Trên cơ sở trao đổi với quý khách hàng chúng tôi hiểu rằng quý khách hàng mong muốn chúng tôi tư vấn Thành lập công ty ngoại ngữ 100 % vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nghề, ngoại ngữ và hoạt động phân phối hàng hóa là thiết bị, sản phẩm làm đẹp tại Việt Nam, cụ thể như sau:
Hoạt động phân phối (nhập khẩu, phân phối bán buôn, bán lẻ) các sản phẩm làm đẹp như mỹ phẩm, dầu gội, ghế ngồi gội đầu, dụng cụ thiết bị làm đẹp;
Thành lập và hoạt động trung tâm đào tạo ngoại ngữ;
Thành lập và hoạt động của trung tâm dạy nghề làm đẹp (làm tóc, gội đầu…..);
VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN
(1) Biểu cam kết dịch của Việt Nam tham gia CPTPP;
(2) Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;
(3) Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;
(4) Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
(5) Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2017, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
(6) Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 06 năm 2019;
(7) Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014;
(8) Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 26 tháng 03 năm 2021, hướng dẫn Luật Đầu tư;
(9) Nghị định 47/2021/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 01 tháng 04 năm 2021, hướng dẫn Luật Doanh nghiệp;
(10) Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 04 tháng 01 năm 2021, về đăng ký doanh nghiệp;
(11) Nghị định 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 06 tháng 06 năm 2018, quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
(12) Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017, quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
(13) Nghị định 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019, hướng dẫn Luật giáo dục nghề nghiệp;
(14) Nghị định 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016, quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
(15) Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018, sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
(16) Thông tư số 34/2013/TT-BCT ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công thương công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
(17) Các văn bản pháp lý có liên quan khác.
Ý KIẾN TƯ VẤN
Dựa trên yêu cầu của Quý khách hàng cùng với các văn bản pháp luật liên quan được tra cứu, chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Về điều kiện đầu tư, kinh doanh
Hoạt động ân phối hàng hóa
Hoạt động phân phối (nhập khẩu, phân phối bán buôn, bán lẻ) các sản phẩm làm đẹp như mỹ phẩm, dầu gội, ghế ngồi gội đầu, dụng cụ thiết bị làm đẹp đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, đã được Việt Nam cam kết mở cửa thị trường, nhà đầu tư Nhật Bản được phép thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài cụ thể:
Theo cam kết WTO của Việt Nam dịch vụ phân phối bán buôn CPC 622, 61111, 6113, 612 dịch vụ phân phối bán lẻ CPC 631, 632 hiện không có hạn chế nào cho nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo quy định nghị định 09/2018/NĐ-CP khái niệm về nhập khẩu, phân phối bán buôn, Phân phối bán lẻ được hiểu như sau:
– Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
– Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại. Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối.
– Bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ.
– Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.
Theo quy định Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì hoạt động thực hiện quyền nhập khẩu, phân phối bán buôn các sản phẩm không bắt buộc phải xin Giấy phép kinh doanh, hoạt động phân phối bán lẻ phải thực hiện xin giấy phép kinh doanh bán lẻ theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
Như vậy, nhà đầu tư được phép đầu tư và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phân phối bán buôn và bán lẻ, riêng dịch vụ bán lẻ nhà đầu tư phải thực hiện cấp giấy phép kinh doanh trước khi được phép hoạt động.
Thành lập và hoạt động trung tâm đào tạo ngoại ngữ
a) Quy định chung
Đối với lĩnh vực đào tạo Ngoại ngữ Theo Biểu cam kết WTO của Việt Nam, đối với dịch vụ giáo dục khác (CPC 929) Việt Nam đã cho phép thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài và không hạn chế nào đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Đào tạo ngoại ngữ là hoạt động có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, sau khi đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục Cấp giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ theo quy định tại nghị định 86/2018/NĐ-CP.
b) Quy định điều kiện chi tiết thành lập trung tâm ngoại ngữ
– Tên của trung tâm:
+ Tên của trung tâm phải được sắp xếp theo trật tự sau: Trung tâm giáo dục/đào tạo, chuyên ngành chính, tên riêng.
* Lưu ý: Tên trung tâm không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký hoặc tên doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; Tên trung tâm không sử dụng từ và ký hiệu vi phạm truyền thống, lịch sử, văn hóa, đạo đức và phong tục tập quán của Việt Nam.
– Học viên: Học viên học tại trung tâm có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam
– Vốn điều lệ:
+ Trường hợp có xây dựng trụ sở: Vốn điều lệ tối thiểu là 20 triệu VNĐ/học viên (Không bao gồm chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian tại thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất.
+ Trường hợp thuê trụ sở: Vốn điều lệ bằng 70% vốn điều lệ tối thiểu 20 triệu VNĐ/ học viên (Không bao gồm chi phí sử dụng đất).
– Cơ sở vật chất, thiết bị:
+ Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy;
+ Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy đảm bảo ở mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/học viên/ca học;
+ Có văn phòng của Ban Giám đốc, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức năng khác;
+ Có thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác đào tạo và quản lý.
– Chương trình giáo dục:
+ Có thể giảng dạy:
+ Chương trình giáo dục Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ ngắn hạn của nước ngoài.
* Lưu ý: Chương trình giáo dục phải thể hiện mục tiêu giáo dục không xâm hại đến an toàn quốc gia và lợi ích công cộng, không truyền bá tôn giáo, không xuyên tạc lịch sử, không ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa, đạo đức, phong tục tập quán của Việt Nam.
– Đội ngũ giáo viên:
+ Giáo viên phải có bằng cao đẳng ngoại ngữ hoặc tương đương.
+ Tỉ lệ học viên trên một giáo viên là 25 học viên/giáo viên.
Thành lập và hoạt động của trung tâm dạy nghề làm đẹp (làm tóc, gội đầu…..)
Quy định chung
– Theo Biểu cam kết WTO của Việt Nam, đối với dịch vụ giáo dục bậc cao (CPC 923) Việt Nam đã cho phép thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
– Theo quy định nghị định Nghị định 15/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục nghề nghiệp thì đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, sau khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải thực hiện xin Quyết định cho phép thành lập trung tâm đào tạo nghề, và xin Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
b) Điều kiện thành lập và cấp phép hoạt động trung tâm dạy nghề làm đẹp
– Có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam;
– Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư).
– Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
– Vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau: Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 (năm) tỷ đồng;
– Chương trình đào tạo:
+ Chương trình đào tạo dự kiến phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật giáo dục nghề nghiệp; không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo của Việt Nam; chương trình đào tạo của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định;
+ Các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Có dự kiến cụ thể về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và Nghị định 15/2019/NĐ-CP.
– Đội ngũ nhà giáo: Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo. Trường hợp, giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Bước 3: Hoàn thiện thủ tục đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Xin cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ;
Xin cấp Giấy phép hoạt động trung tâm Ngoại Ngữ;
Xin Quyết định cho phép thành lập trung tâm đào tạo nghề;
Xin cấp Giấy phép hoạt động trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
DỊCH VỤ PHÁP LÝ CUNG CẤP
Phạm vi công việc
Tư vấn các quy định pháp luật và các vấn đề pháp lý có liên quan đến thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư đầu tư nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực: Hoạt động phân phối (nhập khẩu, phân phối bán buôn, bán lẻ) các sản phẩm làm đẹp như mỹ phẩm, dầu gội, ghế ngồi gội đầu, dụng cụ thiết bị làm đẹp; trung tâm đào tạo ngoại ngữ; trung tâm dạy nghề làm đẹp (làm tóc, gội đầu…..); quy định và điều kiện thực hiện các thủ tục tại mục 3.2.
– Soạn thảo hồ sơ xin thực hiện các thủ tục tại mục 3.2;
– Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục tại mục 3.2;
– Đại diện Quý khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện trình tự thủ tục nói trên.
Tài liệu Quý khách hàng cần cung cấp
a) Hồ sơ đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp
Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của nhà đầu tư cá nhân; Giấy phép thành lập đối với nhà đầu tư là tổ chức;
Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật, người đại diện quản lý phần vốn góp của nhà đầu tư là tổ chức;
Bản dịch thuật công chứng có đính kèm bản sao chứng thực bản hợp pháp hóa lãnh sự Báo cáo tài chính có kiểm toán 2 năm gần nhất của Nhà đầu tư là tổ chức/Sao kê tài khoản Ngân hàng của Nhà đầu tư để chứng minh năng lực tài chính đối với nhà đầu tư là cá nhân;
Bản sao chứng thực Bản sao hợp đồng thuê địa điểm hoặc thỏa thuận nguyên tắc hợp đồng thuê địa điểm để thực hiện dự án. Kèm theo tài liệu này là bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bên cho thuê địa điểm là tổ chức (có ngành nghề kinh doanh bất động sản); bản sao chứng thực Giấy phép xây dựng; bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với địa điểm thuê là nhà); Bản vẽ mặt bằng cho thuê;
– Danh sách thành viên dự định góp vốn, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
– Các giấy tờ, tài liệu khác theo quy định.
b) Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kết quả bước 1, 2);
– Tài liệu chứng minh không còn nợ thuế;
– Báo cáo tài chính có kiểm toán năm gần nhất (đối với doanh nghiệp đã thành lập từ 1 năm trở lên) hoặc tài liệu xác nhận hoàn thành nghĩa vụ góp vốn (đối với doanh nghiệp thành lập dưới 1 năm).
c) Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục trung tâm ngoại ngữ
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài (kết quả bước 1 và 2);
– Xác nhận tài khoản ngân hàng chứng minh nhà đầu tư đã góp đủ vốn;
– Chương trình, kế hoạch, tài liệu dạy học;
– Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng;
– Danh mục trang thiết bị vật chất của trung tâm;
– Phương án phòng cháy chữa cháy của trung tâm;
– Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy;
– Hợp đồng thuê địa điểm, giấy tờ pháp lý liên quan đến địa điểm thuê và các giấy tờ chứng minh tư cách của bên cho thuê địa điểm;
– Danh sách nhân sự và hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Chức vụ |
Người Việt Nam |
Người nước ngoài |
Giám đốc trung tâm, phó giám đốc trung tâm |
|
|
Giáo viên
|
|
|
Nhân viên kế toán |
|
|
Nhân viên hành chính |
|
|
Nhân viên hành chính |
|
|
d) Hồ sơ thành lập và đăng ký hoạt động , trung tâm giáo dục nghề nghiệp
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Đề án thành lập;
– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận cho thuê đất của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ;
– Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định;
– Các Giấy tờ khác chứng minh đáp ứng các điều kiện quy định.
* Lưu ý:
– Bằng cấp nếu được cấp ở nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng sang tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Các giấy tờ giấy tờ pháp lý liên quan đến địa điểm thuê và các giấy tờ chứng minh tư cách của bên cho thuê địa điểm sẽ được chúng tôi hướng dẫn khi nhà đầu tư xác định được địa điểm thuê cụ thể.
– Các Giấy tờ khác chứng minh đáp ứng các điều kiện quy định, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết sau khi Quý Khách quyết định sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi.
Thời gian và phí dịch vụ thực hiện dịch vụ pháp lý
STT |
Công việc |
Kết quả |
Phí dịch vụ |
Thời gian soạn thảo |
Thời gian thực hiện |
1 |
Đại diện Khách hàng đăng ký đầu tư. |
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. |
Liên hệ |
03 ngày làm việc |
15 ngày làm việc |
2 |
Đại diện Khách hàng đăng ký thành lập doanh nghiệp |
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. |
05 ngày làm việc |
||
3 |
Đại diện Khách hàng xin cấp Giấy phép kinh doanh (bán lẻ). |
Giấy phép kinh doanh (bán lẻ). |
Liên hệ |
03 ngày làm việc |
28 ngày làm việc |
4 |
Đại diện Khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục Trung tâm ngoại ngữ |
Quyết định cho phép hoạt động giáo dục và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép. |
Liên hệ |
05 ngày làm việc |
35 ngày làm việc |
5 |
Đại diện Khách hàng thực hiện thủ tục xin Quyết định cho phép thành lập trung tâm đào tạo nghề. |
Quyết định cho phép thành lập trung tâm đào tạo nghề. |
Liên hệ |
05 ngày làm việc |
35 ngày làm việc |
6 |
Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp |
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. |
Liên hệ |
05 ngày làm việc |
20 ngày làm việc |
• Lộ trình thanh toán:
– Thanh toán Lần 1: 60% phí dịch vụ ngay sau khi ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý cho những công việc nêu trên;
– Thanh toán Lần 2: 40% phí dịch vụ ngay sau khi hoàn thành toàn bộ công việc;
• Lưu ý:
– Thời gian trên không bao gồm thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ (Nếu có) theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Trong điều kiện tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hồ sơ có thể phải xử lý qua dịch vụ hành chính công nên thời gian xử lý có thể bị kéo dài hơn;
– Phí dịch vụ nêu trên chưa bao gồm thuế VAT; Phí dịch thuật, công chứng (nếu có);
– Phí dịch vụ có thể thay đổi theo yêu cầu của Khách hàng (nếu có).
Trên đây là tư vấn sơ bộ và đề xuất dịch vụ của chúng tôi liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý khách hàng để Quý khách hàng xem xét và quyết định. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Công ty luật để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!