Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

Những quy định về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã hết sức chặt chẽ nhưng nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn chưa trang bị đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo quản và giữ cho thực phẩm luôn đáp ứng được các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm. Vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề báo động cấp bách khi những doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, quán ăn, nhà hàng… đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm từ mức độ ít nghiệm trọng đến mức độ cực kỳ nghiêm trọng.

Điều đó là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng và dễ mang đến những bệnh tật nguy hiểm về lâu dài. Chính vì vậy mà cơ quan quản lý nhà nước ngày càng có chế tài xử phạt nặng đối với những cơ sở kinh doanh không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc không trang bị đủ kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy những đối tượng nào phải có giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm? Điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ra sao? thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào? xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? Hãy cùng theo dõi nhé!

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có đối với các đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chuẩn bị đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động rồi phải bổ sung gấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ về ăn uống.

Vậy những đối tượng nào phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định? Cơ sở của bạn có thuộc đối tượng phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm hay không? Nếu bạn thuộc đối tượng phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà không xin giấy phép thì sao? Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết sau đây nhé!

Đối tượng nào cần phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?

Tất cả Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 115/2018/NĐ-CP dưới đây thì không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:

Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

Sơ chế nhỏ lẻ;

Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

Nhà hàng trong khách sạn;

Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

Kinh doanh thức ăn đường phố;

Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Các cơ sở nhỏ lẻ quy định ở trên tuy không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng phải tuyệt đối phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

Cơ sở không cần phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định những Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định.

Sơ chế nhỏ lẻ.

Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn.

Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

Nhà hàng trong khách sạn.

Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

Kinh doanh thức ăn đường phố.

Cơ sở đã được cấp một trong các giấy chứng nhận:

Thực hành sản xuất tốt (GMP)

Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS)

Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC)

Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm
thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện VSATTP, bao gồm:

– Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.

– Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.

– Bản cam kết đảm bảo giấy phép VSATTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất và kinh doanh;

– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh;

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức VSATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở;

– Giấy chứng nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP theo HACCP, trong hồ sơ có bản sao công chứng giấy chứng nhận HACCP;

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm An toàn vệ sinh thực phẩm

Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả:

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng;

Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

Buộc tái xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm có nội dung vi phạm; tang vật vi phạm; lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm;

Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm; tài liệu, ấn phẩm đã phát hành;

Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm;

Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm;

Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm;

Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm;

Buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận chuyển;

Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm, Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu;

Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính:

  1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này.
  2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
  3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này gồm:
  4. Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
  5. Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  6. Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
  7. Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
  8. Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
  9. Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
  10. Cá nhân quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này là các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu Quý khách hàng còn có vướng mắc về thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm, thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay tới số Hotline của Luật Trần và Liên Danh để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất nhé!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139