Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa như hiện nay, các Nhà đầu tư không chỉ kinh doanh, đầu tư trong quốc gia mình, mà còn đầu tư tại nhiều quốc gia khác. Và những năm vừa qua, Việt Nam trở thành điểm đến thu hút rất nhiều Nhà đầu tư nước ngoài. Khi đầu tư vào Việt Nam, Nhà đầu tư thường hoạt động dưới hình thức một công ty. Vậy, Nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện thủ tục gì để thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam? Luật Trần và Liên danh trân trọng gửi đến quý khách hàng bài viết thành lập công ty nước ngoài tại Hải Dương.
Nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam kinh doanh có những hình thức đầu tư nào?
Khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc đầu tư vào một đất nước, quốc gia thì cần phải nghiên cứu xem quy định pháp luật của nước đó ghi nhận và cho phép nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư dước các cách thức như nào hay còn gọi là có hình thức đầu tư như nào để có thể vào đất nước đó thực hiện hoạt động đầu tư. Luật Đầu tư của Việt Nam có ghi nhận cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo các hình thức như sau:
– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
– Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
– Thực hiện dự án đầu tư.
– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
– Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Vậy thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thuộc hình thức đầu tư nào trong các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài ? Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài chính là hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế trong các hình thức đầu tư trên. Nghĩa là ngoài việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài ra thì nhà đầu tư nước ngoài còn có các hình thức đầu tư khác để lựa chọn như đã nêu ở trên. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ phân tích hình thức đầu tư là hình thức thành lập tổ chức kinh tế khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam, Dịch vụ thành lập công ty.
Quy trình thủ tục đăng ký thành lập công ty nước ngoài tại Hải Dương
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi dự án đáp ứng các điều kiện sau:
- Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư và điều ước quốc tế về đầu tư;
- Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư được xác định trên cơ sở bản sao hợp lệ giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc bản sao hợp lệ thỏa thuận thuê địa điểm hoặc văn bản, tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Dự án đầu tư phù hợp với các quy hoạch theo quy định tại khoản 7 Điều 31 Nghị định này;
- Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua (nếu có), số lượng lao động sử dụng (nếu có);
- Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ thành lập công ty nước ngoài xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập công ty
- Giấy ủy quyền
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Bản sao công chứng giấy tờ cá nhân người đại diện pháp luật
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố.
Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 5-8 ngày làm việc
Bước 3: Xin cấp Giấy phép kinh doanh đối với kinh doanh một số ngành nghề có điều kiện
Theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
- Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.
- Nhà đầu tư không phải Cấp Giấy phép kinh doanh cho hoạt động Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, bán buôn hàng hóa (không thuộc các loại hàng hóa: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí).
- Nhà đầu tư thực hiện Cấp Giấy phép kinh doanh khi thực hiện hoạt động bán lẻ hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ hàng hóa.
Dịch vụ tư vấn của Luật Trần Và Liên Danh
Tư vấn qua tổng đài:
Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Luật Trần và Liên Danh làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.
Cách kết nối tổng đài:
Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài
Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn, khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào
Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;
Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan
Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)
Thời gian làm việc của tổng đài Luật Trần và Liên Danh:
Thời gian làm việc của Tổng đài Luật Trần và Liên Danh như sau:
Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần
Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 01h chiều đến 9h tối
Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành.
Hướng dẫn tư vấn luật tổng đài:
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi qua Hotline của chúng tôi để nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư trên tất cả các lĩnh vực, thủ tục thành lập công ty.
Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Luật Trần và Liên Danh sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.
Tư vấn qua email:
Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Luật Trần và Liên Danh bạn sẽ được:
Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!
Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.
Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải.
Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!
Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!
Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!
Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng:
Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!
Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!
Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn:
Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!
Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu:
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.
Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Luật Trần và Liên Danh mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.
Luật Trần và Liên Danh sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:
Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi: (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).
Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!
Câu hỏi thường gặp về thành lập công ty nước ngoài tại Hải Dương
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi muốn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:
Các hình thức nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam?
- Thành lập công ty tại Việt Nam với 100% vốn nước ngoài.
- Cùng góp vốn để thành lập công ty liên doanh với nhà đầu tư Việt Nam.
- Mua cổ phần vốn góp của công ty Việt Nam.
- Thực hiện đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.
Thành lập công ty nước ngoài tại Hải Dương theo cách nào nhanh nhất?
Hai cách thức thành lập công ty vốn nước ngoài, thì thủ tục đăng ký cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, nhận chuyển nhượng vốn, cổ phần trong công ty Việt Nam để chuyển đổi thành công ty vốn nước ngoài là phương thức triển khai nhanh và dễ dàng nhất. Thủ tục nên thực hiện theo trình tự:
- Bước 1: Thành lập công ty Việt Nam;
- Bước 2: Chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài;
- Bước 3: Xin giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa và các giấy phép điều kiện kinh doanh khác nếu ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Phương thức này chỉ là nhận định khách quan cho thủ tục thành lập công ty nước ngoài chung, bởi nhiều công ty nước ngoài triển khai sản xuất, gia công hoặc dự kiến vay vốn nước ngoài trong quá trình kinh doanh nên cần Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để hoạt động. Khi đó lựa chọn thực hiện thành lập công ty nước ngoài mới gắn với việc xin cấp GCN đăng ký đầu tư sẽ là bắt buộc. Chúng tôi căn cứ theo nhu cầu thực tế của khách hàng để đưa ra hướng triển khai nhanh và tốt nhất.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được ưu đãi đầu tư không?
Có, nhưng công ty có vốn nước ngoài cũng chỉ được hưởng những ưu đãi đầu tư như các doanh nghiệp tại Việt Nam mà thôi.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải đóng các loại thuế nào?
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ phải đóng các loại thuế giống như công ty Việt Nam là: thuế VAT, thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu thập doanh nghiệp. Đối với người lao động nước ngoài thuế thu nhập cá nhân được tính theo thu nhập toàn cầu.
Thành lập công ty vốn nước ngoài phải gắn với xin cấp GCN đầu tư khi nào?
Luật đầu tư 2020 ghi nhận hai cách thức thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: Đăng ký thành lập công ty vốn nước ngoài theo Điều 22 và Đăng ký cho người nước ngoài góp vốn, mua cổ phần theo Điều 24. Theo đó khi thực hiện việc đăng ký thành lập công ty vốn nước ngoài mới sẽ phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ưu điểm khi thành lập công ty nước ngoài tại Hải Dương so với công ty cổ phần?
Kinh nghiệm tư vấn thành lập công ty nước ngoài Luật sư của Luật Trần và Liên danh thấy rằng loại hình công ty TNHH sẽ phù hợp hơn với nhà đầu tư nước ngoài, bởi:
- Công ty cổ phần luôn được mọi người quan niệm rằng khả năng huy động vốn nhanh theo Luật doanh nghiệp 2020 tuy nhiên đối với nhà đầu tư nước ngoài thì ưu điểm này hầu như không có giá trị bởi: Phương thức huy động vốn chủ yếu của công ty vốn nước ngoài đặc biệt là công ty có chủ sở hữu là pháp nhân nước ngoài thường sử dụng là đăng ký khoản vay ngắn hạn, khoản vay trung và dài hạn nước ngoài từ công ty mẹ. Đối với nguồn vốn vay này được Ngân hàng nhà nước xem xét chấp thuận dựa trên số vốn huy động quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do đó việc công ty vốn nước ngoài hoạt động theo mô hình công ty cổ phần hay công ty TNHH về bản chất là như nhau, không có sự khác biệt, cách thành lập công ty.
- Công ty cổ phần khi có chuyển nhượng cổ phần không phải thông báo với phòng ĐKKD. Tuy nhiên quy định này chỉ áp dụng cho việc chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư trong nước. Khi chuyển nhượng cổ phần có yếu tố nước ngoài thì đều phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng ĐKKD, đồng thời điều chỉnh tỷ lệ vốn góp trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Như vậy dù hoạt động theo mô hình công ty cổ phần hay công ty TNHH thì việc chuyển nhượng vốn của người nước ngoài vẫn phải đăng ký như nhau.
- Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam đều phải chuyển tiền thông qua tài khoản vốn đầu tư do công ty lập ra, do đó thành lập công ty TNHH hay thành lập công ty cổ phần thì họ đều phải góp đủ vốn điều lệ trong vòng 90 ngày theo phương thức chuyển khoản. Trường hợp thời hạn góp đủ vốn dài hơn 90 ngày thì nội dung này phải được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Như vậy loại hình doanh nghiệp cũng không tạo ưu thế về thời hạn góp vốn và phương thức góp vốn.
- Khi chuyển nhượng cổ phần sẽ bị tính thuế 0,1% (Xem: Cách tính thuế từ chuyển nhượng cổ phần), nhưng chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH mà ngang giá thì không mất thuế.
- Mô hình kinh doanh phổ biến của các pháp nhân nước ngoài đặc biệt là Hàn Quốc là công ty gia đình, nên bản thân các pháp nhân nước ngoài đa phần đăng ký theo loại hình công ty TNHH (Co.,Ltd). Pháp luật các nước có sự tương đồng nên lựa chọn thành lập công ty TNHH tại Việt Nam cũng giúp ích cho nhà đầu tư dễ quản lý và điều hành kinh doanh.
- Mô hình công ty TNHH có sự bền chặt hơn trong việc ràng buộc các nhà đầu tư với nhau. Đây là điểm cộng nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên nhất bởi họ sang Việt Nam đầu tư kinh doanh không muốn xảy ra tranh chấp, biến động nên cần kiểm soát được việc tự do chuyển nhượng vốn của người góp vốn cùng.
Quan điểm của Luật sư của Luật Trần và Liên danh là áp dụng chung cho các công ty nước ngoài nói chung, tất nhiên một số mô hình kinh doanh cụ thể, một số phương thức kinh doanh cụ thể mà nhà đầu tư mong muốn sẽ phù hợp hơn nếu thành lập công ty cổ phần. Và về mặt thủ tục thành lập công ty nước ngoài thì việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp không ảnh hưởng đến thời gian và tài liệu cần cung cấp khi triển khai. Nhà đầu tư có yêu cầu tư vấn rõ hơn cách lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty nước ngoài hãy liên hệ Luật sư của Luật Trần và Liên danh ngay hôm nay để được trợ giúp.
Trên đây là bài viết tư vấn về thành lập công ty nước ngoài tại Hải Dương của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo Hotline Công ty luật để được tư vấn miễn phí.