Mẫu viết di chúc thừa kế đất đai

Mẫu viết di chúc thừa kế đất đai

Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của người có tài sản nhằm định đoạt khối tài sản của mình khi qua đời: Chia cho ai ? Chia như thế nào ? mẫu viết di chúc thừa kế đất đai?…Theo quy định của pháp luật dân sự chỉ khi không có di chúc thì mới chia khối tài sản này theo quy định của pháp luật dân sự.

Hiểu thế nào là di chúc?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc là người thành niên, phải đảm bảo còn minh mẫn; sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa,cưỡng ép thì có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Điều kiện lập di chúc thừa kế hợp pháp bao gồm:

Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể: Người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (người cố năng lực hành vi một phần) có thể lập di chúc nhưng với điều kiện “lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”. Sự đổng ý ở đây là sự đồng ý cho họ lập di chúc. Còn về nội dung di chúc, họ được toàn quyền quyết định. Người lập di chúc minh mẫm, sáng suốt trong khi lập di chúc.

Người lập di chúc tự nguyện: Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của họ. Sự thống nhất trên chính là sự thống nhất giữa mong muốn chủ quan – mong muốn bên trong của người lập di chúc với hình thức thể hiện ra bên ngoài sự mong muốn đó.

Nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nội dung di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tàu sản của mình cho những người thừa kế. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản thừa kế…Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí của nhà nước, đạo đức xã hội, tuân thủ các quy định tại điểm 3, Điều 8 BLHS. Vi phạm các điều đó di chúc sẽ bị vô hiệu.

Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật: Di chúc viết tay được coi là một dạng di chúc lập dạng văn bản nên chia làm các loại sau: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Về nguyên tắc, dù thuộc loại văn bản nào thì di chúc phải thể hiện rõ các nội dung sau: ngày, tháng, năm lập di chúc; họ tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. Đồng thời, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Đối với mỗi loại di chúc bằng văn bản được nêu ở trên, còn phải đáp ứng những điều kiện riêng biệt khác phù hợp với hình thức đó theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

Di chúc thừa kế đất đai là gì?

Như nhiều người đã biết đến khái niệm “di chúc” nhưng không biết hết các quy định pháp luật liên quan về di chúc. Có thể hiểu một cách đơn giản, những người có một khối tài sản lớn muốn để lại phần tài sản thuộc sở hữu của mình cho con cháu, người thân trong gia đình, một tổ chức xã hội, một người nào đó sau khi mình chết. Vì vậy, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Như vậy, di chúc thừa kế đất đai là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển quyền sử dụng đất của mình cho người khác sau khi chết.

Có cứ để lại di chúc là mọi việc trong di chúc đều hợp pháp không? Nếu một người qua đời đột ngột, không để lại di chúc thì sẽ xử lý như thế nào? Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Quyền của người lập di chúc là gì?

Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật dân sự 2015 có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Người lập di chúc có quyền sau đây:

Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Mẫu viết di chúc thừa kế đất đai
mẫu viết di chúc thừa kế đất đai

Di chúc thừa kế đất đai hợp pháp khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định: di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Điều kiện về đất được để thừa kế là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định như sau: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

Đất không có tranh chấp;

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Nội dung của di chúc thừa kế đất đai gồm những gì?

Đầu tiên, ngay chính giữa là quốc hiệu, tiêu ngữ và tên của văn bản đó là di chúc. Sau đó là ngày tháng năm, địa chỉ và thông tin của người để lại di chúc. Nội dung của bản di chúc thừa kế đất đai phải có thông tin về mảnh đất được để lại làm di sản và thông tin của người thừa kế.

Khi đã ghi đầy đủ các nội dung của một bản di chúc thừa kế đất đai thì sẽ là chữ ký của người lập di chúc và người làm chứng.

Mẫu di chúc thừa kế đất đai lập tại văn phòng công chứng

Di chúc (chúc thư) là một trong nhưng văn bản rất quan trọng để giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh giữa những người được quyền thừa hưởng tài sản theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

DI CHÚC

Tại Phòng Công chứng số………… thành phố

Tôi là (ghi rõ họ và tên):………………………………………………

Sinh ngày:………/……../…………….

Chứng minh nhân dân số:………………..cấp ngày……./……./……..tại …………………….

Hộ khẩu thường trú:

………………………………………………………………………………..……………………..

Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập di chúc này như sau:

 ………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………….

Tôi đã đọc di chúc, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong di chúc và ký vào di chúc này trước sự có mặt của công chứng viên.

Người lập di chúc

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Ngày………tháng………..năm………….. (bằng chữ …………………………………….)

Tại Phòng Công chứng số………thành phố

Tôi…………………………………, công chứng viên Phòng Công chứng số………thành phố

Chứng nhận:

– Ông/bà ……………………………. đã tự nguyện lập di chúc này;

– Theo sự nhận biết của tôi, tại thời điểm công chứng, ông(bà) có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

– Nội dung di chúc phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;

– Người lập di chúc đã đọc bản di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong di chúc và đã ký vào di chúc trước sự có mặt của tôi;

Số công chứng ………., quyển số ……….

                                 Công chứng viên

                                      (ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về mẫu viết di chúc thừa kế đất đai. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác hãy liên hệ ngay với Công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139