Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần mua phần vốn góp

Khi thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhà đầu tư ngoài phải thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên, còn phải phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong một số trường hợp nhất định.

Trong bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ gửi tới quý khách hàng các quy định về thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp như sau:

Cơ sở pháp lý

Luật Đầu tư năm 2020

Nghị định 31/2021/NĐ-CP

Quy định của pháp luật đầu tư về thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Điều 26 Luật Đầu tư năm 2020 quy định:

Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

1. Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

b) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

c) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

3. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế quy định tại Điều này.

thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần mua phần vốn góp
thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần mua phần vốn góp

Nghị định hướng dẫn chi tiết

Thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài được hướng dẫn bởi Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021

Điều 66. Thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài

1. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Đầu tư, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

2. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp gồm những nội dung:

thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh;

danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập, danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);

tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

giá trị giao dịch dự kiến của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);

b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;

c) Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó;

d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 Nghị định này),Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư;

3. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 26 của Luật Đầu tư, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Đầu tư, khoản 4 Điều 65 của Nghị định này và thông báo cho nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Văn bản thông báo được gửi cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

4. Trường hợp tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục sau:

a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 của Nghị định này;

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan đăng ký đầu tư, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có ý kiến về việc đáp ứng điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; quá thời hạn yêu cầu mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý việc đáp ứng điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;

c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư, khoản 4 Điều 65 của Nghị định này và căn cứ ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để thông báo cho nhà đầu tư. Văn bản thông báo được gửi cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

5. Sau khi nhà đầu tư nước ngoài được chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là thành viên, cổ đông của tổ chức kinh tế được xác lập khi hoàn tất thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông.

Luật Trần và Liên Danh tư vấn pháp luật đầu tư chuyên nghiệp, uy tín

Đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp có một phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là doanh nghiệp liên doanh):

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam;

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP;

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Xin giấy phép cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.

Xin giấy phép liên quan đến thẻ cư trú, tạm trú và visa cho người nước ngoài làm việc và công tác tại Việt Nam.

Thay đổi các thông tin liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài, giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thực hiện các thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

Mua bán công ty, sáp nhập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Tạm dừng, giải thể: Văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các nghĩa vụ thuế, hoàn thuế và các nghĩa vụ khác khi làm việc và đầu tư tại Việt Nam.

Tư vấn cho nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy phép đầu tư ra nước ngoài.

Luật Trần và Liên Danh đồng hành hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài trong mỗi giai đoạn riêng lẻ của dự án cũng như trong toàn bộ quá trình đầu tư, bao gồm nhưng không giới hạn các công việc dưới đây

1. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường, đánh giá những lợi ích và rủi ro cho nhà đầu tư dựa trên hệ thống pháp lý, chính sách và môi trường đầu tư tại Việt Nam.

2. Tư vấn cho khách hàng về cấu trúc đầu tư thích hợp nhất cho các dự án cụ thể gián tiếp hoặc trực tiếp. Hỗ trợ nhà đầu tư thiết lập các loại hình hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

3. Hỗ trợ khách hàng trong việc đánh giá các đối tác và địa điểm kinh doanh tiềm năng, thực hiện việc thẩm tra chi tiết đối với các công ty hoặc tài sản mục tiêu.

4. Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo, rà soát và đưa ra ý kiến về các tài liệu giao dịch.

5. Hỗ trợ trong việc tham gia đàm phán với các đối tác, xây dựng các hợp đồng liên doanh, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam và giám sát toàn bộ quá trình đầu tư và cảnh báo cho khách hàng những rủi ro có thể xảy ra.

6. Tư vấn, soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, ưu đãi đầu tư; đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài; đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hồ sơ kê khai thuế, các loại giấy phép con cho những ngành nghề kinh doanh khác nhau, ….

7. Trong suốt quá trình triển khai dự án, tổ chức hoạt động doanh nghiệp, chúng tôi luôn đồng hành để hỗ trợ khách hàng trong các công việc: Tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các hồ sơ nội bộ, hồ sơ lao động, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

8. Đại diện cho doanh nghiệp tham gia thương lượng, đàm phán và tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp, cũng như thực hiện các thủ tục hành chính với các cá nhân / tổ chức có liên quan.

9. Thường xuyên cung cấp các thông tin mới nhất, những văn bản pháp lý, cũng như các chính sách mới của Nhà nước có liên quan hoặc có khả năng tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

10. Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu và thực hiện các công việc pháp lý khác theo yêu cầu của nhà đầu tư.

Trên đây là một số nội dung về thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần mua phần vốn góp Luật Trần và Liên Danh gửi tới quý khách hàng. Trong trường hợp cần hỗ trợ và giải đáp thắc mắc về vấn đề  này, hoặc các chủ đề khác trong lĩnh vực đầu tư, quý khách hàng có thể liên hệ với  Công ty luật để được giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139