau đại học thì điểm đầu vào là TOEFL 80 – 100.

Bên cạnh chứng chỉ TOEFL, một số trường đại học Mỹ công nhận điểm IELTS 6.0 – 6.5 và IELTS 6.5 trở lên đối với chương trình thạc sĩ. Ngoài ra, một số trường có thể yêu cầu những chứng chỉ khác như: SAT, GRE hay GMAT.

Nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn ngoại ngữ đầu vào thì du học sinh buộc phải hoàn thành khóa Tiếng Anh dự bị. Do đó, nếu muốn tiết kiệm chi phí thì học sinh có ý định du học Mỹ cần đầu tư cho việc học để đạt yêu cầu ngoại ngữ bắt buộc của trường trước khi phỏng vấn xin visa du học Mỹ.

Chi phí du học tự túc Mỹ là bao nhiêu?

Chi phí để du học Mỹ tự túc bao gồm:

Du học sinh sẽ phải trả lệ phí SEVIS riêng cùng với lệ phí xét đơn xin thị thực. Đối với học sinh có mẫu đơn I-20, lệ phí SEVIS là 350 USD (8 triệu đồng). Phí SEVIS có hiệu lực từ thời điểm học sinh nhận đơn I-20 đầu tiên cho tới khi tốt nghiệp hoặc rời khỏi trường học hoặc kết thúc hay rời khỏi chương trình học.

Lệ phí xét đơn xin thị thực F-1 là 160 USD (3,6 triệu đồng)

Vé máy bay khoảng 650 USD – 1,000 USD (15 – 23 triệu đồng). Chi phí vé máy bay thay đổi tùy thuộc hãng hàng không, địa điểm xuất phát, địa điểm đến và thời điểm đặt vé. Nếu biết cách săn vé giá rẻ, hoàn toàn có thể tiết kiệm chi phí này.

Học phí (khoảng 27,560 USD (630 triệu đồng)): Học phí thay đổi tùy theo bậc học, loại hình trường đại học, học tại thành phố nào và nhiều yếu tố khác. Những trường càng danh tiếng thì mức học phí càng cao. Bên cạnh học phí, du học sinh phải chi trả thêm một số phụ phí khoa bao gồm tiền dụng cụ học tập và sách giáo khoa.

Phí nhà ở (khoảng 11,950 USD (271 triệu đồng)): Khác biệt tùy theo loại hình nhà ở du học sinh lựa chọn. Tại Mỹ, có 3 hình thức nhà ở phổ biến dành cho học sinh quốc tế: ký tác xá, thuê nhà riêng và homestay. Trong đó, ký túc xá là loại hình nhà ở có chi phí thấp nhất.

Sinh hoạt phí (khoảng 1,230 USD (28 triệu đồng)): Chi phí dành cho tất cả hoạt động như: ăn uống, giải trí, du lịch… Tùy theo nhu cầu và sở thích của từng người mà chi phí này rất khác nhau.

Theo báo cáo của College Board năm 2022, tổng chi phí mà một du học sinh tự túc Mỹ sẽ trả là khoảng 44,150 USD (1 tỷ 10 triệu đồng)/năm.

Tóm lại, chương trình học ở Mỹ không khó, mặc dù vẫn đòi hỏi cao. Chương trình chỉ thật sự khó với những ai không muốn học, không kiên trì theo đuổi.

Du học Luật Trần và Liên Danh luôn sẵn sàng cùng bạn chắp cánh ước mơ du học, đổi mới tương lai. Nếu có bất kì thắc mắc nào về vấn đề chương trình học ở Mỹ có khó không, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp bạn chọn trường, chọn ngành và chuẩn bị hồ sơ xin visa. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí và luôn hỗ trợ hết mình.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139