Mẫu di chúc có người làm chứng

Thời hạn tạm giam theo quy định mới nhất

Di chúc là một văn bản thể hiện ý chí của người đã khuất. Hiện nay pháp luật quy định nhiều loại di chúc được lập theo nhiều hình thức khác nhau. Trong đó di chúc có người làm chứng đang được người dân quan tâm hơn hết. Tại bài viết này, Luật Trần và Liên Danh xin gửi đến quý khách một số thông tin về mẫu di chúc có người làm chứng.

Di chúc là gì? Một số quy định pháp luật về di chúc

Theo điều 624 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Về hình thức của di chúc thì di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập bằng văn bản thì có thể di chúc bằng miệng. 

Di chúc bằng văn bản thì bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bàn có chứng thực. 

Còn trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. 

Vậy thế nào được coi là một di chúc hợp pháp? Căn cứ theo điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được thành lập bằng băn bản phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. 

Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định (Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;  Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.)

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Như vậy, theo quy định tại điều luật trên, pháp luật vẫn công nhận tính có hiệu lực của di chúc không được công chứng, chứng thực. Di chúc không được công nhận, chứng thực vẫn được công nhận là hợp pháp khi đủ hai điều kiện như sau: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Và nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Đối với trường hợp di chúc viết tay không công chứng, cần người làm chứng khi người lập di chúc có vấn đề về sức khỏe, không tự mình viết toàn bộ nội dung di chúc được, phải nhờ người viết hộ. Lúc này sẽ cần người làm chứng, chứng minh rằng nội dung di chúc được viết ra dựa trên ý chí tự nguyện của người lập di chúc. Ngược lại, trong trường hợp người lập di chúc đảm bảo về sức khỏe, tự viết tay nội dung di chúc, thì không cần người làm chứng.

Di chúc có người làm chứng được sử dụng trong trường nào? 

Căn cứ theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc được hiểu là văn bản hoặc lời nói thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết. Trong đó, người có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản mình, theo quy định tại Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2015 được xác định là người đã thành niên, có tài sản để lại, minh mẫn, sáng suốt và hoàn toàn tự nguyện khi lập di chúc.

Còn người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì vẫn được quyền lập di chúc như người đã thành niên nhưng phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Quy định về độ tuổi lập di chúc (từ đủ 15 tuổi trở lên) nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện quyền của chủ sở hữu tài sản – khi họ có đủ khả năng và điều kiện để tạo lập nên tài sản của chính mình. Khi một người lập di chúc để định đoạt tài sản của mình thì di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế tức là thời điểm người có tài sản chết, hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo quy định.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc được được đưa ra làm căn cứ phân chia tài sản sau khi một người chết đi được xác định là di chúc hợp pháp và là di chúc cuối cùng mà họ lập ra trước khi chết. Di chúc hợp pháp là di chúc đảm bảo được các điều kiện về chủ thể lập di chúc, nội dung di chúc và hình thức của di chúc (tùy từng trường hợp mỗi hình thức di chúc sẽ có điều kiện riêng). Theo đó, di chúc có người làm chứng được sử dụng trong trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng bắt buộc phải có ít nhất là hai người làm chứng. 

Như vậy di chúc bằng văn bản có người làm chứng sẽ được lập trong trường hợp người lập di chúc phải nhờ người khác lập hộ.

Mẫu di chúc có người làm chứng
mẫu di chúc có người làm chứng

Mẫu di chúc bằng văn bản có người làm chứng 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________

DI CHÚC

Hôm nay, ngày 12 tháng 4 năm 2023, vào lúc 14h00p tại nhà riêng số XX ngõ YY đường ZZ, phường ZY, quận YZ, Hà Nội

Họ và tên tôi là: Trần Văn Cảnh 

– Ngày, tháng, năm sinh: 01 tháng 10 năm 1956

– Chứng minh nhân dân số: 03468262XXXX      Nơi cấp: Cục cảnh sát……………………      cấp ngày 11 tháng 9 năm 2000

– Địa chỉ thường trú: số XX ngõ YY đường ZZ, phường ZY, quận YZ, Hà Nội

Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập Di chúc này như sau:

Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm: Thửa đất số 472X, tờ bản đồ số XZ, diện tích 15.201m2, cùng căn nhà 3 tầng có diện tích tương ứng tọa lạc tại số 19 đường ABC, phường CDZ, quận ABD, Hà Nội theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số AB

Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số AB cấp ngày 10 tháng 9 năm 2015

Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi nêu trên như sau:

Sau khi tôi qua đời

Họ và tên con gái út: Trần Phương Chi

Ngày, tháng, năm sinh: 11 tháng 9 năm 1989

Chứng minh nhân dân số: 098375XXX         Nơi cấp:            cấp ngày: 12 tháng 8 năm 2015

Địa chỉ thường trú: số XX ngõ YY đường ZZ, phường ZY, quận YZ, Hà Nội sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế thuộc sở hữu của tôi, như đã nêu trên, do tôi để lại

Tôi không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ ai khác. 

Để làm chứng cho việc tôi lập Di chúc, tôi có mời hai nhân chứng là:

Họ và tên: Hồ Ngọc Linh 

Ngày, tháng, năm sinh: 09 tháng 10 năm 1990

Chứng minh nhân dân số: 07653829XXX Nơi cấp:    cấp ngày: 12 tháng 5 năm 2015

Địa chỉ thường trú: Số nhà XY đường Hạ Đinh, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Họ và tên: Nguyễn Trọng Hưng 

Ngày, tháng, năm sinh: 15 tháng 02 năm 2000

Chứng minh nhân dân số: 094746299XXX Nơi cấp:         cấp ngày: 30 tháng 5 năm 2018

Địa chỉ thường trú: Số nhà XY đường Hạ Đinh, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Hai nhân chứng kể trên là do tôi tự lựa chọn và mời đến, họ không thuộc những người thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật của tôi, không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung Di chúc, họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Di chúc đã được lập xong hồi 15h00p ngày 12 tháng 4 năm 2023. Đã thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi, tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì. Di chúc được lập thành 02 bản, mỗi bản 02 trang./.

………, ngày….tháng….năm 2023

Nhân chứng 1

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nhân chứng 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

Người lập Di chúc

(Ký, điểm chỉ, và ghi rõ họ tên)

Cách viết di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Thông thường, một bản di chúc sẽ có kết cấu 03 phần: Thông tin tài sản; Về việc để lại tài sản và ý nguyện của người lập di chúc. Cụ thể Luật Trần và Liên Danh sẽ hướng dẫn quý khách cách viết nội dung của ba phần này như sau:

– Phần tài sản: Người lập di chúc cần ghi rõ các thông tin về tài sản như:

+ Tài sản chung hay tài sản riêng? Giấy tờ chứng minh?

+ Tài sản là đất, nhà hay xe cộ…? Trường hợp là đất và nhà, cần ghi rõ vị trí thửa đất, số tờ bản đồ, số thửaa, diện tích đất, nguồn gốc sử dụng đất,… diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng, năm hoàn thành xây dựng… của căn nhà, thông tin về giấy tờ sở hữu như cơ quan cấp, ngày tháng cấp, số phát hành… Trường hợp là xe cộ cần ghi rõ loại xe, biển số xe, thông tin giấy tờ đăng ký xe…

– Phần nội dung về việc để lại tài sản: Ở phần này, thông tin càng cụ thể, chi tiết càng tốt, người lập di chúc cần ghi rõ thông tin của người nhận thừa kế di sản, đồng thời ghi rõ phân chia di sản cho mỗi người những loại tài sản nào? Số lượng bao nhiêu?….

– Phần ý nguyện: Đây là phần mà người lập di chúc thể hiện ý nguyện, mong muốn của mình sau khi chết đi như: Con cái có trách nhiệm thờ cúng cha mẹ, anh em hòa thuận với nhau…

Những lưu ý khi lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng 

Khi lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng, người lập di chúc không những chỉ cần lưu ý về nội dung di chúc mà còn phải hết sức chú ý đến những người làm chứng có đủ điều kiện để làm nhân chứng hay không. Cụ thể, pháp luật quy định mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, tuy nhiên trừ những người sau đây sẽ không được là người làm chứng: 

– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc

– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc

– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Những đối tượng nêu trên đều là những chủ thể có ảnh hưởng trực tiếp về quyền lợi bởi bản di chúc được lập ra. Do đó pháp luật không cho phép những người đó được đứng ra làm người làm chứng để đảm bảo tính khách quan, chân thực của bản di chúc. 

Bên cạnh đó khi tiến hành lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng thì người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng. Những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Nếu thiếu một trong những điều kiện nêu trên thì bản di chúc sẽ bị tuyên vô hiệu

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về mẫu di chúc có người làm chứng. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác hãy liên hệ ngay với Công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139